Người đăng: kenbi
Tình hình hiện giờ cực kỳ bất lợi đối với quân đội Iran khi họ chưa hoàn tất
chỉnh đốn lại lực lượng, mong chờ quân Trung Quốc có thể kéo dài thời gian
nhưng ai ngờ mọi việc xảy ra quá nhanh khiến người ta không kịp phản ứng. Đứng
trước lợi thế đó Anh quốc quyết định nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến.
Đế quốc Anh huy động gần như toàn bộ các binh lực trong phạm vi. Với tổng số
5724 xe bọc thép trong đó có 65 Challenger, 542 Chieftain Mk10 và nhiều chủng
loại khác như T72 Lion of Babylon/Ạjeya Mark.I, T-54/55, T62, MT-LB. Máy bay
chiến đấu 1315 chiếc có các loại như BAE Hawk, Harrier GR.1, Harrier II GR5 .
Máy bay trực thăng 250 chiếc: Mi-24, Boeing Chinook, Lynx HAS.3 . Pháo 5000
khẩu: M270.
Còn bên phía Iran, Xe bọc thép 1372 chiếc: M60A1, M47 Patton, FV101 Scorpion,
2S1 Gvozdika, M-113, Chieftain. Máy bay chiến đấu 310 như F 14 Tomcat,
Northrop F-5A. Máy bay trực thăng 180 chiếc: Panha 2091 . Pháo 1000 khẩu: HM
40 – 122mm howitzer, HM 20, Fajr-1, M110 howitzer, M-1978 Koksan.
Các công ty của Anh được chính phủ bật đèn xanh bắt đầu ra sức bơm đồ cho
chính phủ Iraq. Việc làm này cung cấp cho Liên hiệp Anh và Ireland một khoản
thu nhập đáng kể và nhờ đó chính phủ trung ương có thể can thiệp sâu hơn vào
các nước trong Khối thịnh vượng.
Cung cấp hàng trăm chiếc Land Rover quân dụng cho Iraq trị giá 6 triệu bảng
Anh. Công ty Thorn EMI hỗ trợ Triển khai hơn 3000 hệ thống radar Cymbeline
trên cả hai mặt trận có khả năng định vị vũ khí địch, bao gồm pháo binh và
trực thăng và chỉ đạo hỏa lực súng cối. Việc chiển khai quá nhiều khiến Iraq
là nước sử dụng hệ thống Cymbeline lớn nhất thế giới.
Không quân Hoàng gia thực hiện ném bom chiến lược vào các thành phố lớn đặc
biệt là Tehran. Khác với lịch sử, Iraq được hỗ trợ mạnh mẽ từ Anh và các cường
quốc lớn khác trên thế giới, trong đó có cả Liên Xô và Hoa Kỳ. Ưu thế không
quân Iran bị loại bỏ không còn chút nào. Tăng thêm nữa tính áp đảo, Iraq sử
dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Blue Water của Anh và Scud của Liên Xô. Và
Iran cũng tiến hành trả đũa khi có được Scud từ Lybia và Syria vào Baghdad.
Tổng cộng Iraq đã bắn 942 quả tên lửa vào Iran và nhận về 185 quả nhưng đa
phần bị bắn chặn.
Sáng ngày 15 tháng 6
Các chiến tuyến đồng loạt tiến hành phản công nhanh chính thức bắt đầu. Đỉnh
cao của nghệ thuật chiến tranh, Bliztzkrieg hiện đại.
Thời tiết thuận lợi, địa hình Iran có nhiều đồi núi nhưng với việc các con
đường vận tải đã được khai thông thì đây không còn là vấn đề lớn.
Ưu thế trên không đã hoàn toàn lộ rõ khi Anh quốc tham chiến.
Iran thiệt hại nhiều sau khi cuộc chiến kéo dài 5 năm liên, rất khó phòng ngự
khi bị tấn công với cú shock lớn.
Hậu phương mạnh mẽ mang tính áp đảo.
Cuộc chiến chớp nhoáng do Anh dẫn đầu diễn ra trong 3 giai đoạn:
15/6 đến 17/6
Các phi đội Máy bay chiến đấu nhận lệnh tiến hành tập trung oanh tạc các cơ sở
phòng thủ mỏng đồng thời bộ binh chiển khai quấy rối trên toàn phòng tuyến của
đối phương. Các quân đoàn tăng chủ lực với sự hỗ trợ của bộ binh pháo binh xe
cơ giới tập trung hỏa lực tấn công mạnh vào các tụ điểm bị không kích.
