Quyết Sách Trung Đông


Người đăng: kenbi

Bảng danh sách các cuộc xung đột trong khoảng thời gian này được liệt kê tại
hội nghị đầu tuần. William nhăn mặt nhìn cả dãy dài, rất nhiều cuộc nội chiến,
xung đột biên giới trong đế quốc Anh, một số thì đang vướng vào cũng cuộc xung
đột diễn ra nhiều năm với các quốc gia bên ngoài Đế chế.

“Ta đã xem qua, thứ nhất là chiến tranh Liban. Mặc dù chúng ta ủng hộ pháp
luật tuân theo từng vùng trong Đế quốc Anh nhưng không thể bỏ mặc hết thảy
được. Phải tìm mọi biện pháp nhanh nhất chấm dứt xung đột, cả trong và ngoài
nước “

“Như việc để Israel tự do đáp trả PLO ở Lebanon chỉ làm vấn đề càng thêm phức
tạp, một cuộc xung đột vũ trang tốn kém kéo dài nhiều năm có thể coi là ngu
xuẩn nếu chúng chả đi tới đâu. Chúng ta cần một Israel ổn định, họ là dân tộc
thông minh nhất thế giới, Đế quốc Anh nên để những người dân Do thái tập trung
năng lực trên phương diện phát triển khoa học công nghệ hơn là suốt đời chỉ
nghĩ bảo vệ biên giới, chỉ cần có xúc tác là loạn thành một đống, sẵn sàng cắn
xé bất cứ kẻ nào động vào“

"Theo báo cáo mới nhất, Xung đột Lebanon vào trung tuần tháng 6 năm nay là có
thể kết thúc thưa bệ hạ"

"Ta muốn hỏi tại sao không đưa hải quân Hoàng gia can thiệp ngay khi mới bắt
đầu. Nó là cuộc chiến ven biển và cũng là một cơ hội tốt để chứng minh sức
mạnh Hải quân Anh vẫn là hàng đầu thế giới, không những thế chúng ta còn có
thể gia tăng thêm tầm ảnh đối với những quốc gia khác thuộc liên hiệp Anh" -
William có chút bực mình, đám lão đầu năm ấy không phải bị nước vào não chứ,
đơn giản thế sao không thực hiện

"Kể từ khi hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết, quốc hội Anh cùng nhiều
nước dự định lợi dụng sức mạnh của Mỹ đang nổi lên nhanh chóng, nhờ đó tích
kiệm được một khoản chi phí rất lớn cho quốc phòng"

"Đúng vậy thưa bệ ha, ngài Bộ trưởng nói hoàn toàn chính xác. Khi đó đang vào
giai đoạn đầu chiến tranh Lạnh, chúng ta cũng vừa trải qua chiến tranh thế
giới thứ 2 không lâu, tổn thất rất nặng nề. Lúc đó các quốc gia đều rất cần
thành lập liên minh chống lại sự bành trướng của Liên Xô. Hoa Kỳ đã đứng ra hỗ
trợ quân sự cho các quốc gia châu Âu nên Anh quốc cũng thuận tiện cắt giảm
ngân sách để sử dụng kiến thiết nền kinh tế sau chiến tranh"

"Trực tiếp tuyên bố Anh quốc sẽ vào cuộc ở Dải Gaza, đồng ý Khu bờ tây là một
phần của Isarel. Phân chia khu vực tỉnh theo biên giới cũ, người Do thái ở
phía Tây còn cộng đồng Arab sinh sống tại phía Đông hoặc theo kế hoạch di
chuyển tới các nước trong liên minh Ả rập thuộc Anh. Đế quốc cũng xóa bỏ hạn
chế nhập cư người Do Thái, từ nay về sau, người Do Thái có thể tự do sinh sống
và tuân theo pháp luật của từng vùng miền tại mỗi quốc gia thuộc Liên hiệp
Anh" – William cuối cùng quyết tâm chấm dứt cái cuộc chiến vô nghĩa kéo dài
tận 70 năm này nếu vẫn để nó tự phát sinh như ở kiếp trước

