Lê Văn Hưng Và Trần Văn Kỷ Mời Đọc


- Ai có thể nói cho trẫm biết chuyện về Lê Văn Hưng rốt cuộc là sao, tại sao
lại có chuyện Đại Tướng của Trẫm làm phản được

Hắn làm mặt nghiêm của trẻ con nói lớn nhằm xoay chuyển đề tài, các đại thần
nhìn bộ mặt non choẹt giả bộ nghiêm trang của hắn trông quá khôi hài nhưng
chẳng ai dám cười hắn, chỉ là vị hoàng đế này có phải lúc bệnh uống nhầm thuốc
hay không, người là do hắn ra lệnh bắt, tội cũng là do hắn khép, bây giờ lại
làm mặt dày ra hỏi chuyện gì.

Nghĩ, nghĩ vậy nhưng cũng có một số vị quan thật thà đứng ra giải đáp. Có một
ít người nhạy bén nhìn ra vị hoàng đế nhỏ tuổi này hành động bình tĩnh khác
lạ, cũng muốn xem tuột cùng hắn muốn làm gì nên cũng thuận nước đẩy thuyền đưa
ra cái nhìn của riêng mình, đương nhiên tích cực nhất vẫn là quan viên hệ phái
Bắc Hà. Cuối cùng Quang Toản tự mình chắp vá suy đoán cũng ra được đại khái
nguyên nhân chủ quan là như vậy.

Số là! vị tướng Lê Văn Hưng này của chúng ta là thượng thư bộ binh đương
triều, lúc đó đánh thắng trận ở thành Phú Yên, giao thành cho Nguyễn Quang Huy
giữ rồi đem quân về Phú Xuân, Thái sư Tuyên bắt tội Hưng là không hỏi ý kiến
trước đã tự ý giao chức vụ cho Huy, nói Hưng có ý muốn làm phản, tâu lên phải
chém đầu răn chúng. Có tổng đốc Ngô Văn Sở cũng lên tiếng ngăn cản nhưng không
xong.

Quang Toản chú ý đến tin tức thú vị này, Ngô Văn Sở chẳng phải là con rể của
Bùi Đắc Tuyên sao, tính ra thuộc phe phái chung lợi ích chính trị với nhau?
Sao lại đứng ra ngăn cản lão, thật khó hiểu.

Đến khi quan Phụ Chính Trần Văn Kỷ can thiệp làm cho tình hình bắt đầu rối
lên, Bùi Đắc Tuyên tâu lên Trần Văn Kỷ và Lê Văn Hưng cùng một phe, bao che
cho nhau trong ứng ngoại hợp tính kế làm phản, cuối cùng Trần Văn Kỷ bị đày ra
coi trạm Hoàng Giang, còn Ngô Văn Sở ra Bắc hà thay cho Vũ Văn Dũng.

Nghe đến đây Quang Toản lại càng thấy rối, theo hăn biết Lê Văn Hưng thuộc
phái cựu thần võ tướng, còn Trần Văn Kỷ thuộc phái nhân sỹ Bắc Hà, Ngô Văn Sở
lại thuộc phái ngoại thích, đáng lý chẳng có liên quan gì đến nhau mới đúng,
nay lại vì một vụ án mà sát cánh chống đối lại Bùi Đắc Tuyên, càng nghe càng
thấy rối. Xem ra cái bảng phân chia bè phái kia của mình vẫn còn thiếu cái gì
đó vô cùng trọng yếu.

Nghe lời cáo buộc Tuyên bắt đầu tỏ ra nôn nóng

- Hoàng Thượng! thần bắt tội Hưng là có chứng cớ rõ ràng, Kỷ thông đồng với
Hưng làm bậy tội không thể tha, tất cả chuyện thần làm đều là vì dân vì nước
quyết không có chuyện lấy việc công trả tư thù riêng, hoàng thượng minh xét,
quyết không thể chỉ nghe một phía.

Sặc nếu mà tin được lão, heo đã biết leo cây từ lâu rồi, các quan lại trong
triều ai mà không biết tính Tuyên, khi nghe đến đây, quay mặt đi tỏ vẻ ngán
ngẩm, thật là bỉ ổi quá rồi.

Đến đây tiếng cải vả giữa các bên bắt đầu sôi trào rồi, Quang Toản cũng cảm
thấy chưa biết phải làm thế nào, quả thật kinh nghiệm không có. Lũ thần mỗi
người một ý đứng ra tranh luận không dứt bắt bẻ nhau. Người cho rằng ‘Hưng
chưa thông cáo lên vua mà tự mình bổ nhiệm chức quan là sai, Kỷ biết sai mà
vẫn bênh vực cho Lê Văn Hưng là không được’ người lại có ý kiến Lê Văn Hưng là
tướng cầm quân, tướng cầm quân ra trận có thể không nghe lệnh vua, trước làm
sau báo là hợp với lẽ thường của nhà binh, nếu Hưng có ý đồ mưu phản, đã không
để lại thành mà dẵn quân về’…vv. Rất nhiều ý kiến được đưa ra

Hắn nghe xong cũng cảm thấy nhức đầu, càng nghe càng thấy càng loạn, thậm chí
còn có chút hoài nghi liệu có phải Lê Văn Hưng tính làm phản thật không, nhưng
suy nghĩ đó nhanh chóng bị hắn loại ra khỏi đầu.

