Thập Đại Danh Kiếm Và Chư Tử Bách Gia


Người đăng: lord16061992

-Thập đại danh kiếm

1Thiên Vấn – Doanh Chính:

Thiên Vấn tên kiếm có ý nghĩa tự hỏi trời cao đệ nhất thiên địa. Có ý kiến cho
rằng đời chủ trước của thanh Thiên Vấn vốn là nhà thơ Khuất Nguyên nước Sở (
Theo lịch sử thì Thiên Vấn là 1 tác phẩm thơ nổi tiếng của Khuất Nguyên). Sau
khi Tần diệt Sở, Khuất Nguyên nhảy sông Mịch La tự vẫn.Thiên Vấn được Lý Tư
phái người tìm kiếm và mang về dâng lên cho Tần Thủy Hoàng. Thiên Vấn được cất
giữ tại cung Hàm Dương.

2.Uyên Hồng- Cái Nhiếp :Tàn Hồng là một thanh kiếm đồ long (giết rồng), do mẫu
thân Từ phu tử rèn ra, dùng cho Kinh Kha hành thích Tần Vương. Thanh kiếm này
mười phần lợi hại, nhưng quá hung hiểm, sát thương đối phương cũng tổn hại cho
chính chủ nhân của kiếm.

Uyên Hồng tiền thân là Tàn Hồng kiếm. Kinh Kha hành thích thất bại, kiếm rơi
vào tay Doanh Chính. Y đã cho thợ đúc kiếm giỏi nhất nước Tần dùng năm loại
kim khí chế tạo thành Uyên Hồng. Nó được làm tiêu trừ đi sát khí, tăng thêm uy
lực. Sau Cái Nhiếp hộ giá có công, Doanh Chính đem Uyên Hồng tặng cho y

3.Thái A- Phục Niệm có khí thế của sao Ngưu, Đẩu. Là bội kiếm của Phục Niệm,
chưởng môn Nho gia. Tương truyền nó do bậc thầy đúc kiếm Âu Trị Tử, Can Tương
tạo ra. Tướng kiếm sư Phong Hồ Tử từng nói, chỉ có uy lực phát ra từ nội tâm
mới có thể phát huy hết sức mạnh của kiếm này. Thân kiếm tuyệt đẹp, sống kiếm
chắc chắn, lưỡi kiếm vô cùng sắc bén, có thể chém sắt, chặt đá nhẹ như đâm
xuống nước, khi múa kiếm, kiếm khí tỏa ra khiến cho đối thủ hoa mắt chóng mặt,
nhưng ngược lại vầng kiếm khí làm tăng uy lực của người sử dụng kiếm.

4. Sương Hồn Kiếm – Đông Hoàng Thái Nhất

5.Xích tiêu kiếm Lưu Quý(Lưu Bang)

6.Tuyết tể kiếm – Tiêu Dao Tử : là tín vật của lịch đại chưởng môn Đạo gia. Từ
khi tổ sư Lão Tử qua đời, Đạo gia phân thành Thiên, Nhân lưỡng đại kiếm tông.
Tuyết Tễ do chưởng môn hai phái luân phiên tiếp quản. do trưởng môn Nhân Tông
của Đạo Gia là Tiêu Dao Tử nắm giữ 2 tuyệt chiêu Tuyết Hậu Sơ Tình và Trường
Hồng Quán Nhật là 2 chiêu thức sử dụng cùng thanh kiếm này.

7 Thủy hàn kiếm- Cao Tiệm Ly : Bội kiếm của Cao Tiệm Ly, do Từ phu tử của Mặc
gia đả tạo. Tên được lấy từ câu thơ của Cao Tiêm Ly dành cho Kinh Kha " Phong
tiêu tiêu hề dịch thủy hàn". Kiếm như tên gọi, tính âm hàn, là thanh kiếm
tương sinh tương khắc với Uyên Hồng

8. Trạm lư - Phù Tô là 1 trong những thanh kiếm nổi tiếng nhất do đúc kiếm sư
huyền thoại Âu Dã Tử rèn cho Việt vương Câu Tiễn.Nước Việt thất thế Việt vương
phải giao thanh Trạm Lưu cho vua nước Ngô là Hạp Lư.Tương truyền sau đó Trạm
Lư rơi vào tay Sở Chiêu Vương khiến vua Ngô tức giận khởi binh đánh Sở,nước Sở
thất trận,vua Ngô chiếm lại thanh Trạm Lư.Sau này khi nước Việt diệt Ngô,thanh
Trạm Lư lại quay về người chủ ban đầu là Việt vương.Trạm Lư được chôn cất cùng
Việt vương khi ông qua đời.

