Sĩ Đời Không Được, Bị Đời Bán Sỉ.


Người đăng: tiemtaphoa


  • Có chuyện gì mà náo loạn ồn ào quá vậy?

Đang lúc tình hình căng thẳng thì có người đi ra từ trong hội trường, lớn
giọng hô to.

Mọi người xoay lại nhìn thì thấy một chàng trai cao ráo, khỏe mạnh, khuôn mặt
tỏ rõ sự khó chịu.

Khi liếc sang Đinh Xuân Tuyết thì mắng mỏ:


  • Có mỗi chuyện vặt cũng không biết làm. Ngu như heo! Thật không biết vì sao
    tao lại có đứa em gái như mày.

Nói xong, cũng không thèm để ý đến em gái ruột của mình khóc nức nở mà đi tới
chỗ Hoa Đào giở giọng quát mắng.

Nhưng hắn chưa kịp mở miệng thì kẻ gây rối kia đã cười giận trách móc:


  • Sơn! Cậu mở tiệc, bạn bè đến chúc mừng mà đối đãi như vậy đấy hả?

Đinh Xuất Sơn nghe vậy thì hơi sững sờ, khi nhìn rõ mặt mũi của đối phương thì
lập tức lộ rõ vẻ nịnh nọt:


  • Hóa ra là Duệ, cậu đến đây sao không nói trước để mình ra đón.


  • Làm sao dám! Mình mới tới đã bị chặn ngoài cửa rồi cơ mà.


Gã thanh niên tên là Duệ không nhún nhường chút nào mà vênh mặt trách tội.
Trái lại Đinh Xuất Sơn tỏ ra khúm núm nhận lỗi:


  • Có chuyện này sao? Thật xin lỗi. Cậu đừng chấp nhặt. Cái bọn nông dân này
    kém hiểu biết nên làm xằng làm bậy ấy mà.

Nói xong còn hùng hổ, tức giận ra lệnh cho Hoa Đào:


  • Mau xin lỗi anh đây mau! Đúng là cái kiến thức kém, nhìn thấy cậu chủ họ
    Dương khí chất cao quý như vậy còn không biết đường cầu xin sao?


  • Khí chất? Là của người giàu sổi? Hay của dân chơi nửa mùa?


Hoa Đào bình thường rất dễ chịu nhưng trong lòng anh có sự cao ngạo rất lớn.
Vừa nghe Xuất Sơn nói như vậy liền cười mỉa phản bác.


  • Nói bậy nói bạ! Biết đây là ai không? cậu chủ nhà họ Dương, Dương Văn Duệ.
    Phó giám đốc công ti Hoàn Hảo có giá trị khổng lồ ở Mĩ. Nước Mĩ đấy, có biết
    không, là đất nước văn minh và tốt đẹp nhất thế giới đấy. Không phải cái loại
    dân nghèo Việt Nam như mày gây chuyện được.

Nghe Xuất Sơn nói rõ, những người xung quanh ồ lên kinh ngạc còn bản thân
Dương Văn Duệ thì hài lòng cười híp mắt hưởng thụ ánh mắt kính nể và kinh ngạc
của mọi người.

Trên thực tế, Hoàn Hảo chỉ là một công ti cỡ vừa ở Mĩ. Bản thân Dương Văn Duệ
cũng chỉ có một chức vị hữu danh vô thực thôi. Nhưng vì bản tính thích khoe
khoang nên hắn ta bỏ tiền mua một chiếc đồng hồ cực đắt rồi chuyên mặc đồ như
giẻ rách, chạy khắp nơi chờ có cơ hội chạy ra khoe khoang rồi khinh bỉ đối
phương mắt mù, hám giàu... Mỗi lần dùng danh tiếng công ti của Mĩ để hù dọa
luôn khiến đối phương sợ hãi làm cho Dương Văn Duệ cực kì thỏa mãn nên càng
ngày càng thích gây chuyện như vậy.

Nhưng lần này hắn đã chọn nhầm người, một kẻ chẳng thèm để ý đối phương là Mĩ
hay I-rắc.


