Vĩnh Hằng Đại Lục.


Người đăng: GuYue

Vĩnh Hằng đại lục là đại lục địa lớn nhất Hoàn Mỹ tinh cầu, đại lục chiếm đến
gần một phần ba diện tích bề mặt tinh cầu.

Điểm cực bắc của đại lục cũng là cực bắc của tinh cầu nên được gọi luôn là cực
bắc chi địa, tuy gọi như vậy nhưng đây không hề có mảng lục địa hay một chút
đất đá nào cả, toàn bộ cực bắc chi địa là một tảng băng khổng lồ tồn tại từ
thời kỳ khởi nguyên.

Cực Nam của đại lục cũng gần như chạm tới cực nam của tinh cầu nhưng khung
cảnh ở đây thì trái ngược với cực bắc.

Về phía cực Tây thì tiếp giáp với Vô Vọng hải. Sở dĩ có cái tên Vô Vọng hải vì
những kẻ đầu tiên muốn đi vòng quanh tinh cầu đã chết trên đường đến bờ bên
kia của nó tất cả đều đã chết, không một kẻ nào có thể hoàn thành một phần vì
diện tích quá rộng lớn, một lý do khác là vì khí hậu thời tiết cộng thêm các
loài hải thú ở đây cực kỳ hung bạo. Thời tiết đang cực kỳ trong xanh nhưng chỉ
cần quay đầu là bạn đã có thể thấy một cơn bão đang ập tới, ngay cả những thủy
thủ dày dạn kinh nghiệm nhất cũng không dám hoạt động dài ngày ở đây.

Phía đông nằm cách biệt với đại lục có một quần đảo lớn được mọi người trên
đại lục gọi là Đông lục nhưng người dân ở đây thường quen gọi là Đông Bộ. Nằm
giữa biển cả và được ngăn cách với đại lục bởi hai đại dương lớn là Vô Cực hải
và Vô Vọng hải nên người dân ở đây phong tục tập quán khác xa so với người dân
trên đại lục, hơn nữa đa phần dân cư ở đây cũng không phải nhân loại.

Vĩnh Hằng đại lục vì quá rộng lớn nên được chia thành bốn phần lục địa nhỏ hơn
là Bắc lục, Tây lục, Nam lục và Trung lục. Cư dân sinh sống ở trên đại lục
được chia làm ba bộ phận bao gồm nhân loại và thú loại chiếm đến hơn chín phần
và bán nhân loại (hoặc bán thú loại tùy từng nơi mà cách gọi khác nhau) là sản
phẩm kết hợp của hai chủng loài trên. Nhân loại và thú loại có cuộc sống khá
là hòa bình với nhau - chí ít là mọi người đều nghĩ như vậy.

Trung lục có diện tích lớn nhất, ở đây tập trung đến hơn một nửa dân số của cả
tinh cầu. Dân cư chủ yếu ở đây là thú loại - chiếm đến gần sáu phần còn lại là
nhân loại và bán nhân loại lấy ranh giới là một vực sâu vạn trượng kéo dài từ
suốt từ Thứ Cốt chi địa ở phía nam của Bắc lục đến Nam hải hải vực nằm giữa
Nam lục và Trung lục. Đáy vực này cũng là ranh giới tự nhiên chia cách Trung
lục thành hai phần Đông và Tây. Phần phía Đông của Trung lục là nới chỉ dành
cho thú loại sinh sống và nơi này hoàn toàn không hoan nghênh nhân loại vì nơi
này là nơi mà các loài thuộc thú loại sinh sống và nuôi dưỡng những con non.
Chính vì không có bàn tay của nhân loại nên quang cảnh nơi đây vẫn còn cực kỳ
hoang sơ, có chăng chỉ là những tòa thành đơn sơ do những chủng tộc thú loại
xây dựng làm nơi thể hiện uy quyền của mình mà thôi.

Phần phía Tây của Trung lục thì lại rất khác, tại đây tồn tại tam đại đế quốc
đó là Thiên Quang nằm ở phía nam, Sương Nguyệt nằm ở phía bắc và Thiên Lân nằm
ở phía Tây. Ba đại đế quốc tạo thành thế chân vạc kiềm chế lẫn nhau, ngoài ra
còn có một vài tiểu quốc dựa vào tam đại đế quốc mà phát triển.

