Bước Đầu Kế Hoạch


Trong ngự thư phòng Quang Toản đang đọc tấu chương, song khi cầm lên đọc lại
chẳng hiểu gì nhiều. Tấu thư viết bằng chữ hán việt hơi khó hiểu. Câu chữ lủng
cà lủng củng do dùng quá nhiều từ hán việt. Lúc đọc tấu thư bằng chữ nôm mặc
dù có khá hơn chút ít nhưng câu chữ vẫn không khá hơn được bao nhiêu, cứ như
đọc truyện covert chưa edit trên mạng ở kiếp trước vậy. Dùng một người hiện
đại quen đọc với những câu chữ minh bạch sáng tỏ nghĩa, nay cầm quyển tấu
chương còn khó hiểu hơn cả văn tế nghĩa sỹ cần giuộc. Cuối cùng Quang Toản
đành phải để lại một đống bản tấu ở đó chờ nghĩ cách xử lý sau vậy.

Lấy ví dụ về một bài thơ như thế này

Kiểu hán việt:

Tây thướng Thái Bạch phong,

Tịch dương cùng đăng phan.

Thái Bạch dữ ngã ngữ,

Vị ngã khai thiên quan.

Nguyện thừa lãnh phong khứ,

Trực xuất phù vân gian.

Cử thủ khả cận nguyệt,

Tiền hành nhược vô sơn.

Nhất biệt Vũ Công khứ,

Hà, phục cánh hoàn?

(Đăng Thái Bạch phong của lý bạch)

Muốn hiểu đoạn thơ này phải tốn không ít công sức thậm chí bị ( to đầu) còn
nếu thuần việt, sẽ dễ hiểu hơn nhiều.

Kiểu thuần việt:

Leo lên đỉnh phía tây Thái Bạch

Xế chiều, cao nhất tới nơi

Nếu sao Thái Bạch ướm lời

Vì ta mà mở cổng trời thênh thang

Ta nguyện sẽ cưỡi làn gió lạnh

Bay xuyên qua những tảng phù vân

Giơ tay là tới mặt trăng

Núi non trước mặt đâu còn mà coi

Nhưng khi rời Võ Công rồi

Bao giờ mới được quy hồi thế gian?

Đại khái là khi so sánh hai đoạn văn trên sẽ thấy chuyện gì làm cho Quang Toản
khốn khổ như vậy.

Xuyên việt cũng không phải là một lợi thế gì lắm, ngoài chuyện biết trước một
tí sự kiện lịch sử, đây có nghĩa là không phải sự kiện gì cũng biết bởi vì
không phải sự kiện nào cũng được lịch sử ghi lại hoặc ghi lại rõ ràng chi
tiết, kiếp trước khi học lịch sử, hắn ngay cả những mốc thời gian của các sự
kiện chính còn chẳng nhớ được tí gì gọi là chính xác, việc gì cũng u u mê mê.
Vậy nên có thể nói ưu thế duy nhất của hắn cũng sụp đổ luôn rồi.

Kể cả một tiến sĩ khoa học quân sự như hắn cũng phải chịu bó tay bó chân.
giống như tìm nguồn nước giữa sa mạc, chẳng thể làm được gì khi nền khoa học
kĩ thuật của nhà Tây Sơn vào lúc này có thể nói là bằng không. Lúc bây giờ
quân đội đang phải tham gia chiến tranh, cái cần nhất lúc này đây là vũ khí,
đơn giản như muốn làm một khẩu súng trường, cái mà hắn quen thuộc và tìm hiểu
kĩ càng nhất, đúng vào chuyên ngành của hắn. Hắn thậm chí có thể đưa ra một
vài thiết kế súng bộ binh, pháo binh, tiên tiến nhất thế giới đã được sản xuất
ở kiếp trước, song lúc này có thể sản xuất được hay không đó mới là vấn đề.
Vật liệu sắt thép không đạt yêu cầu, máy móc sản xuất gia công lại không có,
không lẽ bây giờ hắn đem bản vẽ súng trường cho thợ rèn bắt họ làm. Chuyện này
đúng là quá khôi hài rồi.