9 Thu Ly- Hiểu Mộng xếp thứ 9 trong ” Thập đại danh kiếm ”. Kiếm này chứa đựng
thâm lý của Đạo gia cùng sinh cơ vô tận của đất trời. Khi Trang Châu ngao du
đã được thanh kiếm này đưa đường chỉ lối, từ đó trở thành người thủ hộ Thiên
Tông Đạo gia. Tục truyền năm đó Ngô Việt cầu kiến kiếm sư Tiết Chúc vì Việt
Vương mà cầu bảo kiếm, xứng đôi với danh kiếm Thuần Quân mà Âu Dã cất giữ, cầu
mãi hai mươi nắm cuối cùng cũng có được một danh kiếm, ngày được bảo kiếm cũng
là ngày Tiết chúc quy thiên. Từ đó truyền rằng thanh kiếm này kí thác linh hồn
của Tiết Chúc

10.Lăng hư- Trương Lương Thân kiếm thanh nhã,tú lệ với ánh bạc loá mắt,không
thể nhìn kỹ.Cả thanh kiếm được khảm 18 viên ngọc đỏ.Tuy là vũ khí nhưng không
vương một chút máu tanh chỉ thấy thanh thoát như mây bay theo gió,quả là bảo
kiếm hiếm có trong thiên hạ.Dụng kiếm mà trái tim trong sáng,tâm trí không
chút tà niệm ắt chủ nhân phải là bậc cao nhân thông thiên hiểu địa.Lăng Hư vốn
là bảo kiếm từ đời nhà Chu trải qua bao năm tháng chỉ có những bậc xuất thế kỳ
tài mới có duyên sở hữu.

Ngoài ra cũng có một số danh kiếm khác như

-Cự Khuyết ( Thắng Thắt- Nông gia)

Cự Khuyết là 1 trong 5 thanh bảo kiếm gồm Trạm Lư,Cự Khuyết,Thắng Tà,Ngư
Trường,Thuần Quân được đúc kiếm sư Âu Dã Tử rèn cho Việt Vương Câu Tiễn.Cự
Khuyết toàn thân bằng sắt thô bên ngoài được phủ đồng.Kiếm tuy to nặng thô
kệch nhưng uy lực dời núi lấp biển.Cự Khuyết ít được nhắc đến trong sử sách so
với các thanh kiếm còn lại.

- Can tương mạc tà ( Điền Tứ - Nông gia)

-Thiên Chiếu - Vân Trung Quân Tương truyền Vân Trung Quân 1 lần tình cờ nhìn thấy tảng đá có hình dạng thanh kiếm,tảng đá rất nặng sức khỏe 1 người khó lòng nhấc nổi.Vân Trung Quân thấy làm điềm lạ đã dùng Âm dương thuật luyện trong 99 ngày,tảng đá mới vỡ ra 1 thanh kiếm.Thân kiếm cong cong tựa vầng trăng khuyết,phát ra ánh sáng lóa mắt,kỳ lạ thay ngay cả trong đêm thanh kiếm cũng phát ra thứ ánh sáng như mặt trời ban ngày.Vân Trung Quân bèn dâng lên cho Tần Thủy Hoàng.Tần Thủy Hoàng rất ngạc nhiên trước thanh kiếm kỳ lạ và ban cho cái tên Thiên Chiếu.

-Mặc My Mặc Mi là tín vật của Cự Tử Mặc gia

-Sa sỉ Thanh kiếm được sở hữu bởi Vệ Trang – thủ lĩnh Tụ Tán Lưu Sa, sư đệ của Tung Hoàng gia Kiếm Thánh Cái Nhiếp. Sa Xỉ được cha của Mặc gia Từ Phu Tử rèn nên, nhưng không được xếp vào trong kiếm phổ vì nó mang yêu khí quá nặng.Sa Xỉ đã định từ khi rèn ra đã là đối địch với thanh Uyên Hồng của Cái Nhiếp, nếu xét về uy lực, Sa Xỉ có lẽ còn có uy lực còn hơn cả Uyên Hồng, và có lẽ nó chỉ chịu thua Thiên Vấn một chút ít mà thôi

