Xuống Núi


Người đăng: koijuheonhju@

Mặt trời ló rạng, những tia nắng ban mai, bắt đầu chiếu rọi khắp
Bạch Trúc Sơn. Đây là lần đầu tiên trong mười bốn năm, Vân Linh được
sư phụ Văn Trọng cho phép hạ sơn.

Đối với y, đây quả thật là niềm ao ước từ lâu, thế giới ngoài kia
có những gì đang chờ đón y? Cả đêm hôm qua, Vân Linh không hề chợp
mắt, con khỉ trắng dường như cũng như Vân Linh, cả đêm mắt nó cứ thao
láo nhìn Vân Linh, thỉnh thoảng "Khẹc Khẹc" mấy tiếng, rồi lại đưa
mắt nhìn y.

Sáng nay, bốn vị đệ tử núi Bạch Trúc, cùng nhau đến Thiền Lâm
Đường hành lễ với sư phụ, sư nương rồi dùng pháp bảo ngự không bay
đi. Đại Nghĩa ngự Phán Quan Bút tạo ra một vệt hào quang màu bạc
lao vun vút giữa những đám mây. Kinh Vân ngự Phục Long Kiếm vạch ra
một đường thẳng trên không màu xanh dương, Quỳnh Như ngự Phượng Long
Sách tạo ra một tia sáng màu hồng, lung linh diễm lệ. Còn Vân Linh y
chơi mình một kiểu. Y cưỡi trên lưng một con họa điểu do Đại Nghĩa
vẽ, y đã cỡi họa điểu rất nhiều lần. Có điều lần này tâm trạng y
rất tốt, nên y cười nói không ngừng. Lục Mỹ Nhi Hầu cũng tỏ ra
khoái trí, đây là lần đầu nó được bay trên họa điểu nó lấy làm
thích thú, miệng kêu "Chí Chí" liên hồi.

Cưỡi họa điểu gần hai canh giờ, bốn người hạ xuống một vùng đất
trống cạnh thành Mê Linh, thay áo quần thường dân. Có lẽ Đại Nghĩa
không muốn gây sự chú ý cho những bách tính trong thành. Đi bộ một
đoạn, Vân Linh cùng Quỳnh Như thao thao bất tuyệt, đối với cả hai, đây
đều là lần đầu xuống núi, nên hai người họ đều lấy làm hứng khởi.
Đi thêm một đoạn trước mặt mọi người là một toà thành kiên cố. Xung
quanh được bao bọc bởi tường thành cao hơn ba trượng, được xây bởi
những phiến đá lớn. Bên trên tường thành, thấp thoáng có lính canh.
Trước cổng thành có hơn chục lính gác, áo giáp chỉnh tề, khí thế
trang nghiêm, hùng dũng. Bốn người từ từ tiến vào trong, Vân Linh và
Quỳnh Như hết nhìn đông, lại liếc tây. Con khỉ trắng trên vai Vân Linh
kêu "Khẹc Khẹc" liên hồi, hai tay bám áo Vân Linh rồi ra sức giật,
dường như đây là lần đầu tiên trong đời nó phải tiếp xúc với nhiều
người như thế này. Riêng Kinh Vân thì hoàn toàn trái ngược với Vân
Linh. Từ khi ngự không khỏi núi Bạch Trúc, y chưa hé răng nửa lời.
Mặc cho Quỳnh Như ra sức trêu ghẹo, y vẫn coi như không có chuyện gì,
luôn luôn giữ khuôn mặt lạnh giá, không chút cảm xúc.

Còn Đại Nghĩa ra dáng sư huynh, luôn thao thao bất tuyệt giới thiệu
về Mê Linh thành cho ba vị sư đệ:

- Trong vòng hai trăm dặm quanh đây, Mê Linh thành là chỗ to lớn và
phồn hoa nhất. Bách tính ở tại thành này, ít thì cũng có hai, ba
vạn người. Đây là nơi có vị trí địa lý tốt, phía đông giáp vùng
Phong Châu, phía tây giáp với ngọn núi Thạch Trấn, phía bắc là dãy
Hoàng Liên, phía nam giáp vùng Lĩnh Nam. Thương nhân qua qua lại lại
tấp nập vô cùng, quả thực là náo nhiệt...

Vân Linh nghe vậy, trong lòng thấy thật bội phục Đại Nghĩa. xem ra
nhị sư huynh quả là học rộng biết nhiều, bèn hỏi:

- Đại Nghĩa huynh, huynh làm sao biết được những chuyện này?