Nếu như với điều kiện khoa học kỹ thật của nước Anh bây giờ, đúng là có thể
sản xuất được một số loại súng trường nòng xoáy và thậm chí là pháo cối, song
hắn là đang ở Đại Việt cuối thế kỷ 18 đấy. lúc này việc buôn bán trao đổi giữa
phương đông và phương tây còn chưa phải là thời kỳ nhộn nhịp nhất. Nhà Tây Sơn
lại chẳng có ưu thế gì, cả nước làm gì có chiếc tàu nào đủ lớn vượt đại dương.
Thương mại do sự trọng nông khinh thương của nhiều thế kỷ nối tiếp nhau để
lại, với lại chính bản tính của đa số người việt cũng không có tâm lý coi kinh
thương làm mục tiêu, tầng lớp có tiền của như phú nông địa chủ lại càng an
phận thà cất tiền để mốc trong nhà chứ không dám mạo hiểm đi buôn bán, có
chăng cũng chỉ là buôn bán nhỏ lẻ, làm người bán lẻ cho các thương nhân Nhà
Thanh ở các chợ làng.

Công nghiệp, coi như bằng không rồi, chẳng cần bàn cãi, trong nước ngay cả
đồng dùng để đúc tiền cũng thiếu mà phải đi pha kẽm rồi cho tư nhân tự đúc
tiền, thử hỏi còn phát triển nỗi gì. Kim loại gang thép trong nước vô cùng
thiếu thốn, chủ yếu là từ các con đường do buôn lậu từ nhà Thanh qua.

Đó chỉ là một trong những dẫn chứng đơn giản mà thôi. Chưa kể đến hắn liệu có
đủ tài chính để duy trì cái đất nước này qua vài lần thiên tai hay không nữa.
Nếu như việc ứng dụng khoa học kĩ thuật tạm thời không khả thi vậy việc phát
triển kinh tế thương mại cũng được đi, đàng này muốn phát triển kinh tế thương
mại cũng vô cùng khó khăn nha, thu nhập kinh tế của Nhà Tây Sơn lúc này cũng
giống như với các triều đại trước, nông nghiệp gần như chiếm 99%, thuế khóa
thu được hoàn toàn dựa vào việc thu thuế từ các mẫu ruộng năng suất cực kỳ
thấp tính đơn vị bằng chén, mối mẫu ruộng trung bình hằng năm thu được khoảng
50-80 bát thóc, vậy mà đủ để vận hành cái bộ máy nhà nước này mấy năm nay,
thật đúng là quá may mắn rồi chứ đừng nói đến việc dư giả.

Vậy phải phát triển thương nghiệp nhưng người dân ta còn nghèo, nhà nào có vài
nghìn lượng là đã giàu nhất huyện rồi, dân mình làm buôn bán chỉ từ huyện này
qua làng khác là đã quá xa rồi. Vốn kinh doanh buôn bán nhỏ hẹp với gánh hàng
rong ra chợ nếu lấy đó mà đánh thuế cao, khác gì giết gà lấy trứng. Còn mở cửa
biển giao thương với nước ngoài mà mình chỉ biết dựa vào các sản vật quý hiếm
để trao đổi, càng không khả thi, đầu tiên việc này không thường xuyên, cùng
lắm chỉ làm lợi cho một bộ phận nhỏ thương nhân mà thôi, chủ yếu là thương
nhân người hoa, sau lại xét đến trong nước làm gì có nhiều sản vật quý hiếm mà
đem bán. Với lại khả năng trốn thuế là chắc chắn rồi, đất nước chẳng thu được
lợi ích gì ở đây cả. Nghĩ đến chuyện vượt biển ra khơi buôn bán như người ta
lại càng không khả thi. Thương nhân nước ta lúc này đây vốn ít lấy đâu ra tiền
mua thuyền lớn ra khơi, còn thuyền nhỏ lại chẳng phải làm mồi cho sóng biển,
với lại dân ta còn nghèo, sức mua có hạn, việc buôn bán thường ngày chỉ dừng
lại ở con gà quả trứng, mét vải, lít dầu…vv mà thôi. Đã thế kinh tế nước ta
còn bị lũng đoạn. lượng vàng bạc trong dân rất ít đa số bị các thương nhân nhà
Thanh dùng thủ đoạn như đúc tiền lậu kém chất lượng (bằng đồng pha kẽm), đưa
sang ta tiêu thụ, chủ yếu là đổi ra vàng bạc, vật phẩm quý hiếm đưa trở về
nước. Có thể nói nền kinh tế lúc này bị nạn đúc tiền lậu làm cho nát bấy. Quan
lại trong nước thời kì này đâu ai ý thức được sự tai hại của việc này. Vấn đề
này lại càng không thể giải quyết ngày một ngày hai được, vì nếu không sử dụng
tiền do tư nhân đúc, nhà nước cũng đâu có đồng mà đúc tiền. Với lại sau lưng
các nơi đúc tiền này đâu thể thiếu bóng dáng của quan lại trong nước, hắn muốn
nhanh chóng củng cố nhưng lại sợ nghẹn, nên nhớ hắn mặc dù là hoàng đế nhưng
chỉ mới 14 tuổi nha. Quân quyền lại không nắm trong tay đấy. cơm cũng phải ăn
từng miếng mà, bởi vậy việc gì cũng phải làm từ từ, không thể ‘duy tân bách
nhật’ được. Thế nhưng trong lòng Quang Toản cũng có một chủ ý khác có thể thực
hiện được.

