Các Bạn Phải Ngước Mắt Lên Nhìn Chúng Tôi


Người đăng: ෴♕ ŞėþąśŦϊαռ ♉️ ℜаļթի ♕෴

Lê Khôi băn khoăn:

- Vạn vật kết nối? Chẳng lẽ chúng ta sẽ sản xuất ra toàn bộ các thiết bị sinh
hoạt hằng ngày sao?

Trần Bằng xoa xoa cằm lắc đầu:

- Tôi không nghĩ chủ tịch ấu trĩ như thế. Dù Thịnh Thế thừa khả năng làm điều
đó nhưng để thay đổi toàn bộ đồ dùng trên toàn đất nước, sau này là toàn thế
giới thì còn xa với lắm. Chưa kể người dân có đủ tiền mà thay đổi toàn bộ
thiết bị không? Đặc biệt người dân Việt Nam rất có truyền thống chịu khổ, họ
sẽ không mạnh dạn bỏ tiền ra thay đổi thiết bị tân tiến nhất bởi vì nhu cầu
của họ chẳng cần hiện đại như thế.

Cũng như việc ra đời một chiếc điện thoại với nhiều tính năng mới, hầu hết mọi
người sẽ để nó lỗi thời rồi mới mua về chứ không chịu bỏ một khoản tiền mới ra
để sở hữu những tính năng hiện đại nhất.

Tất cả cũng chỉ là do dân ta còn nghèo. Nghèo thì bần hàn, nghèo thì hà tiện
mà.

Tiểu Di gật đầu:

- Đúng vậy, chủ tịch sẽ không dại gì mà thay đổi toàn bộ thiết bị sinh hoạt,
chắc chắn cậu ấy sẽ làm ra một thứ quản lý được những thiết bị cổ điển.

Vân Tú hài lòng, khen ngợi:

- Chị Tiểu Di đúng là càng ngày càng thông minh a, có khi nào chị nghe anh
Bằng nói phụ nữ đôi khi thông minh quá cũng không phải là tốt không? Hì hì.
Đùa đấy. Mọi người cứ mở dự án ra đọc là sẽ biết.

Không ngoài dự đoán của mọi người, Dương Tuấn Vũ đã đưa ra một dự án phát
triển một thiết bị quản lý hệ thống. Chỉ với một thiết bị bằng ngón cái khi
cắm bảng mạch nó sẽ quyết định việc tắt mở và kiểm soát các thiết bị trong
nhà. Mọi người chỉ cần thông qua việc kết nối nó với

smartphone là có thể điều khiển thiết bị ở nhà mọi lúc mọi nơi. Nó có tên
“Thịnh Thế Device

Master”.

Không chỉ thế, bản tài liệu này còn có công sức không ít của Vân Tú, khi mà cô
đã dày công nghiên cứu các thiết bị có công năng tương tự đang được phát triển
trên thế giới. Vừa phân tích những

điểm đối tác làm được, vừa phân tích những thứ còn hạn chế và nguyên nhân thất
bại của nó.

Công việc này mọi khi đều là Dương Tuấn Vũ tự tay biên soạn nhưng giờ hắn quá
bận rộn nên không thể làm được, và Vân Tú cũng chứng minh cho tất cả hiểu rằng
đằng sau sự thành công của Thịnh Thế còn có dấu ấn rất lớn của một người phụ
nữ.

Dùng que chỉ lên màn hình, Vân Tú phân tích:

- Ở Hàn Quốc hiện SamSung đang áp dụng thử nghiệm sản phẩm này, có thể nói
không phải chỉ chúng ta mới biết nhìn xa trông rộng. Thiết bị của họ có ưu
điểm không cần chỉnh sửa bảng mạch, chỉ việc cắm một thiết bị có tên JJ vào
một ổ cắm và nó sẽ thực hiện điều chỉnh được khoảng 10 thiết bị lớn nhỏ.

Nhưng nhược điểm của nó là phản hồi tương tác còn có độ trễ khoảng 5 giây, tức
là khi chúng ta bật điều khiển tivi thông qua smartphone của mình thì sau 5
giây màn hình mới sáng. Đồng thời khoảng cách sử dụng của nó chỉ đạt được
100m, tức là nếu chúng ta muốn thao tác ở xa hơn thì thiết bị này sẽ vô dụng,
bởi vì nó sử dụng tín hiệu thông qua bluetooth.

Chưa hết, giá thành của nó cũng không rẻ, dự tính rơi vào tầm 1250 đô la (25
triệu VNĐ), với mức lương của họ thì không thành vấn đề nhưng nếu ở Việt Nam
chúng ta thì sẽ không phải nhà ai cũng chịu bỏ ra số tiền đó.