Trong số các chủng loài ma thú thì cũng có vài chủng tộc cực kỳ cường đại phát
triển, họ tự cho mình siêu việt so với cả nhân loại và ma thú nên từ lâu đã
tách ra và gọi mình là Lục đại linh tộc. Mỗi một chủng tộc trong lục tộc này
đều có những vùng đất riêng cho mìn thay vì ở chung giống như các loài ma thú
kia. Tây lục hoàn toàn thuộc về quyền quản lý của Long tộc, trong Lục đại Linh
tộc thì không thể nghi ngờ gì Long tộc chính là chủng tộc cường đại nhất.
Ngoại trừ một số nhân loại đặc biệt thì không một ai được phép tiến vào Tây
lục. Chính vì vậy nên Tây lục còn được gọi là Hắc Ám đại lục vì cả lục địa
được bao phủ bởi một màn đen huyền bí từ những truyền thuyết do những kẻ sống
sót từ đây đi ra kể lại.

Trái ngược với Tây lục thì Nam lục thuộc về Phượng Hoàng tộc lại luôn luôn
chào đón người ngoài đến đây sinh sống nhưng cũng rất ít người có gan lui tới
vì điều kiện khí hậu ở nơi đây cực kỳ khắc nghiệt. Hai phần ba Nam lục là Phần
Tâm chi địa - một địa ngục trần gian theo đúng nghĩa đen khi ở đây tồn tại một
ngọn núi lửa khổng lồ vẫn đang âm ỉ hoạt động, các học giả đã phân tích rằng
chỉ cần ngọn núi lửa này phun trào thì phải đến chín phần mười sự sống trên
Vĩnh Hằng đại lục sẽ biến mất. Một phần ba diện tích còn lại đa phần là hoang
mạc không thích hợp để trồng trọt nhưng miễn cưỡng cũng có thể ở tạm trên
những ốc đảo, chỉ có một dải đất rộng chừng năm trăm dặm nằm dọc phần tiếp
giáp giữa Nam lục với Trung lục là có thể cung cấp điều kiện thuận lợi cho
nhân loại sinh sống.

Bắc lục là nơi băng tuyết phủ quanh năm, nhiệt độ cực kỳ thấp do gần như nằm
trọn vẹn trong vòng cực bắc của tinh cầu. Ngoại trừ Cực Bắc chi địa là cấm địa
thì phần còn đại của Bắc lục đều có người sinh sống nhưng số lượng khá thưa
thớt. Liên bang Bắc lục là thể chế chính trị tại đây, mỗi một thành thị dù
lớn hay nhỏ đều sẽ có một thành viên thuộc nghị hội liên bang, tổng bộ liên
bang đặt tại Thiên Sương thành – thành thị lớn thứ nhì trên toàn bộ đại lục.

Thiên Quang đế quốc có thể coi như là nơi tập trung đông nhất nhân loại trên
đại lục, cư dân tại đây chủ yếu đều là nhân loại, có rất ít bán nhân loại. Thủ
phủ của Thiên Quang đế quốc Vạn Lưu thành - đồng thời cũng là thành thị lớn
nhất toàn bộ Vĩnh Hằng đại lục là thánh địa đối với không chỉ người bình
thường mà còn cả với những tu luyện giả vì nơi đây có Tổ Long đại học viện -
học viện lớn nhất và đào tạo tốt nhất toàn đại lục. Cư dân trên tinh cầu bất
kể nhân loại hay thú loại thì khi đạt đến sáu tuổi là có thể tham gia một nghi
thức nhằm thức tỉnh, nếu như thức tỉnh thành công căn cơ thì có thể bắt đầu tu
luyện một thứ được gọi là Linh Lực, linh lực được tu luyện bằng cách hấp thu
thiên địa linh khí - là các loại năng lượng nguyên tố tồn tại trong thiên
nhiên.

