Người đăng: Phamtranquangdung
Thống Soái Man K’ Tun
- Tiểu sử:
+ Biệt danh: không có
+ Sinh: năm 17 B HTA( before Hong Bang- Tomania Empire’s Ace), Yi Yan, Kan
Đa, Dak- Linh, Thượng Khu, ( do vùng Thượng Khu chưa bao giờ nằm trong một
quốc gia hay tự tuyên bố độc lập cho tới ngày nó sáp nhập vào Hồng Bàng nên
tên gọi của các khu vực thuộc Thượng Khu đều dùng tên khi bắt đầu sáp nhập vào
Hồng Bàng)
+ Mất: năm 49 A HTA (after Hong Bang- Tomania Empire’ s Ace), Yi Yan, Kan Đa,
Dak- Linh, Thượng Khu, Đế Quốc Hồng Bàng- Tomania.
6- 10 A HTA Thiếu Tá, Tiểu đoàn trưởng Quân hỗn hợp
10- 25 A HTA Trung Tá, Lữ đoàn trưởng Quân hỗn hợp
25- 29 A HTA Thiếu Tướng, Lữ đoàn trưởng Quân chủ lực
29- 40 A HTA Đại Tướng, Sư đoàn trưởng Quân chủ lực
41- 44 A HTA Thống Soái, Sư đoàn trưởng Quân chủ lực
+ Tham chiến tại
Dak- Nong
Trận Cảng Lớn
Chiến dịch Kenh Nok, Bắc Cao Miên
Chiến dịch Sun Phản, Vạn Tượng,
Chiến dịch Lủ Phông, Chân Lạp
Chiến dịch Đà Khản, Chân Lạp
Chiến dịch phòng thủ Thượng Khu
Chiến tranh Hồng Bàng- Đại Hoa
Chiến tranh thống nhất Hồng Bàng- Bách Việt
Chiến tranh Hồng Bàng- Lưỡng Hà
Giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới I
..................................................
..................................................
.................................................. ........
Cuộc trò chuyện diễn ra trên bếp lửa chung của cả bản, gồm toàn bộ dân bản và
những thành viên trong nhóm của Kiệt. Mọi người chia nhau những món ăn họ có,
đặc biệt là món mì tôm của những người miền xuôi được dân bản thích lắm, vì
khá ngon( mì được chiên qua dầu, nên có mỡ- thứ mà dân bản ít được thưởng
thức). Nhất là muối, vì dân ở đây ở trên núi cao, ít có muối để ăn, phải dùng
tro bếp thay muối nên được thưởng thức muối tốt như vậy, thật sự rất tuyệt
vời.
K’ Tun và già K’ Lu- trưởng bản ngồi cạnh Kiệt, cùng bàn với cậu về việc xảy
ra hôm nay. Thông qua sự phiên dịch của Tũn, Kiệt hiểu được rằng vùng đất của
người Thượng đang đứng trước một bước ngoặt lớn- một cuộc thống nhất các bản
làng do Đăm Pan khởi xướng. Là một trưởng bản giàu có, nhiều voi ngựa, lắm
binh sĩ, Đăm Pan từ lâu đã muốn đem dân Thượng hợp thành một khối để làm chúa
vùng cao. Tuy nhiên, ý định này của Đăm Pan bị nhiều người phản đối, nhất là
khi gã ra lệnh các làng bản phải cống nạp cho gã nhiều đàn ông để đi lính, con
gái đẹp làm vợ, trâu ngựa về làm của riêng và thóc gạo cũng phải nộp.
Trong tất cả các ngôi làng, thì làng này phản kháng mạnh nhất, bởi dòng họ Man
vốn là dòng họ đã sản sinh ra nhiều anh hùng cho người Thượng, nên dân các nơi
đều kính phục. Từ khoảng bảy ngày trước, nghe tin Đăm Pan đi đánh làng Xôn,
nhà vợ của Man K’ Tun, K’ Tun liền dẫn thanh niên tới cứu, không ngờ đi tới
nơi thì bọn chúng đã rút. K’ Tun quay lại làng thì thấy có khói, biết là có
chuyện nên chạy gấp về. Không ngờ vẫn chậm, nếu không nhờ Kiệt, thì không biết
vợ con cậu ta sẽ ra sao.
Nghe những lời cảm ơn và những động tác cúi đầu, hôn tay chân thành của một
người chiến binh cao to vạm vỡ, Kiệt cũng khá xúc động. Đúng là một người đàn
ông có thể mạnh mẽ, tàn nhẫn với kẻ thù, song với gia đình thì anh ta luôn dịu
dàng.
Thằng bé thế nào rồi hả chị Mên?- Kiệt hỏi mẹ thằng bé, vợ của K’ Tun
Thằng nhỏ vẫn khoẻ, nếu không phải có cậu thì…- Cô nói, rồi chợt ứa nước
mắt ra.
Xin chị đừng nói thế. Xưa nay nếu không phải kẻ có trái tim thú vật, ai
thấy cảnh đó mà chẳng hành động như tôi.- Kiệt từ chối lời cảm ơn.
