Đòn Trí Mạng


Người đăng: kenbi

Trong khoảng thời gian này, Iran cũng nhận được thông báo từ bộ ngoại giao Anh
về vấn đề các nước có liên quan tài trợ lần khủng bố vừa rồi, yêu cầu chính
phủ Iran phải đưa ra lời giải thích, nếu không sẽ áp dụng biện pháp mạnh. Để
tăng thêm sức nặng, Đế quốc Anh đã có một loạt các hành động quân sự nhằm vào
nhà nước Iran hậu cách mạng Hồi giáo.

Một phần của Quân đoàn thiết giáp Hoàng gia (Royal Armored Corps) trung đoàn
xe tăng Hoàng gia (RTR). Đã nhận lệnh từ nhiều ngày trước tiến hành áp sát các
tỉnh biên giới phía tây của Iran. Quân đoàn bọc thép Ấn Độ Raj, Quân đoàn XII
(Pakistan)đồn trú tại Quetta, Quân đoàn XXXI (Pakistan) đồn trú tại Bahawalpur
cùng 3 tiểu đoàn thuộc lực lượng đặc nhiệm Commando (SSG) di chuyển tới tỉnh
Balochistan, bao vây khu vực phía Đông Nam Iran tạo thành thế gọng kìm.

Với việc điều động số lượng lớn các tập đoàn quân sự, lập trường của Tehran
vẫn tỏ ra vô cùng cứng rắn, không ngần ngại chiến tranh cùng lúc ở hai chiến
trường, phía Tây là Anh, Iraq và phía Đông Nam là Ấn Độ, Paskistan. Bằng chứng
là Quân đoàn bảo vệ cách mạng Hồi giáo đã ra lệnh tổng động viên, số lượng
lính mới được huy động lên tới 150000 binh sĩ, đa phần là bộ binh và bắt đầu
tiến hành cơ cấu hệ thống phòng thủ mới tại mặt trận Đông Nam

Các trang báo chí bắt đầu đưa tin xe tăng chủ lực thế hệ mới của Anh
‘Challgener I’ đã xuất hiện tại các trục đường giáp biên giới Iraq-Iran, theo
tính toán thì mỗi chiếc tăng này có đơn giá rơi vào khoảng 1,4 triệu đô la mỹ
vào thời điểm hiện tại. Bộ quốc phòng công bố có hơn 60 xe tham gia thực hiện
nhiệm vụ tại Iraq.

Challenger sở hữu giáp Chobham vô cùng tiên tiến, giúp bảo vệ xe vượt trội hơn
bất kỳ bộ giáp tạo bởi nguyên liệu đồng nhất, về sau nó đã trở thành tiêu
chuẩn cho bọc thép tại Phương Tây, rất nhiều mẫu thiết kế đã ứng dụng nó, ví
dụ như M1 Abrams của Mỹ và Leopard 2 của Tây Đức. Ngoài ra, trang bị hệ thống
treo thủy khí có ưu điểm cơ bản là khả năng điều chỉnh độ cứng của hệ thống
treo, điều chỉnh độ cao thân xe, kết cấu gọn, đáp ứng yêu cầu cao về chất
lượng chuyển động. Xe có trọng lượng 62 tấn và khi bổ xung mô-đun giáp là 70
tấn, chiều dài 11,5 mét, chiều rộng 3,51 mét và chiều cao 2,95 mét. Tổ lái gồm
4 người : chỉ huy, xạ thủ, nạp đạn, lái xe. Vũ khí chính của xe là khẩu pháo
L11A5 120mm, vũ khí phụ: súng máy L8A2 7,62mm và L37A2 7,62mm, động cơ Rolls-
Royce CV12 26 lít diesel cho công suất 1200 mã lực. Tốc độ tối đa 56km/h. Độ
quay tháp pháo 30 độ/s.

Các chỉ số rất ấn tượng cho một chiếc xe tăng chủ lực vào thời điểm này, duy
nhất tiếc nuối là nó không được trang bị hệ thống quan sát nhiệt (TOGS), một
bất lợi lớn khi tìm kiếm mục tiêu và tác chiến vào ban đêm.