-Liên xà nhuyễn kiếm Là vũ khí của Xích Luyện, giống như con rắn nước, chiêu thức cũng vô cùng âm độc

-Lục Kiếm nô - Việt vương bát kiếm Chân Cương, Đoạn Thủy, Loạn Thần, Chuyển Phách, Diệt Hồn, Võng Lượng

-Chư Tử Bách Gia

1 Tung Hoành gia/Quỷ Cốc

- (Tiền nhiệm) Quỷ Cốc Tử Sư phụ Cái Nhiếp, Vệ Trang, là tiền bối thái sơn
bắc đẩu trong giang hồ, `

- Cái Nhiếp "Kiếm Thánh", truyền nhân của Tung kiếm thuật, rời khỏi nước Tần
cùng với Thiên Minh - con trai của cố nhân cùng phiêu bạt chân trời

- Vệ Trang Một trong các nhân vật chủ yếu. Truyền nhân của Hoành kiếm thuật,
thủ lĩnh Lưu Sa, quanh thân đầy tà khí và bá khí, mục tiêu lớn nhất là đả bại
sư ca Cái Nhiếp, không hề quy thuận Tần quốc

2. Mặc gia

- Lục Chỉ Hắc Hiệp Tiền nhiệm Cự Tử trước Yên Đan, Ngũ đại trưởng lão Âm
Dương gia liên thủ cũng không bắt được, sau bị Diệm Phi sát hại

- Yên Đan

- Mặc gia Cự Tử, thần long thấy đầu không thấy đuôi. Thân phận thực là nguyên
Thái tử của Yên quốc từng lên kế hoạch cho Kinh Kha ám sát Tần vương, sau này
mất mạng trong cuộc chiến bảo vệ Cơ Quan thành

- Kinh Thiên Minh Phụ thân là kiếm khách Kinh Kha, mẫu thân là Lệ Cơ. Bề
ngoài lơ mơ không hiểu biết nhưng trên nhiều phương diện như võ công, cơ quan
thuật... đều có thiên phú cực cao. Mất trí nhớ lại thêm cảnh đời bị Tần truy
sát, thân phận mơ hồ khiến cho khắp chốn đại địa phong vân biến chuyển. Theo
học kiếm thuật và kính ngưỡng Cái Nhiếpnhư phụ thân. Trong quá trình trốn chạy
dần dần tôi luyện trưởng thành, lần lượt kết bạn với nhiều cao nhân giang hồ,
liên tiếp kết hảo hữu với Thiếu Vũ, Cao Nguyệt, Thạch Lan cùng lứa tuổi, cũng
chứng kiến chốn yên bình cuối cùng trên thế gian là Mặc gia Cơ quan thành bị
hủy diệt, còn dưới cơ duyên xảo hợp trở thành Mặc gia Cự Tử.

- Ban đại sư Lão giả, có địa vị cao trong các Thống lĩnh của Mặc gia, chuyên
gia Phi công Cơ quan thuật, tay trái là cánh tay cơ giới tự chế, quản lý Cơ
quan bộ

- Từ phu tử Lão giả có hiệu xưng "Kiếm chi tôn giả", kiếm do gia tộc ông đúc
nên đều là danh kiếm mà các kiếm khách tha thiết mơ ước

- Kinh Kha Phụ thân Thiên Minh, được Cao Tiệm Ly và mọi người kính trọng, là
cố nhân của Cái Nhiếp. Thích Tần thất bại hi sinh, tương truyền là bị Cái
Nhiếp đâm chết

- Cao Tiệm Ly Có địa vị cao trong các Thống lĩnh của Mặc gia, cầm sư nước
Yên, kiếm khách, cao nhã u buồn, trong các thành viên Mặc gia còn sống sau khi
Tần quốc thống nhất thì võ công chỉ đứng sau Yên Đan

- Tuyết Nữ Vũ cơ nước Triệu, tuyệt mỹ khuynh thành, giỏi ảo thuật, cùng Cao
Tiệm Ly tương luyến, sinh tử bên nhau

- Đoan Mộc Dung "Kính Hồ y tiên" cư trú tại Kính Hồ y trang. Vốn có địch ý
với Cái Nhiếp, sau sinh lòng ái mộ lẫn nhau

