Kinh thành Phú Xuân, đình thự hóng mát vườn Nghị Hà. Hoàng Cung
Quang Toản cùng bàn chuyện với hai người Phan Văn Lân và Lê Văn Hưng. Hôm nay
để thay đổi không khí (nên lão tác giả cho) hắn ra đây. Cả ba đang bàn về tình
hình của thủy quân. Từ lúc đến thế giới này có quá nhiều việc cần giải quyết
khiến hắn chẳng có thời gian quan tâm đến chuyện này, phải công nhận công việc
quá nhiều, người bên cạnh hắn chẳng ít nhưng người được việc không được mấy.
Quang Toản đa phần việc gì cũng phải tự mình suy xét thấu đáo rồi mới đưa ra
bàn bạc, chủ yếu là giao nhiệm vụ cho người khác làm. Kể ra cũng không trách
ai được, nếu cứ từ từ, đâu đến nỗi, chỉ là hắn việc gì cũng muốn nhanh muốn
gấp nên sinh ra bận rộn. Với lại buổi đầu muốn thực hiện cải cách đều phải bận
như vậy, công này liên quan đến việc kia, vướng tay vướng chân thật khổ.
ở thế giới trước, các cuộc cách mạng hay các cuộc cải cách muốn thành công đều
phải có chung một yếu tố chính là thời cơ chín muồi. Ví dụ như cuộc cách mạng
tư sản Pháp xảy ra khi tầng lớp tư sản nước này đã lớn mạnh, hay cách mạng ở
Mỹ diễn ra khi nó có đủ sức đối đầu với Anh. Kể cả cách mạng tháng mười Nga
cũng vậy, cũng do đã có sự chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết mới dẫn đến
thành công. Điểm chung nữa chính là các cuộc cách mạng này dựa vào kết quả
phát triển của cả trăm năm trước đó. Nay ở Đại Việt, hắn chẳng biết mình sẽ
phải làm cuộc cách mạng gì, chỉ biết là cứ làm thôi, làm những cái cần làm,
đúng hơn hết là làm những cái mà hắn cho rằng nên làm, trong khi chưa có một
sự chuẩn bị kỹ càng nào.
Lúc này đây chẳng có gì là thời cơ chín muồi hay chuẩn bị chu đáo tích góp
trăm năm cả. Cái mà hắn nhìn thấy chỉ là nguy cơ, nguy cơ nối tiếp thiếu thốn,
đụng vào cái gì cũng không có, cái gì cũng thấy thiếu, đồng vốn duy nhất chính
là đám trí nhớ ba chắp ba vá theo dạng chung chung trong đầu.
Vào thời gian này việc phát triển một đội hải quân là điều cấp thiết, hắn
chẳng thể nào bỏ qua nó. Việc này ngoài chuyện tiền bạc còn đòi hỏi đến thời
gian và con người không thể nào hoàn thành yêu cầu trong ngày một ngày hai,
bởi vậy để kịp với bước tiến trong tương lai, lúc này hắn phải chuẩn bị những
điều kiện tối thiểu nhất cho sự ra đời của hải quân trong tương lai. Xây dựng
hải quân không hề đơn giản theo kiểu có thật nhiều tàu lớn trang bị đầy đủ vũ
khí rồi kiếm mấy tên lính biết bơi quẳng vào là xong, nó đòi hỏi một quá trình
cả vài chục năm không ngừng đầu tư và hoàn thiện cả về thiết bị lẫn con người.
Cũng như bộ binh, sức chiến đấu của hải quân phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ
không phải do số lượng quyết định tất cả.
Thủy quân Tây Sơn vốn dĩ có một quá khứ phát triển mạnh mẽ những chiến thuyền
cấp Định Quốc loại ba cột buồm có thể chở voi trang bị thêm mười khẩu pháo có
mái chèo phụ trợ là nỗi khiếp sợ cho thủy quân chúa Nguyễn, Xiêm La, Nhà
Thanh. Đến năm 1790 để chuẩn bị cho cuộc chiến với Nguyễn Ánh ở đằng trong.