Nói ra việc này cũng khá đơn giản, ở nhà Thanh lúc này dùng hai loại tiền
chính là tiền đồng pha kẽm, tiền xu có đục lỗ ở giữa, và loại tiền bằng bạc
đúc ra thành thỏi dạng hình thuyền hay còn gọi là nguyên bảo, cứ mỗi một nghìn
đồng tiền xu như vậy tương đương một lượng bạc. Bởi vậy Quang Toản định dùng
chiêu gậy ông đập lưng ông, đúc đồng tiền xu của nhà Thanh, rồi cũng tương tự
qua nhiều con đường đưa vào tiêu thụ ở nhà Thanh, thu gom vàng bạc lấy đó làm
tiền tệ giao thương buôn bán với phương tây. Nói dễ nhưng làm khó, lấy đồng
đâu ra mà đúc tiền bây giờ.

Vì do đặc thù giữa hai bên bởi vậy Ta và Tây không thể dùng tiền tệ của nhau,
nên việc giao thương buôn bán giữa đôi bên lại cần dùng đến vàng bạc làm tiền
tệ chung, đương nhiên phương Tây vẫn thích dùng vàng hơn dùng bạc. Quang Toản
nghĩ mãi cũng chỉ có cách này là hiệu quả mà thôi, với lại do khoảng cách gần
nên việc qua lại với nhà Thanh hoàn toàn có thể đi lại giữa đường bộ và đường
biển rất thuận lợi. các thương nhân Châu Âu coi nhà Thanh như một thị trường
béo bở, họ vượt đại dương bao la đến đây chỉ vì miếng bánh ngọt này, nay mình
ở gần bên như vậy mà không tận dụng hưởng chút bánh ngon, đúng là phí của
trời.

Quang Toản quay sang hỏi lão Phúc

- Việc đúc tiền do ai quản lý.

- Dạ bẩm việc đúc tiền là do công bộ quản lý, trong đó có một doanh chuyên
đúc tiền - lão Phúc thưa

- Vậy ông cho gọi người của doanh đó đến đây đi, ta có chuyện muốn gặp- Quang
Toản nói với lão

Chừng một giờ sau trong phòng làm việc của Quang Toản (đáng lý phải gọi là thư
phòng, nhưng vì mình muốn đùng từ thuần việt nên gọi thư phòng là phòng làm
việc) có thêm ba người đang khúm núm chờ nghe.

Quang Toản quan sát ba người khá lạ đang đứng trước mặt mình nhưng tai lại
chăm chú nghe lão Phúc ở bên cạnh nhắc nhỏ lai lịch từng người, thực tế lão
Phúc cũng chỉ đọc và nhắc lại từ các bản ghi chép quan lại mà thôi chứ lão
cũng mù tịt như hắn vậy.

Theo miêu tả, người đứng đầu trong ba người là chính là Phạm Công Thiệu hiện
đang giữa chức công bộ ti thuộc bộ công, nhìn Phạm Công Thiệu khoảng độ tầm 35
tuổi trông khá bình thường nếu đứng chung cùng một đám người, chẳng có gì nổi
bật, thuộc tốp người chỉ nhìn một lần là quên, nếu nói điểm ấn tượng mà Phạm
quang Thiệu để lại theo quan sát của Quang Toản chính là làm da ngăm đen,
không giống như một người làm quan.