Này cậu bé, sao cậu lại đến đây cùng những người được trang bị vũ khí vậy?
Già làng K’ Lu từ tốn hỏi vậy
Cụ định hỏi là bọn cháu có phải định đi tấn công ai đó có phải không ạ?
Đúng vậy, lão không nghĩ ra việc một nhóm người có trang bị như thế này lại
ở đây để làm gì ngoài việc đi đánh úp ai đó?
Đúng là chúng cháu mang vũ khí, nhưng không phải để đánh ai, mà là để phòng
vệ. Thứ bọn cháu hi vọng có được là những buổi nói chuyện thân mật giữa bọn
cháu và các buôn làng. Nhưng nếu có chuyện thì vẫn phải có cách dự phòng chứ.
Lão hiểu rồi. Vậy các cậu muốn nói chuyện gì?
Thứ nhất, cháu xin nói rõ, bọn cháu và Đăm Pan là đối thủ không đội trời
chung, hắn cũng tấn công bọn cháu, và cướp đi khu vực bọn cháu trồng chọt,
chăn nuôi, đoạn đi nguồn sống của bọn cháu. Thế nên, bọn cháu muốn tấn công
trả đũa, đuổi chúng ra khỏi đất của mình. Nhưng dân làng chưa bao giờ đi chiến
đấu với người ta, nếu như đánh nhau trong tình trạng liên tục bị áp đảo, họ sẽ
không thể thắng nổi. Vì vậy, bọn cháu chia nhau ra hành động, một phần đi đánh
lén các khu bản do Đăm Pan lãnh đạo, một phần đi tìm kiếm đồng minh- những
người cũng chống lại Đăm Pan như bọn cháu, hoặc là không muốn theo hắn cũng
được.
Cùng các cậu chống Đăm Pan!- K' Tun bình tĩnh hỏi kĩ càng
Đúng thế, nhưng việc chống lại này không nhất thiết phải bằng chiến tranh.
Chúng tôi không bắt ép hay yêu cầu các vị phải đứng lên đánh lại, thay vào đó,
hãy hợp tác với chúng tôi bằng mấy cách như sau: Chỉ đương cho bọn tôi đi tới
những bản làng ủng hộ Đăm Pan, giúp giải cứu những nô lệ bị chúng bắt đi,
không đi lính cho chúng. Thậm chí, nếu khó sống quá, hãy theo chúng tôi về
xuôi.
Nhưng theo các cậu về xuôi thì lấy gì mà ăn? Đăm Pan lấy hết đất cấy cày
rồi mà.- K' tun tỏ ra rất cẩn thận, anh chàng giờ là chồng, là cha và sắp là
trưởng bản, nên có nhiều mối lo hơn
Đúng thế, nhưng chúng tôi còn nhiều thóc gạo dự trữ, đủ để nuôi cả vạn
người. Nếu thắng được Đăm Pan, tuy phải khổ một tý, cũng được, vì những năm
sau lại trồng cấy, lại có thóc gạo đầy nhà, lợn gà đầy chuồng thôi.
Nếu như làng này cùng với các cậu đánh Đăm Pan, có thể cho làng một chỗ tốt
để trồng lúa mà ăn, muối tốt để dùng chứ.
Không chỉ cho một chỗ thôi đâu. Nếu có thể đánh thắng Đăm Pan, chúng tôi sẽ
mở rộng đất đai lên nơi này, dạy dân Thượng cách trồng lúa được nhiều, nuôi
lợn được béo, đổi được trâu để cày, muối tốt để ăn, rượu thịt để đánh chén.
Vậy thì cả bản sẽ giúp các cậu đi đánh Đăm Pan! K' Tun tôi sẽ xung phong đi
đầu.
Nhận được lời đồng ý của người dân, Kiệt cảm thấy vui vì đã làm được việc đầu
tiên trong cuộc chiến này. Những ngày sau đó, nhờ có dân bản chỉ đường và giới
thiệu, nhóm của Kiệt đã gặp được nhiều bản làng cũng có tình trạng tương tự,
sau khi nói rõ ý định, nhiều bản làng thuận tình muốn đi ngay, nhiều người thì
nghi ngại.
Để đối phó với tình huống này, Kiệt đã chỉ đạo cho người làng nhanh chóng lập
các đội tiếp vận lương nhanh chóng lên đường. Một mặt, cậu chỉ đường để dân
các bản thuận tình đi theo về cùng lính, mặt khác, cậu bảo với những bản còn
nghi ngại thử cử người đi tiên phong xem sao, rồi về nói lại cho dân bản nghe.
Cách làm trên đạt hiểu quả rõ rệt, hai tháng sau, hàng loạt bản làng đã theo
Kiệt về miền xuôi. Tất nhiên, đây chỉ là tạm thời, một khi đánh xong Đăm Pan,
họ sẽ lại về miền Thượng, nhưng là dưới sự sắp xếp của Kiệt.