Theo tổng hợp tính toán số đạn pháo được nã trong ngày đầu tiên bởi các Trung
đoàn pháo binh lên tới 27 000 viên, 7800 quả tên lửa được phóng ra, Chỉ một
lần tấn công chớp mắt đã quét sạch 29 tiểu đoàn pháo binh, nhiều đơn vị của
Iran hoàn toàn bị xóa sổ. Tạo cơ hội cho các đơn vị tiên phong tiêu diệt những
trạm gác quan trọng, đóng góp một phần không nhỏ cho chiến dịch đánh nhanh
thắng nhanh.
Lực lượng phi cơ cường kích diệt tăng, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật
liên tục tấn công vào các căn cứ tại Ilam, Abadan, Ahwaz, Deful, Eslamabad-e-
Gharb, Marivan, Piranshahr và chỉ mất không tới 2 ngày để đục thủng trận địa
phòng ngự của đối phương. Về mặt trận phía Đông Nam cũng chả kém cạnh chút nào
khi dễ dàng đột phá Zahedan và Iranshahr. Tất cả các trục đường chính đều đã
mở ra, 6 tỉnh hoàn toàn rơi vào tay người Anh kiểm soát.
Các phi đội RAF với Máy bay cường kích Harrier II GR5 được mệnh danh sát thủ
diệt tăng liên tục quần thảo tìm kiếm những chiếc xe thiết giáp còn muốn cố
thủ, Phi đội tiêm kích Harrier GR1 thực hiện nhiệm vụ không chiến chống lại
tiêm kích của đối phương, bảo vệ máy bay cường kích đang tấn công mặt đất.
18/6 đến 22/6
Sau khi các tụ điểm trên tuyến phòng ngự của địch bị phá vỡ các quân đoàn chủ
lực nhanh chóng thọc sâu vào hậu phương của đối phương mở đường cho pháo binh
và bộ binh theo sau. Các máy bay tập trung tấn công các sở chỉ huy, tụ điểm
tập trung quân của địch, một phần lực lượng mặt đất được giữ lại xây dựng
phòng tuyến tạm thời ở hai bên cánh tụ điểm, không cho đối phương nối lại
phòng tuyến
Trận chiến tăng thế kỷ với sự tham gia của 1800 xe tăng thuộc Đế quốc Anh dưới
sự chỉ huy của Đại tướng Antony Walker Trung Đoàn xe Tăng Hoàng gia và 800
chiếc dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội Iran Ali Shahbazi được huy
động lên chặn đứng kế hoạch tấn công chớp nhoáng tại Bandar. Lợi thế đẩy dần
về phía Anh khi họ được nhận thêm hỗ trờ từ Hải quân Hoàng gia ven biển. Tàu
sân bay HMS Illustrious (R06) đã kịp thời làm trạm tiếp cho máy bay chiến đấu
có thể chiển khai nhanh tại tỉnh Khuzestan.
“Các trung đội chú ý, lớp thứ nhất bắn!!!”
Loạt đạn đầu tiên được chiển khai ở tầm bắn xa vượt qua tầm bắn của xe tăng
Iran, xe tăng của Iran đa phần được vùi vào trong các ụ phòng vệ hoặc ẩn nấp
sau những quả đồi nhỏ mà chống đỡ được đợt công kích đầu tiên nhưng khi các
đợt tiến công tiếp tục được chiển khai, tình hình đã hoàn toàn khác.
“Hàng hai bắn yểm hộ, hàng một thực hiện chiến thuật vòng quay”
Đội tăng đi đầu liên tục di chuyển tạo thành những lớp khói mù mịt, với thiết
kế giúp chúng hoạt động tốt tại vùng sa mạc khô cằn. Các xe tăng liên tục tiến
hành khai hỏa nhờ cơ chế nạp đạn tự động và tầm bắn vượt xe tăng của Iran.
Trận chiến ở Bandar nhanh chóng trở thành buổi bắn tập khi xe tăng của Iran
tầm bắn vừa thấp lại chỉ có thể đứng tại chỗ phơi mình giữa làn đạn quân Anh.
