V: Nói “say Goodbye” Với Những Kỉ Niệm Ngày Xưa (2)


Người đăng: luuthuylinh

Sân bay đông nghẹt người luôn. Quay trái, quay phải, tôi vẫn chưa tìm thấy
bóng dáng của ba má và thằng em trai đâu cả.
Bỗng dưng phía đằng sau lưng lại vang ra tiếng gọi tên tôi: “Hồng Nhung! Hồng
Nhung!”
Tôi quay lại sau tiếng gọi đó và rồi… tôi đã thấy được ba má trong một biển
người ở nơi này rồi.
Tôi chạy nhanh đến nơi ba má đang đứng.
Lâu rồi, tôi chưa gặp ba mẹ và cũng lâu rồi gia đình tôi mới được đoàn tụ đầy
đủ như vậy – kể từ khi tôi lên thành phố học tập và sinh sống tại nơi đây đã
được gần ba năm rồi.
Đến Tết tất nhiên là tôi cũng muốn về thăm ba má cho tròn đạo hiếu của một
người con xa nhà, xa quê hương như tôi nhưng việc học thêm và làm thêm cứ liên
miên lan man kéo dài đến hết Tết luôn. Cho nên, mỗi khi đến Tết, tôi đều gọi
điện thoại về cho ba má kèm với câu nói: “Ba má cho con xin lỗi! Tết năm nay
có lẽ là con không về được đâu ạ. Con mong ba mẹ thông cảm cho con ạ!”
Một con bé nhà quê lên thành phố học như tôi thì làm sao có cơ hội và thời
gian để quen được những người trong giới quý tộc và quen được nó, đồng thời
còn làm cho người chồng sắp cưới của nó đã từng có một khoảng thời gian không
phải dài cũng không phải ngắn đi thích một người nhà quê như tôi nhỉ?!
Một phần có lẽ là vì tôi có nhan sắv và chắc là ai cũng thắc mắc rằng tại sao
tôi lại quen biết được nó đúng không? Cũng dễ hiểu và dễ giải thích thôi. Cũng
giống như yêu không cần có lí do, thích thì cứ yêu thui thì thân cũng như vậy
luôn.
Cứ thế mà thân, chả cần bất kì lí do lí chấu nào cả.
Cứ thích thì cứ làm cũng giống như cứ thích thì cứ thân thui, chả cần phải có
lời giải thích nào cả.
- Lâu rồi con mới gặp ba má. Nhìn ba má trong hiện tại và quá khứ, theo như
con thấy ba má vẫn đẹp và khoẻ hơn xưa nhiều.
Đứng trước mặt ba mẹ, tôi vui lắm nhưng lại chả biết nói gì cả. Thôi thì tôi
đành nói một vài câu hài hài, ngơ ngớ, ngẩn ngẩn để che giấu cảm xúc hiện tại
của mình.
- Ơ hay!? Cái con nhỏ này!? Ba mẹ đi lên thăm và chúc mừng con, vậy mà… Đi
đường đã xa rồi… thế mà một câu hỏi thăm ba má có mệt không cũng không có, đã
vậy rồi còn “tặng” cho ba má một đá đểu rồi. Chậc! Người con gái đang đứng
trước mặt tôi đây, có phải là… con gái lớn của tôi không hả ông?
Tôi cười cười nhìn mẹ.
Mẹ vẫn như ngày xưa… chỉ mỗi tội trên khôn mặt bầu bầu của mẹ lại có thêm
nhiều “đợt sóng” rì rào ùa tới nữa rồi, cả ba cũng như vậy luôn.
Chắc là dạo này em mình học hành xuống dốc quá, không phanh kịp được nên ba má
mình đang lo lắng ư?! Mà đã lo thì đương nhiên là khôn mặt sẽ ngày ngày càng
già đi.
Chắc là… cũng không phải đâu ha. Có khi lại lo cho mình ở trên này sống có ổn,
có tốt hay không í mà!?
