Người đăng: daihuynh899@
Trần Quang Diệu khẽ gật đầu, tươi cười nói:"Được rồi, thành Gia Định sẽ thuộc
về ngươi, có điều các điều khoản còn lại trong hiệp ước thì ngươi phải đồng
ý".
Trần Phàm gật đầu, nói:"Trần Đô Đốc cứ nói các điều khoản đi".
Trần Quang Diệu gật đầu tỏ ra hài lòng, y cười nhạt nói:"Đầu tiên, các vị phải
đánh thành Đồ Bàn trong vòng 1 năm".
Trần Phàm nghi hoặc quay sang hỏi Dương Bình:"Thành Đồ Bàn là thành nào?".
Dương Bình hay lúng túng, chúa công lẽ nào chưa nghe thành Đồ Bàn sao? nhưng
hắn vẫn cung kính đáp:"Thành Đồ Bàn còn gọi là thành cổ Chà Bàn (Trà Bàn) hoặc
thành Hoàng Đế, thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn và cách thành phố
Quy Nhơn (tỉnh Bình Định, Đại Việt) 27 km về hướng tây bắc, là tên kinh đô của
Chăm Pa trong thời kỳ Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành. Vijaya đồng thời
cũng là tên gọi của một trong tiểu quốc của Chăm Pa, tiểu quốc Vijaya.".
Trần Phàm thoáng giật mình, hóa ra là kinh đô của Champa.
Thời Tây Sơn, Champa vẫn còn là một quốc gia độc lập phía Nam Đại Việt, mãi
đến thời Càn Long mới tiêu diệt hoàn toàn dân tộc Champa.
Trần Phàm suy nghĩ một chút rồi nói:"Việc này ta đồng ý, nói điều kiện tiếp
theo đi".
Trần Quang Diệu cười ha hả nói:"Rất tốt, điều khoản thứ hai là ngươi phải khai
hoang các khu rừng rậm về phía Nam sau khi đánh thành công thành Đồ Bàn, có
bao nhiêu vùng đất được khai hoang thì bệ hạ sẽ mua lại bấy nhiêu".
Trần Phàm gật đầu, nói:"Được rồi, còn gì nữa không?".
Trần Quang Diệu lắc đầu, nói:"Hết rồi, bây giờ sẽ ký hiệp ước". Dứt lời, hắn
xoay người nói với tên lính gác bên ngoài:"Mau lấy giấy bút lại đây".
Tên lính gác khẽ gật đầu, xoay người rời đi.
Một lúc sau, tên lính trở lại đại sảnh, đưa một tờ giấy, một cây viết để trên
bàn rồi cung kính khom người, xoay người rời đi.
30 phút sau.
Trần Quang Diệu đã viết xong hiệp ước, đưa cho Trần Phàm xem thử.
Hiệp ước tạm gọi là VinaXanh, bao gồm các điều khoản như sau:
Như Nguyệt tướng quân được toàn quyền quyết định mọi việc trong thành Gia
Định, hằng năm không có nghĩa vụ nộp thuế, toản bộ binh lính của triều đình
Tây Sơn phải rút ra khỏi thành trong phạm vi 5km.
Như Nguyệt tướng quân phải đánh chiếm thành Đồ Bàn trong vòng 1 năm, nếu
trong vòng 1 năm không đánh được thành thì Như Nguyệt tướng quân phải trao trả
lãi thành Gia Định cho triều đình Tây Sơn.
Như Nguyệt tướng quân có nghĩa vụ phải khai hoang các khu rừng rậm phía
Nam Đại Việt, những khu vực đã được khai hoang triều đình sẽ thu mua lại toàn
bộ với giá là 20 triệu một mét vuông.
Thành Gia Định từ bây giờ không liên quan gì đến triều đình Tây Sơn nữa,
nhưng khi có tàn quân Nguyễn Ánh trong thành thì Như Nguyệt tướng quân có
nghĩa vụ phải bắt bọn chúng lại giao cho triều đình Tây Sơn.
Việc xuất, nhập khẩu hàng hóa trong thành Gia Định đều do các lái buôn
quyết định, triều đình hoàn toàn không can thiệp.
Mỗi khi có chiến tranh thì triều đình có quyền yêu cầu Như Nguyệt tướng
quân phải giúp sức chống lại giặc ngoại xâm hoặc tàn quân của Nguyễn Ánh,
triều đình sẽ trả mọi khoảng tiền liên quan đến việc điều động quân đội của
Như Nguyệt tướng quân, kể cả tiền lương khô, viên đạn tiêu hao, tiền thiệt hại
về kinh tế và tài chính của quân đội.
Trần Phàm nhìn hiệp ước VinaXanh mà lông mày nhíu chặt lại, một lúc sau hắn
mới hỏi:"Trần Đô Đốc làm thế này có gọi là quá đáng hay không?".
Trần Quang Diệu nghe vậy vẫn nở nụ cười tươi như hoa, chỉ một tòa thành mà
được bao nhiêu lợi ích bảo hắn không vui sao được?
Trần Phàm hừ một tiếng, suy nghị hồi lâu mới nói:"Thôi được rồi, hiệp ước
VinaXanh này có hơi quá phận nhưng dù sao ta cũng là một người dân yêu nước,
hiêp ước này ta ký, xem như giúp triều đình Tây Sơn vậy".
"Loạt xoạt" Trần Phàm nhanh chóng ký tên, chữ ký như rồng bay phượng múa đẹp
không sao tả xiết làm Trần Quang Diệu phải hổ thẹn, dù sao ông ta là quan võ
chứ không phải quan văn, chữ của ông ta chỉ tạm gọi là xem được thôi.
"Được rồi" Trần Phàm đưa tờ giấy cho Trần Quang Diệu, xem kỹ một hồi hắn mới
cười ha hả nói:"Như Nguyệt tướng quân, hợp tác vui vẻ".
Nguyễn Huệ nãy giờ vẫn ngồi xem một màn này, ánh mắt y lóe lên tinh quang,
thấm nghĩ:"Kẻ này cũng là một người yêu nước, nếu vậy thì dễ nói chuyện rồi,
tương lai Đại Việt có trở thành cường quốc hay không cũng phải nhờ một phần
của hắn".
Nguyễn Huệ đã lén lút quan sát động cơ hơi nước của chiến thuyền, hắn thấy với
loại động cơ này nếu Đại Việt được trang bị hàng loạt thì đủ để xưng bá châu
Á, thẫm chí Đại Thanh vẫn chưa trang bị loại động cơ này cho quân đội kia mà.
Tận mắt thấy những khẩu súng M44, Nguyễn Huệ trong lòng đã có quyết định phải
kết giao với Trần Phàm, tầm mắt của y vẫn lợi hại như trong lịch sử miêu tả,
thất hổ tướng là một minh chứng cho điều đó.