Đại Nghĩa mặt lộ vẻ đắc ý, nói:

- Có gì đâu, xưa kia trước khi lên Bạch Trúc Sơn, huynh được cha mẹ
dẫn ngang qua thành Mê Linh vài lần.

Vân Linh ngẩn người, xem ra y đang cố nhớ điều gì đó. Lát sau, y "à"
một tiếng rồi hỏi:

- Đại Nghĩa huynh, thôn Đại Nãn cách đây bao xa?

Nghe thấy Vân Linh hỏi về thôn Đại Nãn, Đại Nghĩa mặt có chút buồn,
lát sau y gượng cười nói:

- Thôn Đại Nãn cách thành Mê Linh khoảng lăm mươi dặm về phía đông
nam.

Vân Linh thấy Đại Nghĩa có vẻ gì đó buồn buồn, nên y không hỏi nữa.
Nhưng Quỳnh Như không biết gì về chuyện của Đại Nghĩa, càng không
biết thôn Đại Nãn bị ma giáo giết hại. Nàng lên tiếng hỏi, kèm theo
mấy phần vui tươi:

- Đại Nghĩa huynh, hay nhân tiện chúng ta ghé qua thôn Đại Nãn chơi
đi.

Vân Linh cau mày nhìn Quỳnh Như, Kinh Vân cũng thấy điều gì đó, khác
lạ từ nhị sư huynh.

- Thôn Đại Nãn đã không còn trên nước Văn Lang này từ lâu rồi.

Đại Nghĩa lên tiếng, lời nói kèm theo mấy phần buồn bã. Quỳnh Như
giật mình, nàng tự biết mình đã động đến nỗi đau của nhị sư huynh.
Nàng liền đổi chủ đề:

- Nhị sư huynh, bây giờ cũng gần trưa rồi, hay chúng ta tìm một tửu
lầu nào đó, dùng bữa. Sang chiều chúng ta lại tiếp tục lên đường.

Đại Nghĩa lòng đang trĩu nặng, những hình ảnh người trong thôn bị ma
giáo thảm sát, lại hiện về trước mắt. Nhưng y là một người cứng
cỏi phi thường, y vẫn cố giữ thái độ bình thường. Y nhìn qua thấy
ánh mắt của ba vị sư đệ đều đang hướng về mình. Y biết họ đã nhận
thấy điều gì đó khác thường từ mình, y liền cười một tràng lớn
và nói:

- Hay, ý kiến hay, à thế này, gần đây huynh có biết một quán rất
được. Hay chúng ta đến đó đi?

Đại Nghĩa cố tỏ ra vui vẻ, nhân Quỳnh Như mở lời, y liền cười cười
nói nói. Có vẻ y muốn chứng minh, mình vẫn ổn. Vân Linh đồng cảm
với Đại Nghĩa, y gật đầu cho qua chuyện. Kinh Vân thấy Đại Nghĩa
cười cười như vậy, y liền đưa mắt đi chỗ khác, chẳng thèm nói thêm
lời nào. Quỳnh Như thì đồng ý ngay.

Đại Nghĩa dẫn ba vị sư đệ sư muội đến một tửu lầu. Trước cửa có
treo một tấm bảng hiệu lớn đề ba chữ màu vàng, " Thiết Sơn Uyển"
chữ viết uyển chuyển, có khí có lực, lúc mềm mại, khi lại mạnh
mẽ vô cùng, thoạt nhìn ai cũng phải khen là chữ viết đẹp.

Khi bước vào bên trong, một cảnh tượng tấp nập diễn ra, có vô số
thực khách đang ngồi bên trong, đủ hạng người, từ quý tộc đến
thường dân.

Thấy bốn người vào, một vị tiểu nhị đon đả ra đón, miệng luôn nở
nụ cười tươi rói.

Tửu lầu của Thiết Sơn Uyển, nằm trên con phố lớn náo nhiệt nhất
thành Mê Linh. Thế nhưng tại phòng thượng khách trên lầu ba, vẫn rất
yên tĩnh, trong căn phòng to lớn rộng rãi chỉ bày không đến mười cái
bàn. Hiện tại đại khái có mấy bàn đang có khách ngồi ăn cơm.

Đại Nghĩa kêu tiểu nhị, lựa chọn một vài món rau.