- Đạo Chích "Đạo vương chi vương" khinh công trác tuyệt, bản tính láu cá
nhưng gặp lúc nguy nan tuyệt đối không tham sống. Ái mộ Đoan Mộc Dung đã từng
cứu mạng mình

- Đại Thiết Chùy Trọng tình trọng nghĩa, khôi ngô mạnh mẽ, phụ trách quản lý
Đoán tạo bộ

- Bào Đinh Ẩn náu tại Tang Hải, là người hào sảng không câu nệ tiểu tiết,
thân phận bề ngoài là chưởng quỹ của "Hữu gian khách sạn", phụ trách ẩm thực
Nho gia

3 Nho gia

- Tuân Tử Tên là Huống. Sư thúc của ba người Phục Niệm, sư phụ của Lý Tư và
Hàn Phi, là Đại tông sư thứ ba của Nho gia sau Khổng Mạnh, âm thầm trợ giúp
phản Tần liên minh

- Phục Niệm Nho gia Chưởng môn, khí độ bất phàm, tôn sùng vương đạo trị quốc

- Nhan Lộ Nho gia Nhị đương gia, sống thanh bạch không có lòng tranh đua, âm
thầm tương trợ phản Tần liên minh

- Trương Lương Nho gia Tam đương gia, lòng hoài chí lớn, trí mưu siêu quần,
âm thầm lên kế hoạch phản Tần

- Hàn Phi Đại thành giả tu tập Pháp gia, con thứ chín của Hàn vương, ái đồ
của Tuân Tử, huynh trưởng Hồng Liên, người sáng lập Lưu Sa. Nghiên cứu “Thương
Long Thất Tú”, sau bị Lý Tư hãm hại vào ngục nhà Tần, chết bởi Lục Hồn Khủng
Chú

,Lý Tư Tướng quốc nước Tần, truyền nhân Pháp gia, xử sự lão luyện, tâm tư cẩn
mật, đề xuất "lấy giang hồ chế giang hồ"

- Tử Thông, Tử Mộ, Tử Du, Nho gia đệ tử

4.Đạo gia

-Thiên tong

+ Bắc Minh Tử Cao nhân Thiên Tông, từng thu Hiểu Mộng làm quan môn đệ tử

+ Xích Tùng Tử Tiền chưởng môn Thiên Tông, liên tục ba lượt chấp chưởng Tuyết
Tễ, sau lại bại dưới tay Tiêu Dao Tử, làm mất (quyền giữ) Tuyết Tễ, năm sau
thì qua đời

+ Hiểu Mộng Thế chân sư huynh Xích Tùng Tử trở thành Chưởng môn Thiên Tông.
Nữ tử trẻ tuổi, cảnh giới cực cao, nhưng lý giải quá mức hai chữ "vô tình"

+ Tiểu Linh Nam đệ tử Đạo gia Thiên Tông, vì tìm kiếm muội muội Tiểu Y mà ẩn
náu ở Thủy bộ Âm Dương gia 5 năm. Sau khi mọi chuyện bại lộ tự nguyện cho một
nữ đệ tử Mộc bộ có tư chất cực cao "Ngũ Linh huyền đồng" trong Âm Dương gia
(sau thăng cấp thành "Thiếu Tư Mệnh") xử quyết, hậu sự không rõ

-Nhân tong

+ Tiêu Dao Tử Chưởng môn Nhân Tông, tiên phong đạo cốt, hành tung phiêu hốt,
soái lĩnh các đệ tử Nhân Tông phản Tần

+ Mộc Hư Tử Trưởng lão Nhân Tông, muốn đầu hàng Tần, vì hành sự chưa tận lực
bị Hiểu Mộng giết chết

5.Binh gia

-Tần

+ Vương Tiễn Đệ nhất danh tướng nước Tần sau Bạch Khởi, là người lão luyện
thành thục, hiểu sâu đạo dùng binh, hành quân bố trận mọi việc thuận lợi. Từng
cùng tộc Mông thị mang binh diệt Sở, giết chết Hạng Yên

+ Vương Ly Thượng tướng quân nước Tần, cháu Vương Tiễn. Đồng minh La Võng,
ủng hộ Hồ Hợi

+ Mông Điềm Nội sử nước Tần, võ tướng trẻ tuổi nổi bật xất chúng, soái lĩnh
thiết kỵ vệ đội "Hoàng Kim Hỏa Kỵ Binh". Ủng hộ Phù Tô