Ở Mỹ thì họ còn tiến bộ hơn, đó là có một số tiểu bang đã áp dụng thiết bị này
vào thực tế, ưu điểm của họ là độ trễ thiết bị rơi vào khoảng 3 giây và mức độ
phủ sóng cũng chỉ được khoảng 300m. Và tất nhiên thiết bị của họ còn đắt hơn
của Hàn khoảng gần gấp đôi.

Đây chính là nhược điểm chung của mọi thiết bị hiện có, các nước khác cũng
đang gặp phải vấn đề tương tự.

Nhưng tôi tin rằng ở các khu vực chủ chốt quân sự, các quốc gia này đều đang
sử dụng thiết bị điều khiển từ xa thông qua mạng vệ tinh truyền về. Cụ thể ưu
nhược điểm của họ thế nào thì tôi không thể xâm nhập an ninh mạng của họ được.
Tuy vậy chúng ta cũng có thể hoàn toàn tự tin rằng, thiết bị áp dụng tốc độ
mạng 5G của GoS-1 chắc chắn sẽ không thua kém, thậm chí còn tiên tiến hơn
nhiều.

Mọi người đều không hề nghi ngờ quan điểm của Vân Tú.

Nếu là vài năm trước khi họ gia nhập Thịnh Thế, gặp được chàng trai trẻ xuất
sắc đó thì họ chắc chắn sẽ không tin điều này là sự thật. “Làm quái gì có
chuyện khoa học công nghệ điện tử của Việt Nam có thể đem ra so sánh với những
con quái vật thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ?”

Nhưng khi họ vào đây, chứng kiến những kỳ tích mà Thịnh Thế đã làm được thì
quan điểm của họ đã thay đổi hoàn toàn, họ chợt nhận ra người khác làm được,
nước khác làm được tại sao chúng ta – những người dân Việt Nam lại không làm
được. Chỉ là chúng ta bị chiến tranh làm lạc hậu, bởi vì chúng ta luôn tự ti
nên mới ra nông nỗi như thế.

Chính việc tự ti và sợ thất bại đã khiến cho nhiều người có ý tưởng xuất sắc
đều ngại thử nghiệm, ngại tìm tòi nghiên cứu. Đặc biệt là quan điểm của nhiều
bậc phụ huynh: Chúng mày chỉ cần đi học rồi kiếm một cái bằng về làm công ty
nọ công ty kia là được, nghiên cứu? Có ra tiền không? Nhà nghèo làm gì có tiền
mà cho mày nghiên với chả cứu.

Việc chiến tranh kéo dài nhiều năm đã gây ra hậu quả cho thế hệ đi trước: Sợ
chiến tranh, chỉ cầu hòa bình, cầu cuộc sống an nhàn cơm ăn ba bữa quần áo mặc
cả ngày là đủ rồi.

Cứ thế tư tưởng này đã thấm vào máu, vào suy nghĩ của đa số người dân Việt
Nam, để rồi hiện nay

thế hệ trẻ hay già đều chỉ muốn tìm một công việc lương 6-8 triệu là đã tốt
lắm rồi, sau đấy kiếm thêm một cô vợ, đẻ vài đứa cháu cho ông bà là đã là con
có hiếu, con tốt.

Nhưng ở nước ngoài thì khác, như Nhật Bản, đất nước vừa trải qua thảm họa sóng
thần hồi đầu năm 2012, mà chỉ trong vài tháng đã vực lại được kinh tế đất
nước. Vì đâu? Do đâu?

Bởi vì suy nghĩ của họ khác chúng ta. Các bậc cha mẹ họ đều từ nhỏ đã dạy dỗ
con mình tự lập, truyền bá cho nó tư tưởng phải cố gắng học tập tốt, khuyến
khích họ cống hiến hết mình cho đất nước.

Không phải so sánh tinh thần yêu nước của hai dân tộc ai hơn ai kém, mà thực
tế là chúng ta chỉ phát huy cái tinh thần này khi đất nước đứng trước những
nguy cơ bị xâm phạm, còn khi thời bình, tất cả đều muốn làm sao có lợi nhất
cho mình là được, còn đất nước là cái gì đó vĩ mô quá lớn, họ làm việc nhỏ còn
việc lớn thì kệ sẽ có người khác lo.

Rồi ai cũng nghĩ vậy nên chẳng có ai làm, đất nước vẫn phát triển thật đấy
nhưng toàn là do nhà nước cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào, cho họ tới
Việt Nam sản xuất để tận dụng được nguồn nhân công giả rẻ, nhà nước sẽ thu
được tiền thuế, nhưng chút tiền đó so với nguồn lợi nhuận chảy về quốc gia họ
còn lớn hơn gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.

