Nhân Tâm Là Giản Đơn Hay Phức Tạp?


Người đăng: Vincent032

Công việc hằng ngày
Sáng ra, Trầm Khung liền phải đi quét dọn khu vực quanh phòng của La Thiên rồi
độ khoảng 6 giờ sáng thì phải bưng một thao nước cùng một cái khăn sạch vào
phòng và đặt sẵn nó trên một cái bàn rồi lui ra.
Sau đó, Trầm Khung lại phải phụ khu nhà bếp lấy thực phẩm tươi như thịt và rau
củ từ bên ngoài chở đến. Thường thì xong việc cũng là lúc La Thiên đã thức dậy
và Trầm Khung phải đến để dọn thao nước cùng khăn xuống.
Dù La Thiên nhiều lần bảo Trầm Khung là đừng làm nữa và cậu ta cũng đã phân
việc này cho ngươi khác vì La Thiên xem Trầm Khung là bạn mà để bạn phục vụ
mình thế này thì thật là khó xử. Nhưng nói gì thì nói, La Thiên có ý nhưng
Trầm Khung không dám nhận vì kẻo lại để cho bà cô tiểu thư nhỏ Khúc Lục Huỳnh
Văn tìm đâu ra được cớ để làm phiền hắn nữa thì mệt.
Kết thúc công việc vào buổi sáng thì là đến lúc mọi người cùng nhau ăn sáng.
Thường thì đầu bếp sẽ nấu sẵn phần ăn cho người ở và ai xong việc thì mạnh nấy
ăn. Nhưng từ khi Trầm Khung tâng bốc Khúc Lục Huỳnh Văn lên tới tận trời xanh
thì cô ta đã ra lệnh là mỗi sáng, trưa và chiều mọi người phải cùng ăn với
nhau cho tình cảm thêm gắn kết.
Trong lúc ăn cùng mọi người, Trầm Khung lại không thể không thầm cười bảo “Trẻ
con dễ dụ” khi nhớ lại lúc Khúc Lục Huỳnh Văn ra lệnh này và cũng nhờ đó mà
hắn đã minh chứng được lời dạy ngày trước của cha hắn.
Có một điều mà Trầm Khung phải thú thật. Từ khi hắn hóa thành La A và xa cách
hoàn toàn với cha mẹ của hắn thì Trầm Khung mới cảm thấy thấm thía những câu
nói, những lời dạy của cha hắn ngày trước, thứ mà khi học đại học hắn hầu như
chả bao giờ dùng đến.
Càng dùng nhiều thuật nhân tâm, Trầm Khung càng thấm thía và có cảm nhận sâu
sắc hơn về chữ “con” và chữ “người”. Tuy giờ chỉ là những ý niệm mập mờ, nhưng
Trầm Khung tin là càng về sau khi hắn càng gặp nhiều người, càng áp dụng nhiều
thì hắn sẽ có thể có cái nhìn chính xác về hai chữ này.
Kết thúc buổi ăn sáng, Trầm Khung cùng mọi người dọn dẹp chén dĩa và hắn cũng
không quên giúp đỡ luôn những người ở có tuổi trong dinh thự.
Với Trầm Khung, quan hệ là thứ vô cùng quan trọng lúc này. La A ngày trước vừa
nhức nhát lại vừa được La Thiên che chở cho nên lại sinh ra xa lánh mọi người
khác. Trầm Khung nhận thấy đó là lý do chính khiến cho hắn ta dễ bị Lan Trung
lừa và khi La A mất tích thì cũng không ai quan tâm cho đến khi La Thiên làm
lớn lện
Nhưng từ khi trở thành La A, Trầm Khung đã nỗ lực rất nhiều để có thể tạo ra
quan hệ với lão bếp trưởng Ô Mai, lão quản gia Vạ Hạc cùng nhiều người khác.
Tuy không thể nói là thân như người một nhà nhưng cũng không xa lạ như người
dưng.
Lúc bạn đầu, Trầm Khung thật sự là rất băn khoăn không biết phải làm sao để
bắt chuyện với họ vì với những người trẻ và thiếu kinh nghiệm xã hội như Trầm
Khung thì việc đó là khá là khó khăn, bội rối và ngượng nghịu.
Thế nhưng bằng quyết tâm và suy nghĩ là “việc này không thể không làm” cùng
với lời dạy của cha hắn, Trầm Khung đã có thể làm tốt được đến ngày nay. Khi
ta chưa làm thì ta sẽ nghĩ là mọi chuyện rất khó và phức tạp nhưng chính những
suy nghĩ vu vơ đó lại là thứ cản trở ta nên khi Trầm Khung làm theo lời cha
hắn “Trầm Khung, con người có rất nhiều tật xấu không thể bỏ được và một trong
những thứ mãi mãi bám lấy họ chính là thích được khen. Khen mẹ nấu ngon, con