+ Chương Hàm Võ tướng trẻ tuổi trí dũng song toàn, soái lĩnh Ảnh Mật Vệ -
thân vệ quân của Tần Thủy Hoàng

+ Bạch Đồ Thượng cấp Chung Ly Muội, lấy cớ công vụ ức hiếp bách tính

-Sở

+Hạng Thiếu Vũ Tộc trưởng Hạng gia đương nhiệm Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ trong
tương lai. Cháu của danh tướng Hạng Yên nước Sở, thiếu chủ của tộc Hạng thị.
Trí dũng song toàn, tâm tư tinh tế, thiên phú dị bẩm, có thần lực nâng đỉnh
ngàn cân. Là người trượng nghĩa, tuy tuổi còn nhỏ nhưng khi lâm trận đối địch
đã có phong độ của một đại tướng. Dẫn dắt toàn tộc và các minh hữu như Mặc gia
cùng nhau phản Tần.

+Hạng Lương Gia thần Hạng gia, thúc phụ Thiếu Vũ. Tính tình hào phóng, âm thầm
chiêu binh mãi mã

+Phạm Tăng Mưu sỹ Hạng gia, sư phụ nhập môn của Thiếu Vũ về binh pháp, quan
sát nhạy bén

+Long Thư Hỏa trong "Phong Lâm Hỏa Sơn". Con của tiền thủ lĩnh Đằng Long quân
đoàn nước Sở, cũng là thủ lĩnh hiện tại, cùng Thiếu Vũ tình như thủ túc

+Chung Ly Muội Phong trong "Phong Lâm Hỏa Sơn". Xuất thân Sở quốc, làm Đô úy
của Tần quốc, có xạ thuật kinh nhân

+Anh Bố Lâm trong "Phong Lâm Hỏa Sơn". Lãng nhân phóng khoáng, vốn là thủ lĩnh
Lôi Báo quân đoàn nước Sở, khi nước bị diệt thì đi theo Điền Mật

+Quý Bố Sơn trong "Phong Lâm Hỏa Sơn". Trợ thủ Chu Gia, rất trọng chữ tín, du
hiệp chuyên cướp giàu chia nghèo, nguyên là thủ lĩnh Ảnh Hổ quân đoàn nước Sở,
sau gia nhập Hạng gia

+Tào Cữu Tướng nước Sở, sau khi mất nước thì chôn vùi chí hướng, sau này phấn
chấn trở lại, trở thành phó tướng Long Thư

-Yên

+ Yến Ý Đại tướng quân nước Yên, gian trá giảo hoạt, nịnh nọt bợ đỡ

+ Đại Thiết Chùy Sĩ quan cấp thấp, bị Yến Ý hãm hại, sau được Yên Đan cứu
thoát, từ đó hết hy vọng đi theo Mặc gia,

-Triệu Lý Mục Vũ An Quân nước Triệu, quân thần, chống lại Lang tộc, người có công với Tần quốc, sau ẩn cư Đào Hoa Lâm

-Ngụy Điển Khánh

-Hàn

+ Cơ Vô Dạ Đại tướng quân nước Hàn, quyền khuynh triều dã coi khinh Hàn
vương. Bức hôn Hồng Liên nhưng trong đêm tân hôn bị Vệ Trang thích sát

+ Lý Khai Nhân vật trong Thiên Hành Cửu Ca, nguyên là Hữu Tư Mã của nước Hàn,
tình nhân Hồ phu nhân, cha đẻ Lộng Ngọc. Sau bị Lưu Ý hãm hại phải lưu vong,
được Lưu Sa giúp đỡ ẩn cư

+ Lưu Ý Nhân vật trong Thiên Hành Cửu Ca, Tả Tư Mã nước Hàn được Cơ Vô Dạ cất
nhắc, háo sắc hung tàn, vì đoạt bảo tàng và Hồ phu nhân mà hãm hại Lý Khai.
Nhiều năm sau bị Ngột Thứu ám sát báo thù

6.Âm dương gia

- Đông Hoàng Thái Nhất(đương nhiệm) Thủ lĩnh tối cao của Âm Dương gia. Thần
bí khó lường, chưa từng có ai nhìn thấy khuôn mặt thật và thực lực chân chính

- Đông Quân • Diệm Phi Vốn là "Âm Dương thuật đệ nhất kỳ nữ", thực lực thâm
sâu khó lường. Yêu thương Yên Đan, sinh hạ Cơ Như Thiên Lung. Sau khi nước Yên
diệt vong thì trở thành tù nhân, là cấm kỵ đàm luận trong nội bộ Âm Dương gia