Ngân Hoàng thôn là một thôn nhỏ nằm tại một vùng hẻo lánh phía Tây nam của
Thiên Quang đế quốc. Trái ngược với cái tên có phần cao sang của mình thì đây
lại là một thôn hết sức mộc mạc. Các căn nhà ở đây đều được làm chủ yếu từ gỗ
hoặc tre, mang lại cho những người tới đây một cảm giác thế ngoại Vĩnh Hằng
đại lục là đại lục địa lớn nhất Hoàn Mỹ tinh cầu, đại lục chiếm đến gần một
phần ba diện tích bề mặt toàn bộ tinh cầu, phía đông đại lục có một quần đảo
lớn gọi là Đông lục nhưng người dân ở đây thường quen gọi là Đông Bộ. Vĩnh
Hằng đại lục vì quá rộng lớn nên được chia thành bốn phần lục địa nhỏ hơn là
Bắc lục, Tây lục, Nam lục và Trung lục. Cư dân sinh sống ở trên đại lục được
chia làm ba bộ phận bao gồm nhân loại và thú loại chiếm đến hơn chín phần và
bán nhân loại (hoặc bán thú loại tùy từng nơi mà cách gọi khác nhau) là sản
phẩm kết hợp của hai chủng loài trên. Nhân loại và thú loại có cuộc sống khá
là hòa bình với nhau - chí ít là mọi người đều nghĩ như vậy.

Trung lục có diện tích lớn nhất, ở đây tập trung đến hơn một nửa dân số của cả
tinh cầu. Dân cư chủ yếu ở đây là thú loại - chiếm đến gần sáu phần còn lại là
nhân loại và bán nhân loại lấy ranh giới là một vực sâu vạn trượng kéo dài từ
suốt từ Thứ Cốt chi địa ở phía nam của Bắc lục đến Nam hải hải vực nằm giữa
Nam lục và Trung lục. Đáy vực này cũng là ranh giới tự nhiên chia cách Trung
lục thành hai phần Đông và Tây. Phần phía Đông của Trung lục là nới chỉ dành
cho thú loại sinh sống và nơi này hoàn toàn không hoan nghênh nhân loại vì nơi
này là nơi mà các loài thuộc thú loại sinh sống và nuôi dưỡng những con non.
Chính vì không có bàn tay của nhân loại nên quang cảnh nơi đây vẫn còn cực kỳ
hoang sơ, có chăng chỉ là những tòa thành đơn sơ do những chủng tộc thú loại
xây dựng làm nơi thể hiện uy quyền của mình mà thôi.

Phần phía Tây của Trung lục thì lại rất khác, tại đây tồn tại tam đại đế quốc
đó là Thiên Quang nằm ở phía nam, Sương Nguyệt nằm ở phía bắc và Thương Lân
nằm ở phía Tây. Ba đại đế quốc tạo thành thế chân vạc kiềm chế lẫn nhau, ngoài
ra còn có một vài tiểu quốc dựa vào tam đại đế quốc mà phát triển.

Trong số các chủng loài ma thú thì cũng có vài chủng tộc cực kỳ cường đại phát
triển, họ tự cho mình siêu việt so với cả nhân loại và ma thú nên từ lâu đã
tách ra và gọi mình là Lục đại linh tộc. Mỗi một chủng tộc trong lục tộc này
đều có những vùng đất riêng cho mìn thay vì ở chung giống như các loài ma thú
kia. Tây lục hoàn toàn thuộc về quyền quản lý của Long tộc, trong Lục đại Linh
tộc thì không thể nghi ngờ gì Long tộc chính là chủng tộc cường đại nhất.
Ngoại trừ một số nhân loại đặc biệt thì không một ai được phép tiến vào Tây
lục. Chính vì vậy nên Tây lục còn được gọi là Hắc Ám đại lục vì cả lục địa
được bao phủ bởi một màn đen huyền bí từ những truyền thuyết do những kẻ sống
sót từ đây đi ra kể lại.

