Đóa Hoa Băng Mộc Ra Từ Lửa


Người đăng: Vincent032

Tương truyền, Tử Hàn Hoa biết nói sau vài tháng và biết đọc viết sau một năm.
Năm tuổi đọc hết hơn trăm đầu sách. Năm sáu tuổi, Tử Hàn Hoa tham gia nghị sự
cùng cha và cũng là lúc cô tạo ra huyền thoại cho riêng mình. Dưới những ý
kiến của cô, Phong Huy quốc từ một quốc gia gặp khó khăn về lương thực đã từng
bước tiến lên xóa đói toàn dân và có tích trữ riêng cho quốc khố.

Về thương nghiệp, những chính sách về thuế và mô hình kinh doanh mới được lập
ra đã lập tức có hiệu lực khi nội lực kinh tế của đế quốc được phục hồi và dần
dà tiến đến phát triển vượt trọi.

Và không chỉ về nông nghiệp và thương nghiệp mà trên nhiều vấn đề khác cũng đã
được Tử Hàn Hoa giải quyết trong vòng hai năm.

Nhưng, huyền thoại về Tử Hàn Hoa chỉ được chính thức xác lập và lan truyền
rộng rãi khi nổ ra cuộc chiến giữa Phong Huy quốc và Đà Nguyên quốc.

Về cơ bản, Đà Nguyên đế quốc đã có dã tâm xâm lực Phong Huy quốc từ lâu và đó
cũng chính là mối lo lắng của Gia Quỳ Hoàn Phương (cha Gia Quy Tử Hàn Hoa).
Thế nhưng dù có lòng thì bản thân ông cũng không đủ sức để dực dậy một đất
nước đã đang trên đà lụi tàn.

Biết về cơ bản là Phong Huy đế quốc không còn trụ được lâu, Đà Nguyên đế quốc
không muốn xuất binh gây chiến mà chỉ âm thầm chờ đợi sự bất ổn chính thức nổi
dậy từ trong lòng Phong Huy đế quốc vì bản thân Đà Nguyên đế quốc cũng đã có
chiến sự tại vùng biên giới khác

Thế nhưng người tính không bằng trời tính, Đà Nguyên đế quốc không ngờ Phong
Huy đế quốc lại sinh ra được một cái thiên tài Gia Quỳ Tử Hàn Hoa đã khiến cục
diện đã mặt định bị thay đổi hoàn toàn.

Để khống chế cục diện đang thay đổi, Đà Nguyên đế quốc ra lời cầu hôn với công
chúa của Phong Huy đế quốc.

Đứng trước việc phải gả con gái nhỏ tám tuổi của mình cho con sói đói đang
từng ngày từng khắc rình mò nhà mình và còn là phải gả cho một tên hơn con
mình hai mươi tuổi thì Gia Quỳ Hoàn Phương không thể nào chấp nhận được và thế
là chiến sự giữa hai bên nổ ra.

Khiến chiến sự nổ ra, quân của Phong Huy đế quốc bị đẩy lùi khỏi biên giới sau
đợt tấn công như vũ bão của hai mươi vạn quân Đa Nguyên đế quốc.

Dưới sức ép của chiến sự bên kia biên giới, Đà Nguyên đế quốc phải cho quân
hỏa tốc đánh thẳng đến kinh đô của Phong Huy đế quốc và kết thúc cuộc chiến.

Hai mươi vạn quân của Đà Nguyên đế quốc thế như chẻ tre mà liên tục phá vỡ
chục hàng phòng tuyến của Phong Huy đế quốc một cách dễ dàng.

Sau những hàng phòng tuyến, tòa thành gần biên giới đầu tiên của Phong Huy đế
quốc xuất hiện trước mắt quân Đà Nguyên, Sa Ly thành

Dưới mệnh lệnh là lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, quân Đà Nguyên đế quốc lập
tức tiến đánh tòa thành.

Chiến sự tại tường thành nhanh chống nổ ra giữa hai bên và một lần nữa quân Đà
Nguyên đại thắng mà đột phá tường thành và tràng vào thành phố.

Do đã biết hướng tiến quân địch từ trước, dân chúng trong Sa Ly thành đã dọn
đi từ trước và chỉ để lại binh lính trấn giữ. Tường thành thất thủ, quân Phong
Huy đế quốc tháo chạy thục mạng.

Sau những chiến thắng liên tiếp, quân Đà Nguyên đế quốc còn chưa chết đến một
vạn và trong cái thế hùng hồn đó, chúng tiến hành cướp bốc tòa thành một cách
quyết liệt khiến cả tòa thành như bị phá nát đi chỉ trong vào một buổi chiều.

Cướp bốc nửa ngày, quân Đà Nguyên đế quốc chợt nhận ra dường như có điều gì đó
không bình thường. Cả một tòa thành rộng lớn thế mà lại không một bóng người,
không một chút lương thực và nước trong thành còn có mùi rất lạ.

Nhưng không đợi chúng nhận ra thì sau khi ánh dương tàn cuối cùng vụt tắt thì
từ nơi xa nhưng quả cầu lửa to lớn bay thẳng đến và rơi vào bên trong thành.

Biết là quân Phong Huy đế quốc phản công, quân Đà Nguyên đế quốc tiến hành
phòng thủ nhưng khi họ tiến hành vào vị trí thì lại dần nhận ra một vấn đề. Cả
tường thành bờ tây nồi nặc một mùi dầu hỏa.

Bên trên những dòng lính đang ồ ạt tiến về phía tường thành phía tây để phòng
thủ. Những thùng dầu hỏa bị ném vào bên trong thành xen kẽ với những quả cầu
lửa và nhanh chóng cả tòa thành bốc cháy dữ dọi.