Vua Thái Đức (nguyễn Nhạc) có hơn hai trăm thuyền lớn từ hai đến ba cánh buồm
có thể chở năm mươi binh lính và năm chiếc thuyền cấp Định Quốc, cùng hàng
trăm chiếc loại nhỏ (ghe bầu) sử dụng mái chèo. Có thể tính đây là thời kỳ
mạnh nhất của thủy quân Tây Sơn.
Khi Quang Trung tách ra khỏi bàn tay của Vua Thái Đức, phải lo đối khánh liên
miên không nghỉ với tập đoàn Lê-Trịnh, bầy tôi lộng quyền, quân xâm lược nhà
Thanh, cuộc nổi dậy của Lê Duy Trinh, can thiệp quân sự vào lãnh thổ của nước
Ai Lao. Chính vì vậy mà thủy quân dưới quyền Quang Trung không phát triển,
công tượng đóng thuyền cũng chủ yếu tập trung ở Quy Nhơn là chính.
Đang trong lúc chuẩn bị binh mã, quân Ánh bí mật tập kích vào cửa Thị Nại làm
cho binh tướng dưới quyền vua Thái Đức chẳng kịp trở tay. Số thuyền bè đang
tập kết ở đây rơi vào tay Quân Ánh, đã vậy Quang Trung đột ngột mất đi làm cho
Ánh có thời gian thở gấp huấn luyện thủy quân. Thu được nhiều chiến lợi phẩm,
thủy quân của Ánh trở nên mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần so với Tây Sơn. Họ phong
tỏa các cửa biển quan trọng. Khiến việc vận chuyển lương thực vũ khí trên biển
vào nam của nhà Tây Sơn không thể diễn ra chỉ còn cách vận chuyển theo đường
bộ. Trong những lần xuất chinh vào nam sau này vì không được thủy quân trợ
giúp mà bất lợi rất nhiều, khiến cho tình cảnh như bây giờ.
May sao tuy mất đi thuyền chiến nhưng thợ đóng thuyền, và thủy thủ, vẫn còn,
lần này Quang Toản coi như có chút may mắn, không đến nỗi dùng tay không bắt
giặc. Lúc này thủy quân Tây Sơn khá khiêm tốn chỉ với một chiếc cấp Định Quốc
và khoảng ba mươi chiếc loại dùng chở quân mà thôi, không trang bị pháo. Hiện
đang phân bố rải rác khắp các nơi, tập trung chủ yếu vẫn là ở cửa biển Thuận
An.
- Chú Hưng! Chú cho người tập hợp tất cả thủy quân còn lại của chúng ta, nhất
là tìm lại những thủy thủ cũ, chiêu mộ thêm được người mới nữa lại càng hay,
nhớ phải chú trọng đến việc này.
- Thần sẽ cho làm ngay, Hoàng Thượng quyết tâm tổ kiến lại thủy quân thật
sao?
- Đúng vậy. Ta không những muốn tổ kiến thủy quân mà còn muốn xây dụng hải
quân.
- Hải quân?- Lê Văn Hưng và Phan Văn Lân không hề hiểu có sự khác nhau gì
giữa hải quân và thủy quân, đem anh mắt dồn lên người hắn. Quang Toản cũng
lười giải thích nhiều, chỉ nói chung chung cho qua chuyện.
- Hải Quân là thủy quân có rất nhiều thuyền lớn trang bị pháo như tàu cấp
Định Quốc, thậm chí còn to hơn gấp nhiều lần dùng để đánh nhau trên biển với
tàu địch. Trên thuyền là những thủy thủ giỏi chuyên đánh nhau trên biển chứ
không phải thuyền chở quân như ta hiện nay.
Hắn không biết hai lão nghe như vậy có hiểu hay không nhưng chính hắn cũng
biết khả năng diễn tả của mình cũng chỉ đến như thế mà thôi. Có nói nữa cũng
chỉ tổ gây rối thêm.
- Chúng ta còn khoảng bao nhiêu thợ thuyền, còn đủ sức đóng chiến thuyền cấp
Định Quốc không?
- Thần cũng không rõ. Chuyện này không ai rành hơn công bộ thượng thư Vũ Huy
Tấn, ngài cứ cho mời ông ấy đến sẽ biết.