Vân Linh y cũng mỉm cười, cho rằng Đại Nghĩa đã phần nào nguôi ngoai
chuyện buồn. Y liếc qua Thiết Sơn Uyển, trong lòng chợt nghĩ, từ nhỏ
y chưa từng xuống núi, chỉ biết mỗi núi Bạch Trúc. Trong mười bốn
năm, y chỉ có bốn lần tham gia kỳ sát hạch của Hoàng Liên Môn. Ngoài
ra y chưa từng rời khỏi núi Bạch Trúc, thành ra y chưa từng đến
những nơi xa hoa như Thiết Sơn Uyển. Y lắc đầu cười khổ, mười bốn năm
trên núi Bạch Trúc, chưa từng rời khỏi Hoàng Liên Môn, thì làm sao y
biết thế giới bên ngoài ra sao? Nhìn qua, mặc dầu có người thích sự
hoan hỉ rực rỡ xa hoa. thế nhưng để người ta nói mình là có tu
dưỡng, phong nhã cũng là chuyện thường gặp.

Bốn người bọn họ ngồi ở chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ, Vân Linh nhìn
qua cách bố trí trên lầu, rồi nói với Đại Nghĩa:

- Nhị sư huynh, chỗ này chắc giá cả không rẻ đâu nhỉ?

Đại Nghĩa mủm mỉm cười, nói:

- Chỗ này là tửu lầu tốt nhất thành Mê Linh, không phải tự nhiên
mà có được, tuy nhiên Hoàng Liên Môn chúng ta rất có danh tiếng ở
đây, nên ông chủ cũng không dám lấy đắt.

Vân Linh gật gù “à” lên một tiếng, một lát sau, tiểu nhị mang đến
trên bàn mấy đĩa nhỏ rau xào, và một vài món ăn khác.

Đây là lần đầu tiên Vân Linh ăn những món ăn không phải do tam sư huynh
Đoàn Hữu Nhân nấu, thử qua y phát hiện, thì ra tam sư huynh nấu cũng
không thể nào bằng ở đây được, Kinh Vân cùng Quỳnh Như có vẻ cũng
có cảm giác như vậy, ba đứa trẻ gắp lịa lịa, kể cũng lạ Kinh Vân
bây giờ cũng không giữ được vẻ lạnh lùng như mọi khi, thì ra y cũng
háo ăn như vậy. Riêng con khỉ trắng một mình một kiểu, mình nó vác
một nải chuối tiêu, ung dung tự tạ ngồi ăn, như đang rất thoả mái.

Bốn người đang ăn uống vui vẻ, từ dưới lầu hai, bước lên thêm ba
người, một nam hai nữ, người nam độ tuổi trung niên, tướng mạo anh
tuấn, tay cầm một thanh hảo kiếm, khí độ bất phàm, còn một người
nữ, mặc lam phục, dáng người thanh tú, nhưng lại che mặc bởi một
lớp vải mỏng, không rõ dung nhan ra sao, ngoài ra, đi theo họ còn một
đứa trẻ trạc tuổi Vân Linh, mày thanh, mi tục, đôi mắt to tròn, mái
tóc đen bóng, xem ra cũng có dấp dáng một mỹ nhân. Trên tay có mang
một khúc tiêu, làm từ lam ngọc, toàn thân tiêu, tỏa ra một màu xanh
lá huyền bí. Phía dưới cây tiêu có buộc một miếng ngọc bội.

Từ khi ba người này bước lên lầu ba, dường như xung quanh, yên tĩnh lạ
thường, những tiếng cười nói, dường như im bặt. Một lát sau, khi họ
ngồi xuống bàn, mọi chuyện lại diễn ra bình thường. Những tiếng
cười nói vang lên không ngớt.

Không hiểu sao, Đại Nghĩa, nhị sư huynh từ khi thấy ba người này, y
bị thu hút bởi đứa trẻ, không hiểu vì sao, nhưng rõ ràng, y quan sát
không ngừng, dù là cử chỉ nhỏ nhất của đứa bé gái, cũng không thể
lọt qua ánh mắt của Đại Nghĩa.

- Giống... giống quá!

Đại Nghĩa buộc miệng nói ra, nói xong y lại thở dài, trước sự ngỡ
ngàng của ba vị tiểu sư đệ, Kinh Vân thì còn đỡ, nhưng Quỳnh Như và
Vân Linh thì lơ ngơ như kiểu bò lạc, ngay sau đó, Vân Linh hỏi Đại
Nghĩa:

- Nhị sư huynh, có chuyện gì sao?