Còn họ thì lại sống cả đời vì cống hiến cho tổ quốc, dù tên chẳng được vinh
danh nhưng họ cảm thấy như thế mới là sống. Nhưng người không có mục tiêu,
suốt ngày chỉ cần cơm ăn ba bữa sẽ bị hàng xóm, thậm chí là người thân trong
nhà khinh rẻ kỳ thị.

...

Tất cả những thứ đó để thấy một mục tiêu khác mà Thịnh Thế muốn đem lại cho
người dân Việt Nam chính là lòng tự hào, sự tự tin. Họ làm được chúng ta cũng
làm được thậm chí còn làm tốt hơn thế. Họ biết phấn đấu vì đất nước chúng ta,
những con người nơi đây, mỗi người nhân viên Thịnh Thế ở đây đều đang nỗ lực
không ngừng đưa tập đoàn lên đỉnh thế giới.

Phải có một con chim đầu đàn dám bay cao bay xa thì những con chim khác mới
dám cất cao tiếng hót.

Thịnh Thế làm được, các tập đoàn, công ty khác đều lấy đó làm gương, lấy đó
làm mục tiêu để đem sản phẩm, tinh thần của họ lan ra khắp đất nước, khắp thế
giới. Thịnh Thế thành công chẳng có lý gì họ không thể thành công, cùng là
người Việt Nam, anh làm được tôi cũng làm được.

Thịnh Thế đã trở thành một hiện tượng được cả giới trẻ noi theo, tinh thần tự
tôn, tự hào dân tộc đã vô hình, từ từ ngấm vào tâm trí mỗi người khi mà họ xem
được những tin tức thời sự, tin tức trên tờ báo uy tín trên thế giới đã, đang
dành lời khen ngợi và khâm phục tập đoàn Thịnh Thế.

...

Vân Tú mỉm cười vui vẻ kết thúc bài thuyết trình giới thiệu kế hoạch phát
triển dự án, tất cả những công đoạn này sẽ do Trần Bằng, Lê Khôi và Lâm Băng
hợp tác cùng hoàn thiện.

Thực ra những giám đốc có mặt ở đây hầu như đều có tâm phúc thay họ quản lý
các công ty con, hệ thống đã vận hành trơn tru, chỉ việc hàng ngày có người
quản lý, giám sát thôi. Còn thứ họ cần chính là cảm giác phấn khích, hào hứng
khi làm các dự án mới.

Trần Bằng sẽ chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống phần mềm quản lý cho TT Device
Master, còn Lê Khôi và Lâm Băng sẽ thành lập nhà xưởng, chuyển giao và tuyển
dụng thêm các kỹ sư để hoàn thiện phần cứng. Tất cả cần đảm bảo rằng nhanh
nhất là trong vòng một tháng từ bản thiết kế của Dương Tuấn Vũ sẽ làm ra được
sản phẩm mẫu đầu tiên. Để từ giờ tới cuối năm sẽ cho ra mắt thiết bị này.

- À còn quên mất một việc, 5G đã có chắc chắn thông tin này sẽ nhanh chóng
xuất hiện trên các mặt báo của Việt Nam cũng như thế giới. Kể cả chúng ta
không làm gì thì Volkswagen cũng sẽ công bố nó. Chính vì thế việc phát triển
hệ thống mạng viễn thông mà Tiểu Di em đang phụ trách trong thời gian tới sẽ
khá vất vả đấy. Em liên hệ với Tùng Khôi Kỳ điều nhân lực qua để sẵn sàng tới
những nơi đặt hàng để xây các cột thu phát sóng và cơ sở hạ tầng cần thiết cho
mạng 5G.

Tiểu Di cười vui vẻ:

- Hì hì. Nếu chị không nói em cũng đang định đề xuất ý kiến này đây, cuối
cùng chúng ta đã có được một hệ thống mạng viễn thông riêng. Thế giới! Hãy
ngước lên và nhìn Thịnh Thế chúng tôi này. Các bạn vẫn dùng mạng 4G chậm lè
tè? Chúng tôi có mạng 5G với tốc độ băng thông gấp có 100 lần thôi à. Nhanh có
thấy hơi chóng mặt a. Ha ha ha.

Tiểu Di vỗ ngực diễn một đoạn hài kịch ngắn khiến tất cả mọi người đều cười
khoái chí. Đúng vậy, không biết khi mấy tay suốt ngày vỗ ngực tự hào chúng tôi
luôn đi đầu mọi mặt như Mỹ, Nga và Trung Quốc sẽ có biểu cảm thế nào khi nghe
cái tin này nhỉ? Rồi lại còn khép nép tới đàm phán xin được kết nối ké mạng 5G
của Thịnh Thế, ha ha nghĩ tới mà ai cũng cười không khép được miệng.


Tổng Giám Đốc Siêu Cấp - Chương #361