- Nguyệt Thần • Cơ ? (đương nhiệm) Hữu hộ pháp, nữ tử họ Cơ, là Đại Vu được
Thủy Hoàng tín nhiệm nhất, biết chiêm tinh, dự cảm

- Tinh Hồn(đương nhiệm Tả hộ pháp, cùng với Nguyệt Thần là lưỡng đại Hộ quốc
Pháp sư nước Tần

- Vân Trung Quân • Từ Phúc Trưởng lão Kim bộ, say mê nghiên cứu đan dược lại
có chút thành tựu, được Thủy Hoàng bổ nhiệm làm thuyền chủ Thận Lâu

- Đại Tư Mệnh(đương nhiệm Trưởng lão Hỏa bộ. Nữ tử cay độc hung ác, hai tay
vì tu luyện Âm Dương Hợp Thủ Ấn mà phủ đầy ám văn màu đỏ- Thiếu Tư Mệnh(đương
nhiệm) Trưởng lão Mộc bộ, nữ tử tính tình lạnh nhạt, luôn đeo mạng che mặt, có
khả năng điều khiển thực vật

- Tương quân • Thuấn, Tương phu nhân(Nga Hoàng / Nữ Anh) Phu thê, Trưởng lão
Âm Dương gia, phân biệt chưởng quản Thổ bộ và Thủy bộ

- Cơ Như Thiên Lung Con gái Yên Đan, phong hiệu "Cao Nguyệt công chúa". Dịu
dàng uyển chuyển, yêu thích hòa bình. Sau khi nước Yên diệt vong trải qua cuộc
sống bình dân, nhưng giữa lời nói cử chỉ vẫn một luồng khí chất cao quý bẩm
sinh. Tinh thông văn hóa các quốc gia và y thuật, dược lý, là trợ thủ đắc lực
của Đoan Mộc Dung Mặc gia, cũng có thiên phú cực cao về Âm Dương thuật.

Sau khi bị Nguyệt Thần bắt đi, bị ép trở thành thành viên chủ yếu trong Âm
Dương gia, cũng được Đông Hoàng Thái Nhất cho biết "Họ Cơ tên Như, tự Thiên
Lung" có huyết mạch của gia tộc họ Cơ tôn quý nhất đã kéo dài cả ngàn năm, là
nhân vật then chốt để hiểu rõ về "Thương Long Thất Tú".

- Sở Nam Công Nguyên là đệ nhất hiền giả đất Sở, từng nói "Sở tuy tam hộ,
vong Tần tất Sở". Sau trở thành môn khách của Lý Tư, nhân sỹ tự do của Âm
Dương gia, không rõ mục đích thật sự

- Tiểu Linh

7.Nông gia

- Hiệp Khôi Điền Quang Hiệp khách Yên quốc trí dũng song toàn, vì Yên Đan
hiến kế ám sát Tần vương. Thân phận thật là nguyên Nông gia Hiệp Khôi, trung
thành với Xương Bình Quân. Tự nguyện để Ngô Khoáng giết chết nhằm trợ giúp Ngô
Khoáng nằm vùng trong La Võng. Hậu sự không rõ

- Khôi Ngỗi Đường

+Trần Thắng Mệnh danh "Hắc kiếm sỹ Thắng Thất", được Lý Tư thả ra từ trong
ngục Tần để truy sát Cái Nhiếp, sau bị Triệu Cao uy hiếp gia nhập La Võng. Vốn
thuộc Khôi Ngỗi Đường, bị Nông gia gạch tên do Điền Mật hãm hại

+Ngô Khoáng Đệ của Trần Thắng, Tổng quản Khôi Ngỗi Đường, cao thủ dùng kiếm.
Sau vụ việc Điền Mật thì mất tích, bị đồn do Thắng Thất giết. Trên thực tế là
nội ứng La Võng, lấy thân phận "Kim tiên sinh - Tổng quản Cộng Công Đường" tại
Nông gia để điều tra chân tướng sự việc

+Điền Mật Thê tử Ngô Khoáng, làm người khôn khéo, không ngại giết chồng để
cướp vị trí Đường chủ của Trần Thắng. Đồng minh Điền Hổ