Trái ngược với Tây lục thì Nam lục thuộc về Phượng Hoàng tộc lại luôn luôn
chào đón người ngoài đến đây sinh sống nhưng cũng rất ít người có gan lui tới
vì điều kiện khí hậu ở nơi đây cực kỳ khắc nghiệt. Hai phần ba Nam lục là Phần
Tâm chi địa - một địa ngục trần gian theo đúng nghĩa đen khi ở đây tồn tại một
ngọn núi lửa khổng lồ vẫn đang âm ỉ hoạt động, các học giả đã phân tích rằng
chỉ cần ngọn núi lửa này phun trào thì phải đến chín phần mười sự sống trên
Vĩnh Hằng đại lục sẽ biến mất. Một phần ba diện tích còn lại đa phần là hoang
mạc không thích hợp để trồng trọt nhưng miễn cưỡng cũng có thể ở tạm trên
những ốc đảo, chỉ có một dải đất rộng chừng năm trăm dặm nằm dọc phần tiếp
giáp giữa Nam lục với Trung lục là có thể cung cấp điều kiện thuận lợi cho
nhân loại sinh sống.

Bắc lục là nơi băng tuyết phủ quanh năm, nhiệt độ cực kỳ thấp do gần như nằm
trọn vẹn trong vòng cực bắc của tinh cầu. Ngoại trừ Cực Bắc chi địa là cấm địa
thì phần còn đại của Bắc lục đều có người sinh sống nhưng số lượng khá thưa
thớt. Liên bang Bắc lục là thể chế chính trị tại đây, mỗi một thành thị dù
lớn hay nhỏ đều sẽ có một thành viên thuộc nghị hội liên bang, tổng bộ liên
bang đặt tại Thiên Sương thành – thành thị lớn thứ nhì trên toàn bộ đại lục.

Thiên Quang đế quốc có thể coi như là nơi tập trung đông nhất nhân loại trên
đại lục, cư dân tại đây chủ yếu đều là nhân loại, có rất ít bán nhân loại. Thủ
đô của Thiên Quang đế quốc Vạn Lưu thành - đồng thời cũng là thành thị lớn
nhất toàn bộ Vĩnh Hằng đại lục là thánh địa đối với không chỉ người bình
thường mà còn cả với những tu luyện giả vì nơi đây có Tổ Long đại học viện -
học viện lớn nhất và đào tạo tốt nhất toàn đại lục.

Cư dân trên tinh cầu bất kể nhân loại hay thú loại thì khi đạt đến khoảng sáu
tuổi là có thể tham gia một nghi thức nhằm thức tỉnh căn cơ, nếu như thức tỉnh
thành công căn cơ thì có thể bắt đầu tu luyện được.

Ngân Hoàng thôn là một thôn nhỏ nằm ở một vùng hẻo lánh phía Tây nam của Thiên
Quang đế quốc. Trái ngược với cái tên có phần cao sang của mình thì đây lại là
một thôn hết sức mộc mạc. Các căn nhà ở đây đa phần đều làm từ gỗ hoặc tre,
cộng thêm với khung cảnh ở giữa núi rừng mang lại cho những người tới đây một
cảm giác thế ngoại đào viên. Cả thôn tọa lạc trên sườn một ngọn đồi, dân cư
sinh sống ở đây chỉ có chưa tới một trăm khẩu, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông
và săn bắn tự cấp tự túc. Nhưng hàng tháng đều sẽ có những người trong thôn
mang theo lông thú, thảo dược hoặc những đặc sản của núi rừng đến Hưng Duy
thành cách đó trăm dặm để đổi lấy các nhu yếu phẩm cần thiết như muối, vải
hoặc đem theo nông cụ đến đó để sửa chữa.

Ngôi nhà này nằm ở ngoài rìa của Ngân Hoàng thôn, được làm từ những cây tre
ghép lại với nhau nên nhìn có vẻ khá là đơn sơ, xung quanh nhà chỉ dùng mấy
nan tre đan lại thành hàng rào, phía trước có một chiếc cổng nhỏ.

- Tiểu Vũ ngươi dậy chưa? Bây giờ ta phải đi sang nhà Châu thẩm, nghe nói bà
ấy bị ốm. Ngươi ăn sáng xong nhớ đem thuốc ta để trên bàn sang cho Cổ đại thẩm
giúp ta!