"Bộ trưởng, theo ngài chúng ta cần bao nhiêu quân đội đưa vào kiểm soát Khu bờ
Tây"

"Nếu theo ý kiến của người, chúng ta có thể nắm chắc Irasel trong tay thay vì
trước kia một bên thì chỉ còn trên danh nghĩa, một bên vẫn đủ thực quyền nhưng
bỏ bê nhiều năm. Vậy thần đề nghị, huy động sư đoàn 3 tham gia, ngoài ra yêu
cầu Jodan điều động sư đoàn thiết giáp 4 và sư đoàn cơ giới 12 áp sát Khu bờ
Tây, Ai Cập cũng sẽ được điều động ít nhất là 3 trong 5 sư đoàn đang đóng tại
Sinai. Thần chỉ lo Lực lượng đặc nhiệm Sinai của tổ chức Lực lượng đa quốc gia
và quan sát viên (MFO) tại đó sẽ nhúng tay quấy rối"

"Họ có bao nhiêu ? "

"Ước chừng một trung đoàn đứng đầu là đại tá quân đội Hoa Kỳ và đồng thời cũng
là tham mưu trưởng MFO"

"Chỉ có một trung đoàn không đáng lo. Cứ tiếp tục thực hiện kế hoạch, chúng ta
sẽ đàm phán với Mỹ ngay sau khi hủy bỏ Tuyên bố Trung-Anh. "

"Vậy còn Liên Hợp Quốc thì sao, thần nghĩ họ sẽ không ngồi yên ? " – Cố vấn
quân sự Trung Đông rất nghi ngờ tính khả thi của kế hoạch.

"Điều đấy không thành vấn đề, hiện tại ảnh hưởng của nước Anh trong Hồi đồng
bảo an liên hiệp quốc không thua kém gì so với Hoa Kỳ. Chúng ta có thể thoải
mái hành sự, nếu bọn họ vẫn quyết định nhúng tay, chúng ta sẽ đe dọa cắt đứt
viện trợ" - Ngoại Trưởng Geoffrey Howe khinh thường nói.

"Haha, ông vẫn thâm hiểm như xưa. Geoffrey" – Bộ trưởng ngoại giao Trung Đông
là một lão già hèn mọn, nghe nói xưa nay không ưa gì Geoffrey.

"Tất nhiên, tôi làm sao so sánh bằng ông, ngày ngày bơi trong dầu đến nỗi não
cũng phải mềm ra" Bản mặt không đổi nhưng miệng lưỡi quyết không chịu thua
kém. Xưa mình nói hắn phải ngậm họng thì giờ vẫn có thể.

"Fuk you Geoffrey, chúng ta cần một lần quyết đấu"

"Được thôi Henry, tôi sẽ thuê hẳn võ đài đợi ông tới"

"Dừng hết lại cho ta, các ngươi lạc đề rồi" – William vỗ mạnh bàn nhìn hai lão
đầu chuẩn bị quyết trận sống mái. Lúc đối ngoại thì tất cả đề nhất trí nhưng
hết cái là sẵn sàng quay sang cho đối phương một búa.

Cuộc họp tiếp tục chuyển sang mục mới nhưng đa phần vẫn xoay quanh nội chiến
trong Liên hiệp Anh và vấn đề Xung đột Iran-Iraq. Cuộc chiến này về sau còn
được gọi là chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 . Quân đội của 2 bên cùng đồng minh
lúc bắt đầu không khác mấy so với kiếp trước. Nhưng mối lo ngại lại càng lớn
khi Anh từ bỏ can thiệp, Mỹ và Liên Xô đều có quan điểm ủng hộ Iraq, dù sao cả
hai đều có hợp đồng khai thác dầu với chính phủ Saddam Hussein, họ cần bảo vệ
lợi ích của mình tại đây. Hai bên đều phái riêng lực lượng bảo vệ tàu chở dầu,
tiếc rằng vẫn không tránh khỏi va chạm. Tình hình chiến sự liên tục leo thang
nhưng không có đột phá nào cho cả Iran và Iraq. Theo các cố vấn, sự bế tắc còn
có thể kéo dài hơn nữa. Cán cân sức mạnh hiện đã chuyển dần về phía Iraq ở mọi
phương diện, đặc biệt lực lượng bọc thép, máy bay chiến đấu, trực thăng cùng
pháo.