  • Vậy thì sao? Là con nhà giàu thì không phải người à? Có tiền sao không mua
    một bộ quần áo đàng hoàng mà mặc, lại cứ thích đeo giẻ rách trên người đi dọa
    người khác lá sao? Khiêm tốn? Cần Kiệm? Cho xin cái, đấy là bị thần kinh.
    Người ta nhà giàu khiêm tốn vẫn ăn mặc lịch sự, ra đường cười nói thân thiện.
    Có ai chổng lỗ mũi lên trời như kẻ giàu sổi này không?

Bị Hoa Đào mắng như vậy, Dương Văn Duệ tức đến nổ mũi. Hắn rống lên như phát
điên:


  • Mày chờ đó, tao gọi cảnh sát tới để nhìn tao đánh mà này.

Nói đoạn, hắn tức rồi xoay người đi gọi điện, đoán chừng là gọi người quen
trong đồn công an.

Những người xung quanh nghe vậy thì xôn xao bàn tán:


  • Chết chửa! Người ta gọi người đến hay sao kìa.


  • Trông lớn lối như vậy chắc không phải dạng vừa đâu.


  • Nhưng sao tôi cảm thấy tên đó ỷ thế hiếp người vậy?


  • Thì là ỷ thế chứ gì nữa. Nếu là người bình thường có ai vô lí tới gọi cảnh
    sát tới xem đình đánh người không?


  • ...


  • Hừ! Mày gây ra họa rồi...


  • Không liên quan đến anh! Tôi thật sự không hiểu anh ăn cơm của ai mà lại
    trung thành với một tên bị bệnh thần kinh như thế.


Xuất Sơn muốn ỷ thế răn dạy Hoa Đào vài câu để lập công trước mặt Dương Văn
Duệ nhưng Hoa Đào cắt đứt và nói xoáy lại.


  • Mày... mày thì biết cái gì. Đó là công ti của Mĩ đấy. Một thằng dân quê như
    mày làm sao biết được sự vĩ đại của Hoa Kì...


  • Rồi rồi! Hòa Kì tốt, Hoa Kì vĩ đại. Vậy anh dọn nhà qua đó ở luôn đi. Nói
    hoài điếc cả tai.


Hoa Đào thật sự ngứa lỗ tai nên quay người rời đi. Anh không phủ nhận nước Mĩ
có rất nhiều thành tựu và điểm xuất sắc nhưng tôn sùng thái quá như Xuất Sơn
quả thực đáng ghét.

Hoa Đào dẫn Xuân Tuyết vào trong thì gặp cô chủ nhà hớt hải chạy ra. Chuyện
gây quá nhiều ồn ào nên dù ở sâu trong bếp vẫn nghe được phong thanh.


  • Có chuyện gì vậy? Xuân Tuyết, sao con lại khóc.

Hoa Đào liền kể rõ đầu đuôi sự việc. Khi nghe đến cảnh con trai mình mắng chửi
em gái, nịnh nọt người ngoài liền tỏ ra buồn bã, hối hận:


  • Nó thay đổi rồi! Biết thế ngày trước...

Nói đến nửa chừng, bà chủ nhà thở dài lắc đầu. Mặc dù biết con mình đã thay
đổi nhưng không ngờ lại thay đổi nhiều đến như vậy.

Tiếp đó mười phút, bữa tiệc bắt đầu nhưng không khí căng thẳng và ít náo nhiệt
đi rất nhiều. Mọi người đều tập trung vào chiếc bàn ở giữa hội trường, nơi đó
Xuất Sơn đang liên tục mời rượu, nịnh nọt gã Dương Văn Duệ. Còn Dương Văn Duệ
vẫn vênh mặt lên trời như trước, coi việc người khác phục vụ mình là chuyện
đương nhiên.

Chẳng qua một số người khách lại bàn ra tán vào:


  • Chàng trai kia là chủ bữa tiệc mà sao lại giống người phục vụ vậy nhỉ?