Đúng vậy ah. Lâu nay hắn dường như quên mất vị công bộ thượng thư này ( lão
t/g seach google giờ mới thấy). Những chuyện về công bộ hầu như Quang Toản đều
vượt mặt ông ta. Nếu như không phải Phan Văn Lân hôm nay nhắc đến hắn quả đã
quên có một vị công bộ thượng thư như vậy. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò
của bộ công vô cùng quan trọng, vị trí thượng thư càng quan trọng không kém.
Vậy mà mấy tháng nay Quang Toản chẳng thấy mặt mũi của vị thượng thư này đâu
hết. Như hiểu được sự thắc mắc của hắn, Lân lên tiếng thanh minh.
- Vũ Huy Tấn mấy tháng trước không may bị gãy tay, tuổi của ông ấy cũng hơi
lớn nên sức khỏe có chút xuống, thần có thể làm chứng, ông ta vốn không phải
là người lười biếng mà do sức khỏe nên mới vậy. Nay ông ấy đã khỏe Hoàng
Thượng triệu ông ấy vào hỏi chuyện xem sao.
- Cho triệu Vũ Huy Tấn! - hắn quay sang nói với lão Phúc
Quay sang tếp tục bàn chuyện với Lân và Hưng, Quang Toản không chỉ muốn đóng
tàu chiến thôi đâu, hắn còn muốn phát triển mạnh nghành đóng tàu trong thời
gian sắp đến, một là đóng thương thuyền phục vụ cho thương nhân người Việt đi
lại làm ăn buôn bán trong khu vực, trước làm căn cơ để tích góp vốn tư bản,
sau lại thúc đẩy thương nghiệp giao lưu đa dạng, tạo tiền đề cho sau này khi
bước vào sân thương mại rộng lớn hơn. Hai là phát triển khai thác thủy hải
sàn, đánh bắt tài nguyên trên biển, chuyện này tuy có chút khó khăn vì đa số
ngư dân thời gian này toàn là hộ nghèo, lấy đâu ra tiền mua thuyền buồm đi
đánh cá. Quang Toản có nghĩ đến việc hỗ trợ cho họ nhưng tạm thời chưa thể.
Hiện tại Quang Toản đang thiếu tiền trầm trọng lấy đâu ra tiền bao cấp cho ngư
dân mua thuyền đánh cá. Cuối cùng là qua đó nâng cao dần kỹ thuật đóng tàu
biển của đất nước trong thời gian ngắn nhất, làm thay đổi dần quan niệm trong
đầu đám đại thần.
Khi xem qua chiến thuyền cấp Định Quốc hắn tin tưởng rằng với trình độ hiện
tại các thợ thuyền của Đại Nam hoàn toàn có thể cho ra đời được thuyền hàng
sức chở vài trăm tấn. Nếu có một đội thuyền như vậy trong vài năm liền làm chủ
thương mại trên vùng biển Đông Nam Á rồi. Thuyền buồm bằng gỗ vài trăm tấn
hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu này, chỉ cần gia cố ky tàu cộng với kết
hợp xen kẽ kết cấu ngang và kết cấu theo chiều dọc, hạ trọng tâm của tàu bằng
loại đáy nhọn hình chữ V. Kết hợp thêm việc bố trí hợp lý buồm và cột buồn.
Chỉ cần nhiêu đó đủ để nghênh ngang đi lại trên biển đông mà không sợ gió dưới
cấp năm. Chuyện về tăng kết cấu cho tàu loại như vậy hắn biết khá rõ (đơn giản
vì lão t/g là kỹ sư đóng tàu..ọe ọe).
- Hoàng Thượng ngài định giao thương buôn bán với cả người Xiêm và người
Thanh sao. ở Thanh và Xiêm cấm không cho buôn bán với ta đấy. Chúng ta muốn
mua sắt của họ đều phải thông qua đám thương nhân đi buôn lậu. Sau này Tiên
Hoàng xin giao thương họ mới cho nhưng chỉ hạn chế ở hai chợ nhỏ gần biên ải.
Thực tế đó chỉ là chợ của vài tộc người nhỏ ở gần đó mở ra.- Phan Thanh Lân
lên tiếng hỏi, nêu ra cái nhìn của mình.