"Saddam Hussein là con người đầy tham vọng, nhưng ta thích tính cách hào phóng
của ông ta" – Thực hư thế nào hắn không rõ lắm nhưng ở kiếp trước, vẫn chưa bị
tin tức do Mỹ truyền bá độc đầu, William vẫn luôn mang lòng cảm ơn ông ấy đã
từng giúp đỡ quốc gia hắn mà không mong ngày báo đáp

"Vậy ý của bệ hạ ? "

"Chúng ta cần gia tăng sự hiện diện của Anh tại Iraq. Thông tri cho bộ ngoại
giao Iran tại Luân Đôn, Anh quốc sẽ cân nhắc vấn đề hỗ trợ Iraq nếu chiến
tranh tiếp tục kéo dài, nó đang làm ảnh hưởng sâu sắc tới lợi ích của nhiều
nước trên thế giới. Nếu Iran chịu chấp nhận chia sẻ cùng hợp tác quản lý dòng
nước Shatt al-Arab, Đế quốc Anh chấp nhận mở cửa hàng hóa từ Iran, ưu tiên
thuế trong 5 năm. Còn Iraq cũng gửi một phần thông điệp, ta sẽ thăm Baghdad
vào tuần tới"

"Nhưng Saddam Hussein là người của Đảng Ba’ath, thần lo nghĩ ông ta sẽ càng
phản cảm tạo thành xung đột không đáng có" – Henry là Bộ trưởng văn phòng
ngoại giao Bắc Phi và Trung Đông, ông ta quá hiểu rõ Đảng phái ở đây loạn đến
cỡ nào.

"Đế quốc Anh trong văn bản ghi rõ, ủng hộ luật pháp và văn hóa của nước phụ
thuộc, chúng ta sẽ không can thiệp vào hành động của chính phủ Iraq nếu nó
không động chạm tới lợi ích mấu chốt. Mà thực ra ta càng mong muốn ông ta lấy
danh chủ nghĩa thống nhất Ả Rập giúp Đế quốc Anh mở mang bờ cõi ấy"

…………………

Ngay sau hôm đó, ngày 21 tháng 5 . Tin tức về một "Chính sách Trung Đông" hoàn
toàn mới đã leo lên trang nhất ở khắp nơi trên thế giới.

Bộ ngoại giao Anh hôm qua đã liên tục đưa ra những quyết định làm rung chuyển
tình hình Trung Đông. Sự can thiệp đột nhiên tăng mạnh của Anh ở đây gây lên
mối lo ngại cho nhiều quốc gia, đặc biệt những nước đang có công ty khai thác
tại Iran-Iraq như Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan, Thụy Điển, Đông Đức ..v..v
Nhưng vẫn có tiếng nói ủng hộ, đặc biệt từ người Do Thái trên toàn Thế giới,
đóng góp một phần không thể nhỏ cho việc xúc tiến quá trình thống nhất Israel-
Palestine thành một quốc gia dưới sự cai trị của Đế quốc Anh sau nhiều năm
xung đột.

Khép tờ báo lại, William tay nhẹ xoa huyệt thái dương. Có chút mệt mỏi nhưng
cũng rất đáng, kế hoạch của hắn vẫn đi đúng hướng đấy. Theo điều tra sáng nay,
tỷ lệ người dân phản ứng tích cực trong Đế quốc đang dần một tăng cao. Chỉ sợ
Mỹ và Liên Xô sẽ không ngồi yên xem hắn bố cục nhưng vấn đề xuất hiện không
phải để con người ta giải quyết hay sao.


Đế Quốc Anh - Chương #10