  • Thì nịnh nọt mà! Thời nay muốn sự nghiệp tiến triển đương nhiên phải nịnh
    nọt người quyền thế rồi.


  • ...


" Dương Văn Duệ: 19 tuổi. Ăn không ngồi rồi, côn trùng hút máu của xã hội.
Thuế: 1 tỉ đồng, lao động công ích: 200 điểm. Có điều kiện gia đình rất tốt
nhưng không muốn làm việc mà quyết tâm ăn chơi đến cùng.

Ham muốn cuộc sống hưởng lạc, sa đọa của dân chơi nhưng vì không được cung cấp
quá nhiều tiền tiêu vặt nên cố ý "giả nghèo", ra vẻ thanh cao, khiêm tốn.
Thường xuyên kiếm cớ gây chuyện với nhân viên lễ tân, tiếp khách, bưng bê...
để thể hiện địa vị ưu việt của bản thân, khiến vô số người làm mất việc, không
có cơm ăn... Thuế: 1 tỉ đồng, tuổi thọ: giảm nửa năm, cả đời thất bại, không
bao giờ thành công."

Hoa Đào vừa nghe phân tích của mọi người, vừa nhìn thông tin trong sổ tay mà
thầm cười không ngớt.

Cách làm của Dương Văn Duệ dễ khiến người khác hiểu lầm hắn có địa vị rất lớn
nên thông thường người ta sẽ nhịn đi cho bớt chuyện. Và hậu quả đương nhiên do
những nhân viên tầng chót bị hắn gây chuyện thành đối tượng hi sinh. Chớ xem
thường một công việc đón khách, lễ tân... vì nó đại diện cho cơm áo của một
người, một gia đình. Dương Văn Duệ khiến rất nhiều người thiếu cơm, thiếu áo
nên bị chịu thuế nặng là chuyện đương nhiên.


  • Nếu không phải có sổ tay thu thuế thì mình cũng không biết được, trò giả
    nghèo này lại gây nhiều hậu quả đến vậy.

Đang lúc Hoa Đào cảm thán thì chợt có tiếng còi xe cảnh sát vang lên. Sau đó
một vài anh công an xuống xe và hỏi:


  • Công an thành phố đây? ai mới báo án?

Mọi người quay sang nhìn Dương Văn Duệ, không ai quên những lời lúc nãy hắn
nói.


  • Là tôi!

Dương Văn Duệ bình tĩnh đứng dậy, tiến tới tố cáo:


  • Tôi là Dương Văn Duệ, một doanh nhân người Mĩ gốc Việt đến để khảo sát đầu
    tư. Tuy nhiên, khi tôi đến dự tiệc thì có người ngăn cản, ác ý đe dọa và buông
    lời phỉ báng. Tôi đề nghị các anh mời về đồn để điều tra.

Nói xong, hắn đi tới chỗ hai anh công an, cố ý để lộ ra chiếc đồng hồ và nói:


  • Mong rằng các anh sẽ làm việc công chính, bình đẳng với người nước ngoài.

Hai anh cảnh sát tuy không biết chính xác nhưng vẫn biết đồng hồ mà Dương Văn
Duệ đeo có giá không ít tiền, hơn nữa trước khi đi cũng có người dặn dò nên
gật đầu:


  • Được rồi!

Hai anh công an thầm nghĩ đối phương có lẽ rất có tiền nên nếu có thể thì hơi
thiên vị một chút cũng được.

Chẳng qua khi nhìn thấy mặt của Hoa Đào thì hai anh công an ngay lập tức dừng
bước.

Anh công an A:


  • Hình như đây là vị thầy bói cao tay ấn ở chùa Hằng Hà?

Anh công an B:


  • Chính là cậu ta. Làm thế nào bây giờ?

Sau đó hai người bốn mắt nhìn nhau rồi đồng loạt xoay người lên xe.


  • Này! Khoan đã! Các anh chưa bắt người. - Dương Văn Duệ hô.


  • Nghe tổng đài nói phía khu số 3 có vụ cướp giật lớn đúng không?