……………

Quay trở lại xung đột Trung-Anh

Điểm nóng không chỉ diễn ra ở trên biển mà còn tại đất liền, khi Ấn Độ điều 2
sư đoàn bộ binh tới giáp biên giới Trung Quốc tiến hành khiêu khích, lực lượng
độc lập Tây Tạng thừa đó mà gia tăng các hành vi bạo động chống phá, riêng
trong mấy ngày qua, đã có 15 vụ đánh bom khủng bố vào các sở cảnh sát, khu vực
quân sự của chính quyền Trung Quốc làm 36 người thiệt mạng hàng trăm người bị
thương.

Hải quân trung quốc tiếp tục nhận khiêu khích từ phía Hạm đội Anh, số lượng
tàu hư hại đã lên tới 32 chiếc nhưng vẫn nhẫn nhin không có nổ súng.

“Bọn chúng thật khó chơi” Đô đốc Hạm đội 2 buồn chán nói

“Chúng ta phải nhanh chóng tìm biện pháp khác, tuyệt đối không để người anh em
Ấn Độ chê cười”

“Vậy ngài có kế gì sao? Chúng ta đã dùng đủ mọi trò, phụt vòi rồng, đâm húc
các kiểu nhưng chả có tác dụng gì hết”

“Vẫn chưa, nhưng cứ đợi đám cố vấn ăn hại không phải là ý hay, đến lúc mấy lão
già đó tìm ra hướng mới chắc Hải quân Trung Quốc đã bị chúng ta vần cho không
còn nổi một chiếc lành lặn” – Lắc đầu ngán ngẩm cái đám cả ngày chỉ ăn thôi mà
biện pháp một cái cũng kiếm không ra.

“Nếu vậy không cần đợi nữa, chúng ta sẽ dốc toàn lực. Cho các tàu được trang
bị ram thực hiện nhiệm vụ tiên phong. Bọn chúng không muốn nổ súng. Được thôi,
chúng ta để chúng vĩnh viễn không thể nổ súng”

………………………….

Ngày 31 tháng 5

Va chạm giữa hải quân hai bên đã tiến vào ngày thứ 4

“Tư lệnh, bọn chúng lại tới rồi” – Một thủy thủ chạy vào Cabin chỉ huy thông
báo.

“Ta đã biết”

Tư lệnh hạm đội Đông Hải đuổi tên lính đi rồi quay sang mấy người đang ngồi
cùng

“Các đồng chí tính thể nào?” – Tạ Chính Hạo lo lắng nói

“Còn thế nào nữa, quân ủy trung ương yêu cầu chúng ta tiếp tục kiên nhẫn chịu
đựng bọn khốn Anh uy hiếp”

“Con mẹ nó! Lúc đầu cả đám lão đầu đó hùng hổ dọa người lắm cơ mà. Đến khi bắt
đầu thì co vòi cả lũ lại với nhau, mặc kệ chúng ta đi chịu chết” – Tư lệnh Nam
Hải Trương Triêu Trung (张朝忠) căm tức không giữ nổi miệng mình trực tiếp chửi
bới.

“Ông quá bi quan rồi, số tàu bên phía chúng ta nhiều hơn phía Anh phải gấp
đôi” – Tô Quân (苏军)Tư lệnh Đông Hải miệng nói thế nhưng trong lòng lẩm nhẩm
‘chất lượng cũng phải kém gấp đôi đấy’

…………………….

“Mục tiêu còn cách 3 hải lý, tất cả thủy thủ ổn định vị trí. Đẩy mạnh tốc độ,
trong vòng 6 phút nữa sẽ va chạm”

Đây là tình hình chung trên tất cả đội tàu tiên phong. Được thiết kế đặc biệt
cho nhiệm vụ va chạm diệt ngầm, vũ khí được tối giản hóa, thay vào đó là sức
mạnh tối ưu về tốc độ và lớp giáp bề mặt.

Đội tàu tiên phong liên tục gia tăng tốc lực, chẳng mấy chốc đã giáp mặt với
tàu của đối phương.

“Chuẩn bị !!! 3! … 2!! …. 1!!!”

“Ầmm !!! Uỳnh !!! …!!!”

Liên tục những âm thanh va chạm lớn khủng khiếp, có nhiều con tàu bên phía Hải
quân Trung Quốc không chịu nổi mà phát nổ.

“Tiên sư chúng nó, bọn chúng dự định hủy hết chúng ta trong ngày hôm nay sao”
– Mắt trợn tròn nhìn từng chiếc từng chiếc bị xuyên thủng, tiếng gào thét kêu
cứu vang vọng cả một vùng biển.