- Xi Vưu Đường

+Điền Hổ Xi Vưu Đường chủ, Nhị đệ của Điền Mãnh, tính nóng như lửa khuyết
thiếu lý trí, thề đoạt Hiệp Khôi

+Cốt Yêu Nguyên là người nước Triệu, là sát thủ xương mềm ở vùng Thái Hành, cổ
quái thị sát, sau bị Điển Khánh giết chết

- Liệt Sơn Đường

+Điền Mãnh Liệt Sơn Đường chủ, là đối thủ mạnh nhất cùng Chu Gia tranh đoạt
Hiệp Khôi đời kế tiếp, bị Kinh Nghê ám sát nhằm khơi mào nội chiến Nông gia

+Điền Ngôn Con gái Điền Mãnh, rất có mưu lược. Sau khi Điền Mãnh chết thì trở
thành Đường chủ, theo lời đề nghị kết minh với Điền Hổ

+Điền Tứ Đệ đệ Điền Ngôn, đệ nhất cao thủ Nông gia, tâm trí không đủ nhưng
thực lực cực cao

+Mai Tam Nương

+Ách Nô Sát thủ trầm mặc Đích truyền Phệ Giáp Môn nước Ngụy, sư muội Điển
Khánh, đao thương bất nhập

- Tứ Nhạc Đường Tư Đồ Vạn Lý Tứ Nhạc Đường chủ, mê cờ bạc. Trước khi nước Hàn
diệt vong là ông chủ Tiềm Long Đường. Sau được Điền Ngôn thuyết phục, đoạn
tuyệt với Chu Gia, chuyển sang thế lực Điền Hổ

- Cộng Công Đường

+Điền Trọng(Chu Trọng) Cộng Công Đường chủ, đồng minh Điền Hổ, có tâm cơ. Vốn
là nghĩa tử của Chu Gia, sau đoạn tuyệt quan hệ gia nhập Điền thị. Thật ra có
quan hệ với La Võng

+Hàn Tín Kiếm khách nghèo túng sa sút nhưng lòng ôm chí lớn, có mưu lược và võ
công không tương xứng với vẻ bề ngoài. Tuy lệ thuộc Cộng Công Đường nhưng thu
tiền của Lưu Quý làm việc cho Thần Nông Đường. Thật ra là thành viên Ảnh Mật
Vệ

- Thần Nông Đường

+Chu Gia Thần Nông Đường chủ, nội lực thâm hậu, có quen biết cũ với Lưu Sa

+Lưu Quý(Lưu Bang) Người nước Sở, mê cờ bạc, nhìn như không có chí lớn nhưng
kì thực lại thâm tàng bất lộ, là người sảng khoái

+Điển Khánh Xuất thân Ngụy Giáp Môn kinh đô Đại Lương nước Ngụy, dáng người
lực lưỡng, đao thương bất nhập, sau khi gặp Tư Đồ Vạn Lý ám sát thì bị Điền Tứ
giết chết

+Hoa Ảnh Hoa khôi Túy Mộng Lâu, thật ra là Nông gia đệ tử

8.Danh gia Công Tôn Linh Lung Hậu nhân Công Tôn Long, người thừa kế Danh gia
có thân hình kềnh càng nhưng lại khéo ăn khéo nói, rất tự tin với tướng mạo
của mình. Theo Lý Tư tới Tang Hải, cùng Tử Minh biện luận thất bại, cũng do đó
mà khổ não. Đơn phương yêu mến Trương Lương

9.Y gia

-Niệm Đoan Sư phụ Đoan Mộc Dung, hai người có quan hệ vừa là thầy vừa là mẹ, đã qua đời (xưng hô bắt nguồn từ webgame《Tần Thời Minh Nguyệt》)

-Đoạn Mộc dung

Tổ chức

1 Lưu sa do Hàn Phi,Vệ Trang,Tứ Nữ thành lập

_Bạch Phụng / Bạch Phượng Hoàng Đứng đầu "Tứ Thiên Vương", vốn thuộc "Dạ Mạc".
Mỹ nam tử khinh công trác tuyệt, có khả năng chỉ huy chim chóc

_Xích Luyện / Xích Luyện Nữ Xếp thứ 2 trong "Tứ Thiên Vương", vốn là Hồng Liên
công chúa của Hàn quốc. Quyến rũ lẳng lơ, tinh thông độc thuật, có khả năng
chỉ huy loài rắn