Một người đứng trong hàng quan võ từ nãy giờ giữ bàng quang không lên tiếng
bước ra nói cất bước ra nói:

- Hoàng Thượng! sao không để cho Lê Văn Hưng lên triều tự mình nói rõ.

Quang Toản nhìn lại thấy một vị mặc sắc phục võ tướng khoảng tầm 40t hắn không
nghĩ ra đây là ai. Quay lại nhìn lão Phúc mới hay vị này chính là tướng Phan
Văn Lân.

Ngoài thất đại hổ tướng Quan trung còn đặc biệt xem trọng Lân có lần Quang
trung nói “ Sở và Lân là nanh vuốt của ta”. Đến nỗi quân thanh còn phải khiếp
sợ ông và gọi ông là “Phi tướng quân”theo như ghi lại, ông vì không muốn dính
vào việc tranh dành quyền lực và ngán ngẫm vì Quang Toản mà treo ấn ra ở ẩn
chốn rừng sâu. Quang Toản thầm nghĩ “đây đúng là một viên dũng tướng nha, lại
không tham quyền, có lòng đoàn kết, ta phải dùng tốt mới được, để về ở ẩn đúng
là phí mà, phải tìm cách lôi kéo thôi”.

Quang Toản nghĩ là làm

- Tướng Quân nói rất phải, người đâu nhanh đưa Hưng lên điện đối chất.

Ngoài miệng nói là đối chất nhưng thật ra trong lòng Quang Toản đã quyết tha
cho Lê Văn Hưng rồi, chỉ là cần phải ra vẻ một chút mà thôi. Với lại tạm thời
hắn cũng không biết phải làm thế nào cho phải, cũng vì mục đích cân bằng quyền
lực trước mắt nên càng phải tha cho Lê Văn Hưng. Cần có người áp chế Bùi Đắc
Tuyên giúp mình Lê Văn Hưng đúng là nhân tuyển không tệ, sau chuyện lần này
Quang Toản tin chắc Lê Văn Hưng chẳng ngại gì mà không đối đầu với Bùi Đắc
Tuyên.

Rất nhanh một người thân hình vạm vỡ rắn chắc được giải lên tay còn bị buộc,
đầu tóc rối bời, Lê Văn Hưng quỳ xuống hành lễ. Quang Toản chẳng nói gì đi
xuống phía dưới theo cái nhìn đầy ngơ ngác của các vị đại thần. Quang Toản
nâng Lê Văn Hưng dậy, rồi cưởi trói cho y luôn miệng mà nói “ủy khuất cho Hưng
tướng quân rồi”. không để mọi người kịp phản ứng

- Hưng tướng quân cầm quân đánh thắng giặc, có công phải thưởng. Thưởng cho
một bộ tướng phục, một trăm xấp lụa, một ngàn lượng bạc, chức vụ sẽ giao sau,
tạm thời ở lại kinh chờ lệnh.

Hưng quỳ xuống tạ ơn xong lại nghe Quang Toản nói tiếp

- Phàm việc có công được thưởng có tội phải phạt, việc tự ý bổ nhiệm chức
quan thủ thành trẫm tin Tướng quân là vì viêc công mà không phải do có lòng
khác, song việc bổ nhiệm phải tùy theo người có năng lực, chứ không nên tùy
tiện dùng người.

Thực tế Quang Toản cũng không hi vọng sự việc tương tự như vậy sẽ thường xuyên
xảy ra, nói đúng ra tất cả các hoàng đế đều không ai mong muốn kết quả như
vậy, nên trong chuyện này hầu hết mọi người đều ra tay cứng rắn, quyết không
để cho việc như vậy có tiền lệ. Nếu như một đại thần am hiểu sâu về chính trị
chắc sẽ không làm như vậy, đây là chuyện vô cùng kiêng kỵ trong quan trường,
nên nhớ việc tự tiện bổ nhiệm quan viên không phải là việc nhỏ. Đáng tiếc do
xuất thân cũng như kinh nghiệm chính trị nên Lê Văn Hưng đã phạm vào sai lầm
chết người này.

Quay sang nhìn Phan Văn Lân Quang Toản nói tiếp

- Nay nhờ Phan Văn Lân tướng quân vào Phú Yên, một mặt khảo sát chuyện coi
giữ nơi đây một mặt giúp trẫm coi Nguyễn Quang Huy có đủ năng lực gánh vác hay
không rồi tùy vào đó mà thưởng phạt, nếu Huy có đủ năng lực, chứng tỏ Lê Văn
Hưng tướng quân biết cách dùng người ắt được thưởng vì giúp ta chọn được người
hiền tài, nếu không được tức phải phạt vì giao nhiệm vụ quan trọng cho người
không đáng tin tưởng. khanh có phục hay không.