Nhưng nếu như vậy mà khinh thường Thiệu, coi chừng, 35 tuổi không dựa vào bất
kì mối quan hệ nào, chỉ dựa vào công trạng của chính mình mà có thể leo lên
đến chức công bộ ti, lại được chính Quang Trung sắc phong, lại không phải chỉ
nhìn vào vẻ bề ngoài mà đánh gía hết được.

Nghe lão Phúc đọc lại một loạt công trạng của y có thể thấy y là người khá
rành rẽ trong việc khai thác quặng mỏ.

Những ngày đầu khi chiếm thành Quy Nhơn, từ một thợ rèn binh khí lại am hiểu
việc khai quặng, trong buổi đầu nổi đậy, vũ khí thiếu thốn, đây đúng như là
đưa than sưởi ấm vào ngày tuyết rơi, vì vậy ông nhanh chóng được trọng dụng.
Khi Bùi Đắc Tuyên lộng quyền, Thiệu theo bản tính tránh tranh chấp quyền lực
nên giữ trung lập không tham gia vào trong đó, ẩn nhẫn không lộ mặt nên mới
tránh được sóng gió triều chính.

Khai thác quặng mỏ là một trong những công việc quan trọng trong thời gian
tới, nó ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài, đang chưa kiếm được
người may sao hôm nay lại gặp đúng Phạm Công Thiệu, Quang Toản đang rất cần
một người như ông ta, vừa có tài lại không tham luyến quyền lực đúng là một
đối tượng tốt để bồi dưỡng tay chân.

Đứng phía sau công bộ ti Phạm Công Thiệu chắc là Thư lệnh sử chủ quản việc đúc
tiền tên Hồ Đông, và người còn lại là thợ cả Hiếu Hậu rồi.

Chờ nghe Lão Phúc giới thiệu một lượt qua lai lịch của cả 3 người. Quang Toản
nhìn về người đứng đầu tiên hỏi.

-Khanh là Phạm Công Thiệu”

- Thần Phạm Công Thiệu xin ra mắt Hoàng Thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.

Ra hiệu cho Phạm Công Thiệu không cần hành lễ, rồi đưa mắt nhìn về phía hai
người còn lại.

- Thần Hồ Đồng xin ra mắt bệ hạ

- Thần Hiếu Hậu xin ra mắt bệ hạ

Hồ Độc Lập như trước tỏ vẻ cứ tự nhiên không nên quá câu lệ.

- Hồ Đông! khanh là Thư lệnh chủ quản việc đúc tiền

Hồ Đồng nghe vậy đầu tiên là nghĩ ‘ Không lẽ Hoàng Thượng định đúc tiền, Quang
Trung thông bảo vừa phát hành nay lại đúc thêm tiền sao, việc này sao trước
đây chưa nghe phông phanh gì hết’.

- Thần chủ quản việc này

Chưa biết ý của Quang Toản ra sao nên Hồ Đồng chỉ trả lời ngắn gọn mà không
đưa ra thêm ý kiến gì.

- Vậy khanh xem có thể bắt theo đúc loại tiền này không.

Vừa nói Quang Toản vừa đưa ra một số loại tiền đồng của nhà Thanh như Ung
Chính Thông bảo và Càn long thông bảo.

Hồ Đông cầm trong tay mấy đồng tiền Nhà Thanh quan sát một chút rồi đưa qua
cho người kế bên mình là thợ cả Hiếu Hậu.

Hiếu Hậu sau một hồi quan sát kĩ loại tiền này liền nói:

- Thần thấy loại tiền này là loại tốt nhất của nhà Thanh đúc ra có tỉ lệ
chênh lệch giữa đồng và kẽm là 7-3 tức là 7 phần đồng 3 phần là kẽm. Loại này
khá ít vì trên thực tế đa số tiền đang lưu thông chỉ có 6 phần đồng 4 phần kẽm
mà thôi, với lại mỏng và nhẹ lắm, chỉ bằng nửa tiền này thôi.”