_Thương Lang / Thương Lang Vương Xếp thứ 3 trong "Tứ Thiên Vương", từng nghe
lệnh Hàn vương. Cô độc tàn bạo, có khả năng khống chế bầy sói. Sau bị Cao Tiệm
Ly giết chết

_Vô Song / Vô Song Quỷ Xếp thứ 4 trong "Tứ Thiên Vương", quái lực trời sinh,
đao thương bất nhập. Vốn là sát thủ Bách Việt, sau được thu vào Lưu Sa. Sau
khi mất mạng do truy sát Cái Nhiếp thất bại được Công Thâu Cừu dùng Bá đạo Cơ
quan thuật cải tạo thành Cơ quan nhân. Khi Cơ quan thành sụp đổ bị Vệ Trang
vứt bỏ, sau kết giao với Thiên Minh, dưới sự trợ giúp của Trương Lương quay về
Lưu Sa

Nghịch lưu sa

-Ẩn Bức Người Nam Cương, quái vật nửa người nửa dơi, có năng lực sinh tồn và ẩn náu siêu cườn

-Hắc Kỳ Lân Đệ nhất sát thủ nước Hàn, không hình không dáng, sở trường dịch dung, thâm nhập mọi phòng ngự

-Lộng Ngọc Nhân vật trong Thiên Hành Cửu Ca, con gái của Hồ phu nhân và Lý Khai, được Tử Nữ cứu từ trong chiến loạn, trở thành Cầm cơ đứng đầu bảng Tử Lan Hiên nước Hàn. Từng khiến Bạch Phụng động lòng. Nhận lệnh Lưu Sa ám sát Cơ Vô Dạ, sau thất bại tự vẫn

2 La Võng

-Triệu Cao Thủ lĩnh tổ chức, Trung Xa Phủ Lệnh nước Tần, đệ nhất sủng thần bên Thủy Hoàng, mặt ngoài trung với Đại Tần, kì thực bụng dạ cực sâu

-Yểm Nhật Nhất đẳng sát thủ cấp Thiên của La Võng, thực lực mạnh hơn Kinh Nghê

-Kinh Nghê Nhất đẳng sát thủ cấp Thiên của La Võng, thực lực mạnh hơn Huyền Tiễn

-Huyền Tiễn Hạch tâm sát thủ của La Võng, nam tử trung niên tóc đỏ

-Chân CươngĐoạn ThủyLoạn ThầnVõng LượngChuyển PháchDiệt Hồn Thủ hạ đắc lực của Triệu Cao, cùng được xưng là "Lục Kiếm Nô", vì kiếm tìm sức mạnh to lớn hơn mà vứt bỏ tự do và tên thật, gia nhập La Võng, được trao danh kiếm đồng thời cũng lấy kiếm làm tên

-Ngô Khoáng

-Thắng Thất

3.Dạ mặc

-4 hung thú

+Huyết Y Hầu • Bạch Diệc Phi Nhân vật trong Thiên Hành Cửu Ca, chưởng quản 10
vạn binh lực Hàn quốc, âm hiểm giảo hoạt

+Phỉ Thúy Hổ Nhân vật trong Thiên Hành Cửu Ca, giàu có một phương tại Hàn quốc

+Triều Nữ Yêu Nhân vật trong Thiên Hành Cửu Ca, một thành viên trong hậu cung
nhiều giai lệ của Hàn vương, dùng sắc làm vui lòng vương từ đó chưởng khống
triều chính

+Thoa Y Khách Nhân vật trong Thiên Hành Cửu Ca, phụ trách giám sát trên dưới
triều đình lẫn dân gian Hàn quốc, ẩn nấp rất sâu

-Bách Điểu

+Mặc Nha Nhân vật trong Thiên Hành Cửu Ca. Thủ lĩnh "Bách Điểu", thượng cấp
Bạch Phụng, cận vệ Cơ Vô Dạ. Sau hy sinh bản thân để Bạch Phụng và Lộng Ngọc
thoát khỏi tay Cơ Vô Dạ

+Bạch Phụng

+Ngột Thứu Nhân vật trong Thiên Hành Cửu Ca. Kiếm khách của "Bách Điểu", vốn
là thổ phỉ bị Lưu Ý bán đứng, sau một mình hành động tầm bảo, bị Vệ Trang giết
chết


Tiêu Dao Chư Thiên Vạn Giới - Chương #10