Ta Là Thiên Tài Kakaka


Người đăng: phobonamdinh

Giờ thìn bắt đầu, các đệ tử đã có mặt đông đủ, thức ăn cũng được các anh hầu
dọn sẵn ra trên bàn, mọi người đều rất chi là đói bụng, nhưng thấy sư phụ trầm
ngâm không nói gì, ai cũng thầm nuốt nước bọt.
Những món ăn trên bàn khá là đạm bạc, Dũng cũng hiểu rằng bây giờ đang ở trong
thời chiến loạn, khan hiếm lương thực, có cái ăn là tốt rồi, còn hơn là nhịn
đói như hôm qua. Bữa sáng hôm nay có món đậu phụ trắng, củ cải muối, thế là
hết.
Phái Toàn Chân là một môn phái Đạo giáo, nhưng dù là Đạo giáo thì cũng không
cấm ăn mặn, chỉ có điều là tổ sư Vương Trùng Dương có chủ trương là Tam Giáo
Hợp Tông.
Tức là Nho Đạo Thích cùng dòng, Nho tu thân Đạo tu chân Thích tu tâm lấy ba
sách Hiếu kinh, Đạo đức kinh và Ban nhược ba la mật tâm kinh làm tông chỉ. Các
vị đệ tử đời sau nhớ ơn Tổ sư nên học theo ngài ăn chay niệm phật, giữ giới
nghiêm ngặt.
Triệu sư phụ sư từ Ngọc Dương tử Vương Xủ Nhất, biệt hiệu là Thiết Chân Tiên,
có tiếng là nghiêm khắc nhất nhì môn phái. Lần đầu tiên tuyển nhận đồ đệ,
Triệu sư phụ rập khuôn nhưng gì mà ông đã được dạy.
Một lúc lâu sau, Triệu sư phụ cất lời:
“ Làm con người thì điều đầu tiên là phải chính tâm, tu thân. Ngay từ những
điều nhỏ nhặt nhất, các con cũng phải giữ ý tứ.
Ăn cơm thứ nhất là không được để thừa, bỏ phí, người nông dân vất vả một nắng
hai sương ngoài đồng, vì thế nên thức ăn là rất quý báu.
Thứ hai là khi ăn cơm không được nói chuyện, đã ăn thì tập trung ăn, giữ im
lặng, không nhồm nhoàm vừa ăn vừa nói, ăn chậm nhai kỹ không vội vàng.
Ngồi thì ngay thẳng, vững vàng không rung chuyển, không được làm rơi vãi thức
ăn.
Thời đó chưa có bàn ăn,ghế cao, nên mọi người phải quỳ ngồi để ăn cơm. Mọi
người có thể tưởng tượng trong các bộ phim Nhật Bản về thời xưa, mọi người quỳ
thế nào thì giờ đúng như vậy. Hai đầu gối gấp lại, chân ngồi lên gót chân, rất
chi là tê mỏi và đau nhức nếu không ngồi quen.
Dũng chưa từng ngồi vậy bao giờ, anh phải mất thời gian xem các sư huynh sư
huynh sư phụ ngồi thế nào, mãi một lúc mới chỉnh được tư thế. Chính vì lẽ đó
mà Triệu sư phụ mất thời gian chờ đến vậy, mọi người cũng có vẻ mất kiên nhẫn.
Dũng toát mồ hôi hột, nhăn nhó, Triệu sư phụ trừng mắt lườm anh, xem ra ông
đánh giá anh là đứa trẻ không có giáo dục, đến ngồi mà cũng không được.
Người Việt Nam ta có câu “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” rồi thì “ tiên
học lễ, hậu học văn”. Thời phong kiến quan trọng nhất là lễ giáo đạo đức, biểu
hiện qua sinh hoạt thường ngày,môn phái Toàn Chân này lấy Nho làm gốc càng
thêm nghiêm khắc.
Xem ra Dũng là người hiện đại, muốn làm quen được với cái xã hội cổ đại này
còn cả một bước dài phía trước!
“ Được rồi, mọi người ăn cơm”
Lần này thì Dũng khôn hơn, anh không vội ăn, mà chú ý quan sát cách Triệu sư
phụ dùng bữa. Anh thấy có vài điểm lạ: Triệu sư phu ăn chậm nhai khá kĩ như
lời ông nói, ông cũng gắp khá ít thức ăn, phong thái nhẹ nhàng thong dong đúng
kiểu tu chân chi sĩ. Dũng học theo như in, thế là bữa đó anh bị đói vì quá tập