Hiếu Hậu không hổ là thợ cả có kinh nghiệm về việc đúc tiền đồng, Quang Toản
khi nghe đến đây cũng không tự chủ được mà gật đầu tỏ ý tán đồng. bởi vì đây
là loại tiền năm đó khi đi sứ nhà Thanh mà có, sau khi về cũng cất trong cung
đến hôm nay hắn mới cho người lấy ra.

Loại tiền này khác hẳn với loại tiền hiện đang lưu hành ở trên thị trường nhà
Thanh

- Còn việc đúc loại tiền này thần hoàn toàn có thể tạo ra loại khuôn đúc của
đó. Năm xưa tiên đế trước khi đi sứ qua nhà Thanh cũng từng cho hạ thần đúc
loại tiền này làm vật cống phẩm, mặc dù không còn khuôn đúc nhưng nếu làm lại,
chẳng tốn mấy công”

Thật không ngờ ngờ lại có chuyện này, thì ra trước đó Quang Trung đã cho người
làm khuôn đúc tiền nhà Thanh để làm đồ cống phẩm cho chính nhà Thanh, vậy
chẳng phải có một lượng nhỏ tiền mà nhà Thanh đang sử dụng có xuất xứ made in
Đại Việt sao.

- Vậy nếu đúc loại tiền này, tốn kém như thế nào.

Quang Toản ra vẻ chăm chú khách sáo hỏi Hiếu Hậu, đây cũng là điều mà hắn quan
tâm nhất.

Thấy Quang Toản dùng từ ngữ khiêm tốn đi hỏi, Hiếu Hậu cũng không có thời gian
để ý mục đích của Quang Toản hỏi để làm gì, chỉ chăm chú dựa vào kinh nghiệm
lâu năm trong nghề của mình mà trả lời thấu đáo

- Theo như kinh nghiệm, đúc một thiên loại tiền này theo giá ở trong dân cần
mất khoảng một lượng bạc nếu tính cả tiền công đúng theo tỉ giá của nhà thanh
một thiên tiền đồng bằng một lượng bạc, nhưng thường loại tiền lưu thông trong
dân gian càng về sau càng kém chất lượng. Mỏng hơn nhẹ hơn tỉ lệ đồng cũng
theo thời gian mà giảm xuống. bởi vậy nếu đúc loại tiền đó, một thiên tiền
đồng chỉ mất độ khoảng 5 chỉ bạc mà thôi, tuyệt đối không hơn con số này….”.

Nghe bác thợ cả đúc tiền này giải thích một Quang Toản được khai sáng nhiều
điều. Nhà thanh từ thời Ung Chính do nhu cầu về số lượng tiền lưu thông tăng
cao mà trữ lượng đồng và bạc ngày càng khan hiếm không đủ nhu cầu phục vụ tiêu
dùng, Ung Chính bắt đầu cải cách tiền tệ quy định cho sử dụng tiền đồng pha
kẽm theo một tỉ lệ nhất định. Cứ một ngàn đồng, tương đương một lượng bạc cũng
không phải là tự nhiên mà có, mà đã có sự tính toán do chi phí để đúc 1000
đồng trung bình hết khoảng trên dưới một lượng bạc mà ra. Còn ở Đại Việt do
khan hiếm về đồng nhiều hơn nên một lượng bạc có giá trị tương đương 600 đồng.

Quang Toản nghe vậy trong tâm càng hiểu vì sao thương nhân người Hoa lại đúc
tiền lậu từ nhà Thanh vào Đại Việt tiêu thụ. Đây là do tình trạng khan hiếm
tài nguyên mà ra cả. Vậy mà sau này trong sách địa lý nước ta lúc nào cũng
viết ‘nước ta có rừng vàng biển bạc đất đai phì nhiêu tài nguyên đa dạng và
phong phú dồi dào’.

Nếu tính toán kỹ có thể thấy rằng, một thương nhân nhà Thanh cầm 600 đồng tiền
qua Đại Việt có thể đổi lấy một lượng bạc trắng sau đó đưa một lượng bạc trắng
này về nhà Thanh đổi thành 1000 đồng tiền, cứ sơ sơ vậy mà tính liền thấy được
tiền tài của Đại Việt thất thoát ra ngoài như thế nào.


Nước Lạc Việt Ở Thế Giới Mới - Chương #4