- Chuyện này nói khó cũng không khó nói dễ cũng không dễ đấy. Nói khó chính
là việc muốn nhà Thanh đồng ý mở cửa biển cho chúng ta thoải mái buôn bán là
chuyện khó. Nhưng nói dễ là dễ ở chỗ người ở nhà Thanh không ít kẻ tham tiền,
nhiều là đằng khác nhất là đám quan lại.
Đúng như vậy, tuy rằng triều đình nhà Thanh cấm đoán buôn bán trên biển nhưng
thực tế vẫn có đầy rẫy thương nhân nhà Thanh vào Đại Việt buôn bán đó thôi.
Với lại đám quan lại Thanh triều hết sức thối nát rồi, vì tiền chuyện gì cũng
dám làm chỉ riêng mỗi chuyện tạo phản là chưa dám. Chỉ cần đút vừa tay đám
quan lại ở đây Quang Toản tin chắc chuyện giao thương không hề khó. Cộng thêm
việc thông qua thương nhân người Thanh để tham gia buôn bán cũng là một cách
hay. Thứ ba là thông qua đảo Đài Loan để xâm nhập vào, trường này. Nói chung
đây chỉ là biện pháp tạm thời trước mắt, còn tương lai lâu dài còn chưa thể
nói hết được.
- Khải bẩm Hoàng Thượng bộ hộ thượng thư Vũ Huy Tấn đã đến.- lão phúc chạy
vào báo.
- Đưa ông ấy đến đây đi. – Quang Toản trả lời.
Chỉ chốc lát vị thượng thư công bộ vào đến nơi. Quang Toản trông ông ta cũng
đã khá cao tuổi, lưng đã gù xuống như sắp chống không nổi con người lão vậy.
Chỉ là nhìn vào đôi mắt vẫn cảm nhận được sự minh mẫn ở trong đó. Đúng là đã
không còn trẻ nữa, nhưng tráng chí của bậc hiền thần tôi trung vẫn còn, sự
hưng suy của một triều đại trông cậy cả vào đây.
- Thần Vũ Huy Tấn xin ra mắt Hoàng Thượng, Hoàng Thượng vạn tuế vạn tuế vạn
vạn tuế.
- Ái khanh mau đứng dậy, không biết sức khỏe của ái khanh thế nào? Lát nữa
trẫm sẽ cho ngự y đến nhà xem bệnh cho khanh. Ái khanh là trọng thần của trẫm
là trụ cột của xã tác không thể có chuyện gì ngoài ý muốn… Người đâu mau mang
ghế cho Tấn ái khanh.
- Lão thần tạ ơn ân điển của Hoàng Thượng. Sức khỏe của thần đã không đáng
ngại, lúc nào cũng có thể ra sức vì bệ hạ mà phân ưu, vì xã tắc mà cống hiến.
- Khá khen cho Tấn ái khanh, vẫn một lòng vì trẫm vì xã tắc an nguy như vậy…
mau mau ngồi xuống đi..
Vũ Huy Tấn chắp tay chào xã hỏi với hai người Phan Văn Lân và Lê Văn Hưng. Ba
lão này cũng chẳng lạ gì nhau, có khi mấy bữa trước còn dắt nhau xuống thuyền
sông hương nhìn người đẹp ấy chứ… (lại lan man rồi).
- Lần này trẫm cho mời ái khanh đến chính là muốn hỏi đến việc đóng thuyền và
thợ thuyền. Trẫm dự định cho xây dựng lại thủy quân không biết khanh có cái
nhìn đối với chuyện này như thế nào.
- Khải bẩm hoàng thượng, từ thời vua Thái Đức ( nguyễn Nhạc) chúng ta đã có
cả chục ụ thuyền với hơn ba nghìn thợ. Sau này vì loạn lạc mà chỉ còn tầm năm
trăm người thợ lành nghề, số còn lại lẫn vào trong dân gian. Lúc đó thợ đã
thoải mái đóng được loại thuyền có trang bị mười khẩu pháo nhưng do số lượng
pháo không đủ nên chỉ đóng vài chiếc mà thôi. Hạ thần nghĩ, tạo dựng lại thủy
quân là việc cần làm nhưng thú thực, tuy là chủ quản bộ công nhưng cũng biết
bộ hộ hiện đang thiếu thốn tiền bạc, việc tạo thuyền lúc này.. e không thực
hiện được.