trung xem, chả ăn được bao nhiêu.
Cơm nước xong xuôi thì cũng đến giờ tỵ (khoảng chín giờ sáng). Sư phụ nhấp một
ly trà xanh, khề khà.
Dũng vừa ngồi vừa rót nước cho sư phụ, lần này thì anh quen hơn, dù sao cũng
đã có kinh nghiệm làm mấy năm, mấy cái trò trà thuốc anh quá quen rồi.
“ Sau khi ăn cơm xong tuyệt đối không được vận động mạnh, sẽ khiến kinh Túc
Dương Minh Vị Trường Kinh bị xáo động, khí huyết không lưu thông thuận sướng.
Cũng không ngồi bật dậy khiến khí bốc lên não làm hoa mắt chóng mặt, mà phải
từ từ chậm rãi nhẹ nhàng xoa bụng, duỗi chân…
Phái Toàn Chân chúng ta là danh môn chánh phái, từ Ăn Uống Nằm Ngồi đều có
phương pháp, quy củ rõ rành mạch lạc.
Dần dần sư phụ sẽ chỉ dạy cho các con, các con nhớ chăm chỉ chịu khó luyện
công, rõ chưa ?”
Xem ra không thể coi thường cổ nhân được, không ngờ người xưa lại sống một
cách khoa học và hợp lý thế này. Cũng đúng thôi, vì dù sao thì Y Đạo thông Võ
Đạo, những điều hiểu biết Dưỡng Sinh học đều được ứng dụng ngay vào thực tế.
Thời xưa thường ít bệnh, họ chú trọng vào những công tác phòng bênh hơn chữa
bệnh, thời nay quá chú ý vào Tây Y, chỉ trị ngọn không trị gốc, đúng là về
khoản chăm sóc sức khỏe còn kém Đông Y một bậc!
Trong thời gian đó, sư phụ châm rãi nói
“ Các con là người học võ, vậy có hiểu thế nào là Võ Đạo không ?”
Thanh Phúc- Đại sư huynh thưa
“ Thưa sư phụ, học võ có phải là để hạ được đối phương không ?”
“ Đúng nhưng chưa đủ”
Thanh Lộc tiếp lời
“ là để làm Đại tướng quân, bảo vệ đất nước chăng ?”
Thanh Thọ nói
“ Con nghe người ta kể, học võ sẽ sống lâu, trẻ mãi không già”
“ Nếu con học được võ học tuyệt thế, sẽ trảm hết bọn Cẩu Thát Tử, với Tham
quan vô lại, bảo về nhân dân”- Thanh Luân kêu lên
“ Còn con, Thanh Đốc con nghĩ sao ?”
“ Thưa sư phụ con nghĩ rằng các sư huynh đều nói đúng ý con cả. Chỉ có điều
đối với con, Võ Đạo không có một định nghĩa rõ ràng trói buộc nó cả, Võ Đạo là
sự cảm nhận của mỗi người. Có người thì Võ Đạo là tín niệm quyết thắng, hay là
lưỡi đao chém sắt như chém bùn, đối với một số người thì Võ Đạo lại là để bảo
vệ kẻ yếu hơn, là tấm khiên che mưa chắn gió, Võ Đạo là gió là mây, Vân Vô
Thường, Phong Vô Tướng, Ma Kha Vô Lượng ”
Triệu sư phụ chợt giật mình, ngày xưa Vương chân nhân hỏi lão, lão hùng hồn
tuyên bố, “ Cường thân kiện thể, bảo vệ quốc gia” đến nay nghĩ lại vẫn còn
ngượng. Không ngờ tên tiểu tử Thanh Đốc này lại có suy nghĩ thấu đáo đến vậy.
Võ Đạo muôn hình muôn dạng, ai có thể định nghĩa được, đó là Chỉ Qua Vi Võ,
hay là Duy Võ Độc Tôn, người không ai giống nhau nên định nghĩa Võ Đạo mỗi
người mỗi khác.
Tên tiểu tử này khá lắm, vậy mà lừa cả Lão Tổ đây, trả lời nước đôi, ai biết
thế nào mà lần.
Dũng đến từ hiện đại, quen cách nói chuyện vòng vo tam quốc, bắt hắn nói rõ
ràng một vấn đề thì sao mà hắn dám cơ chứ. Nhưng mà dù sao hắn cũng nói đúng
rồi.
Triệu sư phụ thầm nghĩ : “ Xem ra ta thu được một tên đệ tử khó lường đây,
kaka, thú vị, thú vị !”


Ta Là Lộc Thanh Đốc - Chương #3