Việc này, cũng đã tới tai Đăm Pan. Dạo này, hắn đang bực bội, vì những bản
làng do mình chỉ huy đều bị đánh úp, tuy thiệt hại không nặng song khiến dân
của hắn hoang mang, nếu không sớm tìm ra cách chống lại lũ đánh úp, thì chẳng
mấy dân các bản sẽ không tin vào gã nữa. Đúng lúc này, hắn biết tin một bản
vốn là của mình lại bỏ đi theo lời bọn miền xuôi. Xâu chuỗi sự việc, gã nhận
ra bọn miền xuôi đã chơi bẩn, đánh lén gã chứ không thực tâm cầu hoà.
Lệnh cho con trai lớn là Đăm Kên dẫn khoảng 100 người đi lùng bắt lũ phản bội,
Đăm Pan muốn cho mọi người thấy rằng, phản lại hắn là hậu quả nghiêm trọng
lắm. Đoàn quân của Đăm Kên được trang bị nỏ cứng, dao quắm, giáo và khiên gỗ
tốt, ai nấy đều là trai tráng vô cùng khoẻ mạnh, trung thành với Đăm Pan, từng
đánh nhiều trận. Vì là truy đuổi nên chúng không mang voi mà chủ yếu là mang
ngựa- giống ngựa lùn nhưng khoẻ, đi đường núi rất tốt.
Chẳng mấy chốc, chúng đã phát hiện ra vết tích của đám người phản bội. Đăm Kên
lập tức giục ngựa lao tới trước, quyết bắt hết lũ kia về xử tội. Nhưng đi chưa
được bao lâu, từ trong rừng, những mũi tên cứng bọc kim loại lao tới vun vút,
bắn gã trọng thương cùng nhiều kẻ đi đầu hàng. Nhiều tên vội vã rút nỏ ra bắn
lại, song vô vọng, lần này, những kẻ trong rừng im hơi lặng tiếng, thay vào đó
là một đội lính cầm khiên kim loại nhảy ra. Những mũi tên từ nỏ của chúng
không tài nào xuyên quả khiên đồng của địch, trái lại mỗi khi chúng thay tên,
cung thủ của bên kia từ sau khiên xuất hiện, bắn chúng. Đợi tới khi giáp lá
cà, tình trạng càng thêm đáng sợ, nhờ khiên đồng lớn mà những mũi giáo của
quân Đăm Pan bị chặn lại, trong khi đó khiên gỗ của chúng vỡ vụn sau nhiều
nhát đâm mạnh bằng giáo của đội quân mà Khá chỉ huy. Đợi lúc tới cự ly nhất
định, Khá quát to một tiếng, lính nhất thời bỏ giáo dài, lấy đoản kiếm chèm
bừa lên người địch.
Hoảng loạn, quân của Đăm Kên vội chạy ngược ra đằng sau, nhưng nhanh chóng bị
chặn đứng bởi một đoàn người Thượng khác. Dẫn đầu đoàn người ấy là K’ Tun. Anh
ta nay đã được trang bị một cây đao lớn cái dài. Chỉ với một cú bổ ngang, đầu
một tên lính bay ra khỏi cổ, máu phun ra như mưa. Quân Đăm Pan càng thêm hoảng
loạn, tên nào tên nấy cố sống cố chết lao tới đánh bừa. Quân Thượng do K’Tun
chỉ huy vốn hay bị quân Đăm Pan bóc lột nên hận bọn này rất lâu rồi, lại được
trang bị đồ tốt nên như hổ vào bầy dê, đánh giết đỏ cả mắt.
Biết là khó sống ra khỏi đây, Đăm Kên hét lên một tiếng, lao tới đánh tay đôi
với K’ Tun. Sở dĩ Đăm Kên được cha tin tưởng cho dẫn một đội lớn đi đuổi đánh,
là vì gã khoẻ mạnh, lại cùng cha gã nhiều phen ra trận, biết nhiều đòn hiểm.
Cây mác gã cầm trong tay liên tục quay tròn, như một chiếc khiên che chắn cho
gã. K’ Tun thì vung đại đao chặt tới nhiều lần song đều bị đánh bay. Đợi lúc
K’ Tun thấm mệt, Kên liền thuận thế đâm mác thật nhanh, song không ngờ rằng
chỉ trong nháy mắt, cây mác bị K’ Tun bắt cứng. Hoá ra nãy giờ anh chàng giả
vờ mệt dụ địch. K’ Tul không vội vàng tấn công, mà vung đao thật nhanh đi dọc
theo thân cây mác, chém lìa bàn tay trái của Kên. Đau đớn, Kên gần lên như con
hổ dữ, gã vội lăn một vòng, nhặt một cây quắm của ai đó làm rơi, xong ngay khi
tay phải vừa chạm vào cây quắm, thì đầu gã đã bay khỏi cổ. K’ Tun làm gì có
lòng nhân ái với kẻ thù.
Cuối cùng, chỉ tới khi Tũn xuất hiện, mang theo một đội lính truyền lời Kiệt,
bảo tha cho bọn này về để cho Đăm Pan biết sức của người miền xuôi và những kẻ
hắn hay áp bức, cuộc chém giết mới kết thúc.