Với sức công phá vượt trội nhờ mẫu xe tăng chủ lực sử dụng đạn nổ cao L31
(HEST) và L26”Jericho” nghèo Uranium (APFSDS), chúng có thể xuyên phá lớp giáp
dầy. Chỉ cần một viên thôi cũng dễ dàng tiễn đưa cả kíp lái chầu trời. Sau đó
những chiếc máy bay ném bom HP.80 Victor, Avro Vulcan nhập cuộc càng khiến thế
trận nghiêng thêm về phía Anh.
Quân Iran hoàn toàn bất lực, chỉ có thể tiến hành bắn trả yếu ớt nhưng đạn
không tới nơi và họ trở thành mục tiêu tuyệt vời cho các loại máy máy ném bom
trong khi chỉ có thể co ro tại chỗ càng làm tăng thêm độ chính xác.
23/6 đến 27/6
Với sự sụp đổ của các phòng tuyến của đối phương. Các tập đoàn quân bộ binh
thiết giáp tiếp tục đẩy mạnh tiến quân, cô lập từng cụm quân đối phương và tấn
công từ hai bên cánh. Lực lượng của Anh phải chịu sự phản kháng nhất định từ
Iran tại địa hình núi cao. Quân đội nhà nước Hối Giáo tiến hành ngụy trang ẩn
nấp rất tinh vi, khiến quân đội Anh không thể phát hiện ra cho tới khi leo lên
hơn nửa. Địa hình ngược dốc khiến quân Iran có sự bảo vệ tốt, tránh pháo kích
trực diện từ xe tăng Challenger. Nhưng rất tiếc, với loại giáp Chobham, xe
tăng Iran đã không thể đục thủng nó và hậu quả không cần phải nghĩ, chưa kể
đến các hệ thống tối tân khác được trang bị như thiết bị gây nhiễu ..v..v Lực
lượng không quân Hoàng gia vẫn lúc này tiếp tục mở rộng tầm hoạt động vào sâu
hậu phương của kẻ địch, giúp hỗ trợ các mũi tấn công của bộ binh và thiết
giáp.
Thời tiết những ngày sau đó có chút xấu đi khi lên cao, tần xuất mưa và sương
mù tăng lên đang kể, nhưng không may cho lính Iran, quân đội Anh được trang bị
kính hồng ngoại có thể dễ dàng xác định mục tiêu.
...................................................
Ngày 28 tháng 6
Nhà nước cách mạnh hồi giáo Iran chính thức tuyên bố đình chiến sau khi 2/3
lãnh thổ rơi vào tay nước Anh.
Nhiều người nghĩ rằng Đế quốc Anh sẽ chẳng quan tâm gì mà thẳng tay diệt gọn
Iran nhưng người Anh đã tiếp nhận hòa đàm. Đây thực ra là William sau khi suy
tính kỹ lưỡng đã quyết định chọn giải pháp này, Iran sống thoi thóp có lợi cho
Anh hơn là chết hẳn.
Ở kiếp trước, vùng Trung Đông là nơi Phương Tây và Liên Xô hay Nga sau này thể
hiện sức mạnh quân sự của mình. Nếu Anh quốc áp chế toàn bộ thì rất khó cho bố
trí sau này của hắn. William dự định hiến Iran cho các cường quốc quân sự với
cái tên mỹ miều là làm bãi đáp chống khủng bố, luyện tập quân sự và cả buôn
bán vũ khí nữa. Đó chính là sự khác nhau ở kiếp này và kiếp trước, Iran sẽ
thay Iraq làm bia đỡ đạn, lại còn được mấy lão cáo già kia cảm kích. Có ăn thì
cũng phải ăn chung, ăn lẻ sống không lâu.
Iran sau cuộc chiến này phải bồi thường một khoản lớn phí tổn chiến tranh
tương đương 250 tỷ đô la và nhượng lại lượng lớn mỏ dầu ở đây cho Đế quốc Anh
khai thác.
Chính phủ Anh ngay ngày hôm sau tiến hành cưỡng chế tất cả các công ty dầu mỏ
Trung Quốc trong khu vực thuộc Đế chế Anh tạm dừng khai thác vì phát hiện nước
này tiếp tay bán vũ khí cho Iran (Ai nhìn cũng biết rõ ràng người Anh muốn gây
sự), hủy bỏ mọi hợp đồng nhưng sẽ bồi thường một phần mỏ dầu bên Iran vừa mới
lấy được, nghe có vẻ được ấy chứ. Vậy là Iran từ nay về sau càng tưng bừng
phấn chấn, 1 đống lão gia nhẩy vào xé miếng thịt, không biết Trung Quốc liệu
giữ nổi mấy phần.