Vị đại nhân này thật biết lo xa, làm cho ấn tượng của Quang Toản đối với lão
càng thêm tán thưởng, chục ụ thuyền với khoảng ba nghìn lao động thật ra chẳng
hề nhiều, nhưng cũng đủ cho hắn phát triển thủy quân trong thời gian ngắn rồi.
Chỉ tiếc bây giờ lượng thợ còn lại chỉ được một phần sáu. Bộ hộ hết bạc nên
lâu nay họ vẫn ngồi không một chỗ, Quang Toản tuy rằng cũng đang lúc khó khăn
nhưng vẫn muốn trích ra một ít cho họ làm vốn khởi động trước, sau này khi dư
giả lúc đó có thể rót thêm tiền vào.
- Chuyện về tiền trẫm sẽ có cách giải quyết khác khanh không cần phải bận
tâm. Trẫm chỉ muốn biết liệu thợ thuyền hiện tại có thể đóng được thuyền hàng
lớn gấp vài lần chiếc Định Quốc không. Trẫm muốn đóng loại truyền như vậy.
- Nếu như thuyền lớn như vậy lại có gắn thêm pháo, chắc là khó đóng, nhưng
chỉ để chở hàng, không khó như vậy, tin chắc thợ thuyền có thể làm ra, song
như vậy thuyền vẫn rất dễ bị lật khi gặp sóng to…
Quang Toản chỉ cần câu trả lời như vậy, hắn nghe đến đây liền ngắt lời lão.
- Lần này khanh hãy về cho người chuẩn bị sẵn sàng, ngoài việc tập hợp những
thợ cũ ngày xưa ra còn phải tuyển thêm người mới. Chuyện về tiền bạc khanh cứ
đến gặp trẫm. Trẫm sẽ cung cấp tiền cho khanh miễn sao hoàn thành công việc
tốt là được. .. khanh tuyển ra chục thợ thuyền giỏi nhất đưa đến cho trẫm,
trẫm muốn cùng họ trao đổi thêm chút vấn đề.
Vũ Đình Huy nghe vậy liền mừng, tuy rằng ngoài miệng nói là vì lo quốc khố
trống rỗng, khuyên Quang Toản không quá đầu tư vào tạo thuyền nhưng nếu có
người chi tiền cho các ụ thuyền dưới quyền lão hoạt động, sao lão không mừng
cho được.
- Tạ ơn Hoàng Thượng, thần sẽ cho thu xếp chuyện này ngay.
- Tốt lắm, ái khanh nên nhớ đây là một việc hết sức quan trọng đối với tương
lai của xã tắc. Khanh cũng thấy được tuy rằng quốc khố đang gặp khó khăn nhưng
trẫm không dám trễ nãi coi nhẹ việc tạo thuyền. Ái khanh hãy nhìn vào đó mà
gắng dốc sức.
- Hoàng Thượng dạy phải! Thần xin nghe.
Vũ Đình Huy nghe Quang Toản nói như vậy ban đầu còn thấy kinh ngạc, không ngờ
lời lẽ như vậy lại được thốt ra từ miệng một người chỉ mới mười bốn tuổi. Tuy
rằng vì sức khỏe mà phải ở nhà dưỡng bệnh mấy tháng nay nhưng không phải
chuyện gì cũng không biết chuyện gì cũng không nghe. Nhất là những đồn đại về
vị đương kim thánh thượng trước mặt này. Lão có chút nửa tin nửa ngờ, tin là
do trong lòng thật khao khát có một minh quân như vậy, ngờ là do sợ hãi mình
sẽ lại thất vọng. Nhưng nay, lão tin thật rồi. Hạnh phúc a, vui mừng a. Vì để
kìm nén sự thất thố lão chỉ trả lời ngắn gọn như vậy nhưng ẩn chứa trong đó là
cả một tấm lòng.
Cầu Thanks, Vote, Like :)