Đại Nghĩa lắc đầu, nhưng câu hỏi của Vân Linh, vô tình lọt vào tai
của hai người mới đến, ( trừ bé gái, đang mải cười đùa nên không để
ý) hai người họ đưa mắt một lượt, ánh mắt dừng lại ở thanh Phục
Long Kiếm, rồi nhanh chóng bỏ qua, một lần nữa ánh mắt họ dừng
lại, nhưng lần này là họ ngạc nhiên khi thấy dị thú thượng cổ, Lục
Mỹ Nhi Hầu, đang chiễm chệ đánh chén buồng chuối tiêu trên vai Vân
Linh.


Mặt trời đã lên đỉnh, những tia nắng chói chang thiêu đốt mọi thứ,
khi ăn xong, Đại Nghĩa quyết định cho mọi người nghỉ ngơi một lát,
sang chiều tiếp tục lên đường, Vân Linh đang dạo bước trên hành lang
lầu ba của Thiết Sơn Uyển, y đang nghĩ bâng quơ, tự nhiên y nghe thấy
những tiếng tiêu vang lên, tiếng tiêu trong trẻo, dịu nhẹ, lúc thanh
lúc trầm, làm cho người ta có cảm giác dễ chịu. Con khỉ trắng, đang
nằm ngủ trên vai Vân Linh, thi thoảng miệng lại chép chép liên hồi
rồi lại điểm một nụ cười tinh quái, khiến Vân Linh cũng thấy vui
lây.

Theo tiếng tiêu, Vân Linh đi hết hành lang, trước mặt Vân Linh là một
mỹ nhân, chí ít với y là như vậy. Cô ta vẫn bận bộ đồ màu xanh
nước lam, ở dưới ánh trăng làn da trắng như tuyết, không chút tì
vết, đẹp không so thể bì, mái tóc bồng bềnh theo gió, nhìn cô gái
ấy, thanh thoát, tao nhã như một nàng tiên giáng trần vậy.

Cô gái nọ tay cầm chiếc tiêu đang thổi mê say, trên mặt lộ vẻ nhớ
nhung say đắm, nét đẹp khiến cho người ta phải mê hồn lạc phách,
những tiếng tiêu khi trầm khi bổng du dương vô cùng.

Đột nhiên tiếng tiêu dừng lại, cô gái quay mặt ra sau, hai mắt chằm
chằm nhìn Vân Linh. Như tên trộm bị bắt, Vân Linh giật mình, đang tính
bỏ đi cô gái đó lên tiếng:

- Tại sao ngươi nghe lén ta thổi tiêu.

Lý nào là vậy? Giữa Mê Linh thành, trong Thiết Sơn Uyển, giữa trưa cô
ta lại thổi tiêu, đừng nói là Vân Linh nghe thấy, có thể còn vô số
người khác cũng nghe thấy, thế mà cô ta gán cho Vân Linh cái tội nghe
lén. Vân Linh nghe thấy thế, sẵn tính hay trêu người y nói:

- Ta có hai tai, để nghe những thứ vui tươi trong đời, giữa trưa trong
Thiết Sơn Uyển, cô nương lại thổi tiêu. Xin hỏi, cô nương thấy tôi nghé
lén ở chỗ nào?

Người con gái với ánh mắt tinh ranh đáp lời Vân Linh:

- Ngươi nói mình không nghe lén, thế sao lại lén lút đứng từ đằng
sau không nói không rằng.

Vân Linh ngượng nghịu, sững lại chưa biết đáp lời ra sao, cô gái đó
lại lên tiếng:

- Không nói được rồi à? Như vậy là đúng là nhà ngươi nghe lén.

Vân Linh ngượng nghịu nói:

- Cô thổi tiêu ở đây, dù muốn hay không tôi cũng phải nghe, có lý gì
bảo tôi nghe lén?

Cô gái đó cười cười nói:

- Nói như vậy là ngươi đã nghe thấy tiếng tiêu của ta?

Vân Linh ấp úng nói "phải" cô gái đó cười cười hỏi thêm:

- Thế có hay không?

- Hay

Vân Linh buộc miệng trả lời trong vô thức, nói xong y thấy ngượng
nghịu, toan tính bước đi, cô gái ấy lại lên tiếng:

- Ê, ta chưa nói xong mà?

Đang cảm giác khó chịu, Vân Linh quay đầu lại nói:

- Tên tôi không phải là "ê", cô gọi ai tên "ê" vậy?


Thuận Thiên Kiếm - Chương #12