sẽ khiến mẹ cảm thấy hạnh phúc và có động lục để nấu cho con ăn mỗi ngày. Khen
ông nội khỏe, ông nội sẽ chơi với con mỗi ngày. Và khi con cẩn thận quan sát
và thành thật khen đúng điếm yếu của người khác thì họ sẽ tự động sinh ra
thiện cảm với con và thiện cảm chính là mấu chốt để tạo ra một mối quan hệ
tốt”
Bằng vào lời dạy đó, Trầm Khung ngày nào ăn xong cũng cẩn thận phân tích và
đánh giá rồi cho ra lời khen về món ăn với lão Ô Mai. Trầm Khung còn nhớ lần
đầu hắn khen lão ta, lão đã quay lại nhìn hắn bằng ánh mắt ngạc nhiên và Trầm
Khung cứ như theo một bản năng mà đáp lại bằng một nụ cười và nói “Cháu thật
sự tò mò không biết trưa nay chú sẽ nấu món gì nha”.
Và cứ thế, lão Ô Mai vui vẻ kể về kế hoạch nấu cho bửa trưa và Trầm Khung lúc
này lại áp dụng thêm một thuật nhân tâm mà cha hắn đã dạy nữa là “châm chú
lắng nghe người nói chính là đỉnh cao của sự tôn trọng và con người luôn luôn
muốn được tôn trọng”. Trầm Khung ngồi châm chú nghe Ô Mai nói mà không bỏ sót
chữ nào và đến khi lão ta nói hả hê thì Trầm Khung liền góp thêm vài lời rồi
chào từ biệt. Ấy thế là đến trưa, ngoài ăn những món do lão chuẩn bị cho người
ở, Trầm Khung còn được lão đặc biệt cho một chén canh xương mà Trầm Khung phải
nhận định là chén canh ngon số 2 mà hắn từng uống (tất nhiên số 1 là do mẹ hắn
nấu)
Và lão quản gia Vạ hạc cũng vậy, Trầm Khung thấy tóc lão ta đặc biệt dài và
mượt. Thế là hắn bỏ chút thời gian tìm hiểu và biết là lão ta châm sóc cho mái
tóc của lão đặc biệt kỹ lưỡng nha.
Thế là một hôm vô tình gặp mặt, Trầm Khung ngây ngô khen mái tóc lão vừa mượt
lại vừa đẹp và đen khiến lão chả giống như 50 tuổi chút nào.
Nhận được lời khen, Trầm Khung thấy lão ta liền như thoái quen mà vuốt ve lấy
mái tóc và nói với Trầm Khung là để có mái tóc như thế này ở tuổi này là không
dể chút nào đâu. Trầm Khung lúc ấy thấy cơ hội đã tới nên liền quơ ngay câu
“Cháu thật sự hăm mộ mái tóc của lão quá” và như đánh trúng điểm “hồng”, lão
ta liền kể cho Trầm Khung nghe về cách lão dưỡng tóc nha. Như khi tắm là phải
cẩn thận như thế nào, chải đầu thì phải chải ra sao, dùng thêm phụ phẩm gì cho
tốc được đen và mượt rồi lão còn giới thiệu thêm vụ lão tìm mấy cái phụ phẩm
đó vất vả ra sao.
Lão Vạ Hạc kể say sưa mà Trầm Khung nghe thì lại như đấm đuối nên lão thích
lắm và lấy cho hắn ngay một viện kẹo đường rồi còn dò dò đầu Trầm Khung nói
khi nào có rãnh thì sang phòng lão để lão cho xem mấy món đồ nghề dưỡng tóc.
Tất nhiên là Trầm Khung không có ý dưỡng tóc như lão, nhưng bạn nghĩ hắn từ
chối được sao?
Không nói thì thôi, nhưng khi nói ra thì ta lại cảm thấy tại sao nhân tâm lại
đơn giản đến như vậy. Chỉ một lời khen hay chăm chú lắng nghe người đó nói mà
đã có thể biến 2 người như không quen biết thành 2 kẻ thân quen.
Có câu “Gian sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Bản tính hay sở thích hay nhục dục
đều là một thứ và thứ đó cấu tạo nên tính cách cùng hành vi của một con người.
Hiển nhiên là còn mất thêm thời gian để Trầm Khung có thể nắm được tính cách
cụ thể của hai người họ nhưng đó cũng không phải là chuyện quá khó khi mà hắn
đã có thể nói chuyện với họ. “Tính cách của con người được định nghĩa bởi
những hành động nhỏ của người đó vì hành động nhỏ là xuất phát từ tính cách,
từ nội tâm của người đó. Còn về những hành động lớn và có chủ đích thì chỉ đơn
giản là cái vỏ bọc do người đó cố ý tạo ra” cha Trầm Khung bảo hắn như vậy.


Du Giới - Chương #35