Từ Phúc là một người trung niên tướng mạo bình thường, hắn từ hơn mười năm
trước trong một lần tình cơ đi qua đây đã quyết định ở lại vì khung cảnh thanh
bình của nơi này. Vốn biết nghề y nên hắn cũng thường xuyên đi hái thuốc về
chữa bệnh cho mọi người trong thôn mà không lấy tiền công chính vì vậy nên
được mọi người tại đây cực kỳ quý mến. Thấm thoát cũng đã sáu năm kể từ lúc
hắn mang tiểu Vũ về đây, hai người một già một trẻ luôn khiến căn nhà tràn
ngập tiếng cười nói vui vẻ.

- Từ thúc, ta dậy rồi đây! Người cứ đi đi! Chút nữa ta sẽ đem thuốc sang cho
Cổ đại thẩm, thúc cứ yên tâm!

Tiểu Vũ tuy bề ngoài trông rất bình thường nhưng đầu óc lại rất thông minh, cư
xử luôn lễ phép và ngoan ngoãn nên được hàng xóm láng giềng cực kỳ yêu quý.

Trong một căn nhà nhỏ đơn sơ có hai người, một người nữ tử tuổi chừng bốn, năm
mươi đang nằm trên giường. Từ Phúc sau khi thăm bệnh cho nữ tử xong thì nói:

- Không có việc gì đâu Châu thẩm, chỉ là cơ thể suy nhược mà thôi, không có
gì đáng ngại. Thẩm cứ nghỉ ngơi đi rồi tôi sẽ bảo tiểu Vũ nó đem thuốc qua cho
thẩm.

Châu thẩm ngồi dậy, mỉm cười nói:

- Cảm ơn Từ thúc, ở đây có chút thành ý của tôi mong thúc nhận cho.

Nói đoạn Châu thẩm đưa tay vào trong túi áo lấy ra vào đồng ngân tệ đưa cho Từ
Phúc. Nhất thời Từ Phúc vội xua tay nói:

- Cái này đại thẩm giữ lại đi, làm sao mà ta có thể nhận tiền của thẩm được
chứ, thẩm và mọi người trong thôn giúp đỡ ta rất nhiều rồi. Hơn nữa cuộc sống
của ta ở đây cũng đâu cần dùng đến tiền.

Châu thẩm vẫn tiếp tục dúi tiền vào tay Từ Phúc giọng điệu đã bắt đầu nghiêm
túc hơn:

- Thúc thúc luôn xem bệnh và bốc thuốc không lấy tiền làm mọi người trong
thôn rất cảm kích nhưng thúc không cần không có nghĩa là tiểu Vũ nó không cần.
Năm nay nó đã sáu tuổi rồi, thời gian đến khi Hưng Duy học viện chiêu sinh chỉ
còn chưa tới ba tháng nữa, nếu không có tiền thúc lấy gì ra mà lo cho tiểu Vũ
chứ? Chả nhẽ thúc không muốn cho tiểu Vũ đi học, thằng bé này thiên tư thông
minh, nếu có thể tới học viện học tập biết đâu tương lai nó sẽ có cuộc sống
tốt hơn.

Nghe vậy trong mắt Từ Phúc hiện lên một chút quang mang phức tạp, tựa như đang
suy tính điều gì đó. Đột nhiên từ phía sau truyền vào một thanh âm già nua :

- Châu thẩm nói đúng đấy, hơn mười năm nay ngươi ở thôn này chữa bệnh phát
thuốc cho mọi người đều không lấy tiền, mọi người đều cảm kích. Tuy ngươi đã
già, không cần tiền cũng không sao nhưng tiểu Vũ nó còn nhỏ, còn cả tương lai
ở phía trước, chả nhẽ ngươi nguyện ý để nó ở cái nơi hoang vu hẻo lánh này cả
đời sao? Như vậy không phải là bất công với đứa nhỏ này sao?

- Ta… Thôi được rồi, ta sẽ về hỏi ý kiến tiểu Vũ rồi sẽ qua trả lời cho
trưởng thôn.


Vĩnh Hằng Vô Cực - Chương #2