Quân Đà Nguyên đế quốc tiến hành dùng nước chửa lửa nhưng chúng chợt nhận ra
đó không phải là nước mà là một dạng dầu hỏa khác mà khi tạc vào lửa lại càng
làm lửa cháy to hơn.

Lửa cháy một một cách khủng khiếp, cháy gần như trơ trụi tường thành phía tây
và hóa cả một tòa thành trở thành một biển lửa.

Tiếng người gào kẻ thét trong biển lửa làm lòng quân Đà Nguyên hoảng loạn mà
bỏ chạy về phía thành đông.

Một bộ phận lớn quân Đà Nguyên chen lấn nhau thoát ra theo cửa thành đông
khiến vô số kẻ bị dẫn lên mà chết. Nhưng càng tê hơn khi quân lính lúc ấy co
cụm lại một chỗ và trở thành mục tiêu rơi lý tưởng của những thùng dầu hỏa và
cầu lửa.

Vô vàn kẻ bị thiêu sống, tiếng tách tách cứ liên tục vang lên và cả tòa thành
đầy một mùi thịt khét.

Khi quan Đà Nguyên đế quốc rút ra khỏi thành thì chỉ còn lại hơn mười vạn
nhưng khi chúng tiến theo đường bộ mà tháo chạy thì không biết từ khi nào nơi
đó đã bị chặn bởi rơm và củi.

Một mồi lửa được nhóm lên và một lần nữa ánh lửa bùng cháy khắp nơi quanh
đường hành rút chạy của quân Đà Nguyên và một lần nữa những thùng dầu hỏa cùng
cầu lửa lại bay đến từ trên không khiến lòng quân Đà Nguyên vốn đã hoảng loạn
vì lửa thì nay lại bị lửa làm cho tan tác mà tìm đường tháo chạy.

Theo tập tính, do quân Đà Nguyên đế quốc vốn đã bị lửa đốt hết tinh thần nên
hể nơi nào có lửa là chúng lại tránh đi và chỉ tìm nơi không có ảnh lửa mà
chạy.

Vô tình, phần còn lại của quân Đà Nguyên đã chạy vào trong một khu rừng lớn
gần thành Sa Ly và đó cũng chính là nơi cuộc chiến phòng về của Phong Huy quốc
chống lại Đà Nguyên quốc kết thúc.

Dưới lòng hoảng sợ, mọi binh lược đều như tan biến khiến con người ta không
nhận ra gằng lá khô trong rừng rất là dễ cháy và một lần nữa ngọn lửa lại bùng
lên nhưng lần này, ngọn lửa bao trùm hết cả khu rừng và quân của Phong Huy đế
quốc cũng có mặt ở đó.

Bị ngọn lửa cháy khủng khiếp bao vây toàn bộ và lại kết hợp lới dầu hỏa liên
tục bị ném vào khiến ngọn lửa càng thêm cháy nhanh mà lớn mà đốt trụi cả khu
rừng.

Dưới ánh lửa đỏ rực khắp nới, không khí bị lửa đốt cháy và đun nóng đến một
nhiệt độ kinh người khiến kẻ nào hít phải đều phải cảm nhận sự thiêu đốt từ
mủi tiến vào sâu bên trong phổi.

Tan vở! Đó là hai từ đúng nhất để chỉ quân Đà Nguyên đế quốc lúc này khi mạnh
kẻ nào kẻ náy tìm lối thoát.

Lớp bị thiêu chết, lớp bị đạp chết, lớp bị chết vì ngạc và lớp bị quân Phong
Huy bên ngoài giết. Có thể nói, quân Đà Nguyên đế quốc bị diệt gọn mà không có
một kẻ nào thoát được.

...

Đứng tại một đỉnh núi cao gần đó, một bên là thành Sa Ly và một bên là cánh
rừng lớn, cả hai cảnh lửa cháy rợp trời đó đều nằm trọn trong đôi ngươi đỏ của
Gia Quỳ Tử Hàn Hoa.

Từ đầu đến cuối, từ biên giới đến các hàng phòng tuyến và cho đến khi đốt cháy
thành Sa Ly cùng cánh rừng. Tất cả, tất cả, từ đầu đến cuối đều là chiến lược
của Tử Hàn Hoa

Và trên đây chỉ là giai đoạn đầu của cuộc chiến. Mất hai mươi vạn quân, Đà
Nguyên đế quốc đại tổn hương và cũng cùng lúc đó quân Phong Huy phản công trên
toàn mặt trận dưới sự chỉ đạo toàn diện của Tử Hàn Hoa.

Vào thế lưỡng đầu thọ trọng địch, Đà Nguyên đế quốc cùng từ đó ngã vào dĩ vãng
của dòng lịch sử và vùng đất nơi một thời xưng danh Đà Nguyên nay lại tung bay
cờ Phong Huy.

“Than ôi một đỏ tử hỏa giữa băng hàn. Sao lại cãi thiên sao lại cải mệnh. Một
đóa hoa băng đỏ thiêu đốt cả một toà thành, cả một cánh rừng, cả hai mươi vạn
con người. Dưới ánh lửa, ta cảm nhận được gì? Là cái nóng thiếu gia cháy thịt
hay là cái lạnh như băng hàn ngàn năm? Lửa cháy lửa tàn, cảnh tiêu điều, người
xác xơ. Một con gió vô tình đưa mọi thứ vào cát bụi và từ cát bụi mộc lại ra
một đóa hoa băng đỏ, Tử Hàn Hoa”


Du Giới - Chương #42