“Nổ súng !! Mau nổ súng !! – Tư lệnh Nam Hải đã không chịu được nữa ra lệnh

“Ông điên rồi à! Chúng ta không được phép khai chiến trước” – Tạ Chính Hạo vội
vã bịt mồm Trương Triêu Trung.

“Tư lệnh Tạ, chúng ta nếu cứ tiếp tục thế này thì chẳng mấy chốc không còn một
mống. Khai chiến đi” - Tô Quân hiện giờ không thể không đồng ý với Tư lệnh Nam
Hải, bọn họ đã không còn lựa chọn nào khác.

Và thế đấy, chiến tranh trên biển giữa hai nước có dân số lớn nhất thế giới đã
nổ ra, giữa quốc gia xếp hạng đầu và hạng bốn về quy mô hải quân.

“Bọn chúng đã khai hỏa trước, rất tốt! Các Hạm đội nghe lệnh! Từ bây giờ chiến
dịch Biển Hoa Đông chính thức bắt đầu, các hải đội lập tức tiến hành đáp trả,
các phi đội triển khai không kích. Chúng ta sẽ diệt gọn lũ tàu rởm này ngay
trong ngày hôm nay, dù 1 chiếc cũng không thể thoát” – Đô đốc Richard Thomas
mệnh lệnh.

………………

Cả thế giới chấn động, không ngờ hai bên thiếu kiềm chế tới vậy.

3 hạm đội Hải quân Trung quốc gần như toàn diệt, tổng cộng 194 tàu chiếm gần
70% số lượng tàu chiến của hải quân Trung quốc, đều đã bị quân đội Anh tiêu
diệt và bắt giữ.

Phía Anh mất 3 tuần dương hạm và 7 khu trục hạm. 15 tàu bị hư hại nghiêm
trọng, 11 tàu hư hại nhẹ. So sánh với phía Trung Quốc thì thiệt hại của Hải
quân Hoàng gia quá nhỏ bé.

Đây có thể nói là chiến tích huy hoàng nhất của Hải quân Anh kể từ chiến tranh
thế giới thứ nhất. Hạm đội Hoàng gia đã hoàn toàn nghiền nát lực lượng Hải
quân Trung Quốc. Được giới báo chí đánh giá là một trong những trận hải chiến
lớn nhất kể từ thời kỳ hiện đại.

Việc hải quân Trung quốc thiếu đi sự trợ giúp kịp thời của không quân do vị
trí giao chiến cách đất liền khá xa, tại phía Nam Đài Loan cách Trung Quốc đại
lục 350km. Tới khi các phi đội J-7 và Q-5 đến nơi thì cuộc chiến đã gần kết
thúc. Một cuộc chiến chớp nhoáng, các pháo thủ Anh đã lên nòng sẵn khi vừa mới
bắt đầu giao tranh cộng thêm tính bất ngờ trong chiến thuật. Họ đã cho chúng
ta thấy, chiến thuật ram chưa có lỗi thời như nhiều người hằng nghĩ. Cùng với
việc tập trung hỏa lực nhưng vẫn không thể đục thủng lớp giáp dày của thiết
giáp hạm HMS Elizabeth II cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự bại vong.

Cứ ngỡ rằng người dân trên trái đất này chuẩn bị tinh thần bước vào chiến
tranh thế giới lần thứ 3 thì Bắc Kinh lại làm cả đám sống nhờ buôn vũ khí mừng
hụt. Theo Nhân dân nhật báo đưa tin, Chính phủ Trung Quốc quyết tâm ngăn chặn
chiến tranh xảy ra trên diện rộng, đồng ý bước vào bàn đàm phán với Đế quốc
Anh.

Nước Anh quá cường thế, đây là mọi người phải công nhận sau trận hải chiến
này. Có nhiều người nói ĐCS Trung Quốc quá nhu nhược nhưng vẫn có kẻ lại nhìn
nhận theo cách khác, họ cho rằng quyết định này rất đúng đắn trong thời kỳ
nước này đang chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế hỗn hợp, gia tăng
thị trường mở. Vấn nạn tham nhũng tăng cao, người dân đòi hỏi tự do ngôn luận
làm chính quyền Trung Quốc phải nhức đầu, họ không có đủ năng lực chống lại
một cuộc chiến toàn diện.


Đế Quốc Anh - Chương #17