- Thần tâm phục khẩu phục.

Hưng ôm quyền nói chắc chắn không dài dòng.

- Thần lĩnh chỉ

Phan Văn Lân cũng ôm quyền nói

Quang Toản tỏ vẻ gật gù

Thật ra Quang Toản kêu Phan Văn Lân đi Phú Yên cũng không phải nhằm dò xét gì
Nguyễn Quang Huy, mục đích chủ yếu vẫn là đi thị sát việc canh giữ và sát nhập
vùng đất này, nhất là việc ổn định quan trường. Vùng đất từ đèo Hải Vân vào
cho đến Bình Thuận chỉ được mới sát nhập vào sau lúc Quang Toản lên ngôi,
trước đây nó thuộc vùng quản lý của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc anh của Nguyễn
Huệ).

Sau khi chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh vào Quy Nhơn, vua Thái Đức không chống cự
lại nổi mới mời Quang Toản xuất binh, sau khi đánh tan Nguyễn Phúc Ánh, Triều
đình Phú Xuân cũng chiếm luôn đất này, vua Thái Đức đành phải thuận nước đẩy
thuyền, không lâu sau ông cũng mất, từ đó về sau thuộc quản lý của triều đình
Phú Xuân. Do có bối cảnh như vậy nên việc bố trí cai quản rất quan trọng, lòng
người chưa ổn định, cần phải có một người đủ tin tưởng đến trấn an quan lại.

Quang Toản quay người ngồi lại vào vị trí của mình nói

- Hưng tướng quân vất vả rồi, nhanh vào tắm rửa thay y phục, chuyện khác hẵng
nói sau.

- Thần tạ ơn hoàng thượng - Hưng thi lễ rồi được thái giám dẫn ra khỏi điện

- Trẫm thấy Phụ Chính Trần Văn Kỷ đúng là có oan khuất trong người, trong
chuyện này trẫm đúng là đã có sai sót, có sai ắt phải sửa, may sao sự việc
cũng không phải đi quá xa, nay phục hồi chức Phụ Chính đại thần và các chức vụ
có liên quan khác cho Trần Văn Kỷ, song nhận thấy đây là công việc nặng nề một
người khó có thể kiêm nhiệm nhiều viêc. Vì để giảm bớt gánh nặng cho Phụ Chính
đại thần, trẫm nghĩ phải tìm một người có đủ năng lực đảm nhiệm vị trí thái úy
còn bỏ trống lâu nay, không biết các vị ái khanh ai có thể đề cử.

Một số quan tướng nghe vậy vui mừng, cho thấy vị Trần Văn Kỷ này không hổ từng
là quân sư cho Quang Trung, Trần Văn Kỷ từng là nhân tố quan trọng quyết định
việc Quang Trung tiến quân ra bắc lần thứ nhất, cũng là người đề xuất việc
Quang Trung xưng đế, phải nói Kỷ có thể ví như Nguyễn Trãi đưới thời Lê Lợi
khởi nghĩa vậy.

Vị quan đang quỳ phía dưới lại càng kích động hô to “Hoàng thượng anh minh”
rồi cả triều thần cũng vì đó mà đồng thời góp tiếng khiến cho câu “Hoàng
thượng anh minh” được phát ra từ các giọng bắc trung nam có phần khác lạ, đầy
ý vị.

Sau một chốc kích động, rất nhiều người nhanh chóng động não, Hoàng Thượng
chẳng phải nói muốn mọi người đề cử chức vụ thái úy sao?

Rất nhiều ý kiến được đưa ra, các cái tên liên tiếp xuất hiện, Quang Toản nghe
ra được khá nhiều ý kiến, bên dưới mỗi người đưa ra một ý kiến tình hình càng
lúc càng mất kiểm soát, vì rất nhiều cái tên trong đó hắn thấy lạ lẫm. Xem ra
quyết định của hắn có phần vội vàng rồi, chuyện này phải có thời gian cân nhắc
kỹ càng hơn. Cuối cùng hắn chỉ đành cho hoãn việc này lại, sẽ bàn chuyện này
sau.

Tiếp sau một số chuyện lông gà vỏ tỏi đều báo lên, hắn cũng không có hứng thú
theo dõi, chỉ cho các quan lại tự bàn tới bàn lui một hồi rồi xong, vậy mà
cũng thật nhiều chuyện, khi kết thưc buổi triều liền đã trưa rồi. Tiện dịp
Quang Toản cho mời các quan ở lại ăn trưa, việc này trở thành chuyện lạ xưa
nay hiếm ngàn năm có một, gây xôn xao cả kinh thành.

Cầu Thanks, Vote, Like :)


Nước Lạc Việt Ở Thế Giới Mới - Chương #3