  • Ừ! Nghe nói một bà già tám mươi tuổi trộm viên kẹo của đứa nhóc ba tuổi,
    sau đó bị chị của đứa bé đã tám tuổi chặn lại đòi bồi thường năm trăm đồng thì
    phải.


  • Vậy thì đi thôi!


Hai anh công an không đáp lời lại mà vội vàng lái xe đi thẳng một mạch. Giống
như có một vụ án kinh thiên động địa đang chờ giải quyết.

Dương Văn Diệu nhìn chiếc xe rời đi, cảm giác trên mặt giống như bị tát 10 cái
thật mạnh vào mặt.


  • sĩ đời không được lại bị đời bán sỉ.

Hoa Đào khinh thường cười cợt, khiến cho khuôn mặt nóng rát của Dương Văn Duệ
đỏ bừng như lửa thiêu. Hắn rống lên một tiếng rồi cắm đầu đi thẳng. Nhưng xui
xẻo thay, vì đi không nhìn đường nên bị lọt xuống ống cống. Lần này thì Dương
Văn Duệ không cần cố ý thể hiện cũng bị vô số người khinh bỉ, nhốn nháo tránh
xa.


  • Tao sẽ trở lại! - Một giọng nói đầy bi phẫn vang vọng trên phố.

Cùng lúc đó, ở tập đoàn AHQ. Nguyễn Cao Nguyên đã làm xong đơn từ chức, chuyển
hết tài sản sang tên con gái. Trước mặt ông ta có rất nhiều người khuyên can
đủ điều:


  • Ông Nguyễn, sao lại đột ngột muốn ra đi như vậy? Chẳng lẽ có công ti khác
    bỏ giá cao mời ông?


  • Đúng vậy! Chúng ta làm cùng bấy lâu nay, mọi người đều đã quen biết lẫn
    nhau rồi, sao ông lại đột ngột muốn đi.


Ông nguyên trầm mặc một lúc rồi nói:


  • Tôi sắp chết rồi!

Chỉ bốn chữ ngắn gọn nhưng lại khiến cho tất cả mọi người im lặng, sững sờ.

Mỉm cười chúc đồng nghiệp vài câu, ông Nguyên đi ra khỏi trụ sở tập đoàn,
ngước nhìn lên bầu trời và nói:


  • Ông trời! Tôi đã chuẩn bị xong, hãy thẩm phán tôi đi!

Vừa nói, khóe mắt của ông lại tràn ra nước mắt. Không phải khóc vì sợ chết, mà
vì lo lắng đứa con gái không nghề không nghiệp, chưa rành sự đời phải sống
tiếp thế nào giữa thế giới đầy rẫy nguy hiểm.


  • Xin chào! Vị phật tử này. Không biết ông có muốn nghe lời khuyên của tôi
    hay không?

Đột nhiên, một giọng nói già dặn, tang thương vang lên bên tai làm ông tỉnh
người. Ông quay lại thì bắt gặp một nhà sư lớn tuổi, trên người mặc bộ pháp
bào mòn sắp rách, tay chân có phần thô kệch. Nhìn qua giống một nhà tu khổ
hạnh.


  • Dám hỏi sư thầy có gì dạy dỗ:


  • Dạy dỗ thì không dám. Tôi chỉ muốn nói với ngài, ông trời không tuyệt đường
    người, luôn luôn có một đường để sống sót.


  • Xin hỏi! Con đường của tôi ở đâu? - Nguyễn Cao Nguyên nghe được ẩn ý nên
    hết sức hồi hội chờ đợi.


  • Từ nơi nào ngài biết mình hết đường, từ nơi đó ngài có thể tìm ra con đường
    mới. Xin chào!


Sư thầy nói xong rồi rời đi ngay. Dáng đi nhìn có vẻ chậm chạp nhưng chỉ sau
vài giây đã mất tích giữa dòng đường đông nghịt.


  • Trời không tuyệt đường người! Trời không tuyệt đường người!


Thu Thuế Toàn Thế Giới - Chương #14