Đúng là làm cha làm mẹ luôn luôn có nhiều thứ để lo lắng, đặc biệt là những
điều lo lắng ấy đều dành cho những đứa con bé bỏng của mình.
Ba tôi chỉ cười sau câu nói của mẹ tôi. Ba nhìn tôi rồi trìu mến nói:
- Con dạo này sống có tốt không?
- Dạ tốt ạ!
Ai mà ngờ được ba tôi lại là người đầu tiên hỏi thăm tôi, trong khi đó cái câu
này tôi lại hay nghe mẹ tôi nói hơn. Ba tôi vô cùng ít nói phải nói là “đóng
mác” rằng đây là một ông già vừa kiệm lời nói vừa khó tánh nữa, ít khi nào nói
những câu sến sến súa súa cả chỉ nói khi cần thiết phải nói ra thôi.
Tôi cũng chả hiểu tại sao mẹ tôi lại đồng ý lâý ba tôi nữa, chắc có lẽ là do
duyên số trời đã định sẵn cho rồi. Cũng giống như tôi và “gấu” vậy!
- Chị hai ơi! Em đói bụng quá rồi, chị mau mau đưa em và ba mẹ về nơi chị
đang ở rồi sau đó nấu cơm cho cả nhà ăn đi chị. Lâu rồi em và ba mẹ chưa được
thưởng thức tài nghệ của chị á.
Ôi nhìn cái mặt nó kìa! Mỗi khi muốn người khác làm cho mình cái gì đều trưng
cái bộ mặt Qte (kiute) như vậy ra cho người ta xem rồi người ta cũng động lòng
làm theo lời nó luôn. Còn lúc không cần thì cái bộ mặt của nó phải nói là… là
vô cùng khó ưa luôn, nhìn cái mặt mà muốn đấm vào mặt nó cho bõ ghét. Hừ!
Mà tôi cũng phải bó tay với thằng em này luôn á, bá mẹ còn chưa đói thì nó đã
dám đói bụng trước ba me rồi.
- Được rồi, được rồi! Ba mẹ ơi chúng ta cùng về nhà nào!
Tôi hào hứng với ý định dẫn ba mẹ về nơi mình đang sống. Căn nhà nhỏ đơn sơ
nhưng lại vô cùng tiện lợi về tất cả mọi mặt cộng thêm việc nó vô cùng tinh
tươm tươm tất do có hai “nha hoàn” đang dọn dẹp và sửa soạn cho nó thêm đẹp và
rạng rỡ hơn mọi ngày. Nhất định ba mẹ mà thấy được thì sẽ ngất ngây như con gà
Tây luôn. Ahihi!
Tôi chạy ra đằng sau lấy tay đặt vào lưng ba mẹ rồi đẩy ba mẹ đi thẳng về phía
cửa ra.
Vừa mới ra khỏi cửa, bỗng một tiếng nói cùng với một tiếng đập cửa “Rầm! Rầm!”
vang lên:
- Chú Đức! Chú mau dậy đi chú, cô Nhung ra rồi kìa chú. Chú mau mau mở cửa xe
ra đi ạ, còn có cả gia đình nhà cô ấy nữa đó ạ. Chúng ta cần phải tiếp đón cả
nhà cô ấy thật chỉn chu và chu đáo chứ không là cháu và chú sẽ bị ông chủ và
cô chủ khiển trách đó ạ. Chú Đức à, chú mau dậy đi chứ ạ!
Sau giọng nói đó, ba mẹ tôi ngước ngước nhìn về phía của tiếng nói đó, khuôn
mặt bỗng cau lại rồi quay ra sau lưng nhìn chằm chằm tôi tựa như đang muốn hỏi
một chuyện gì đó nhưng hình như vẫn còn đang lựa lời để hỏi thì phải?!
Mẹ tôi ghé sát vào ba tôi nói nhỏ một điều gì đó, nói rất nhanhrất liến
thoắng. Mặc dù tôi đang đứng gần ba mẹ lắm nhưng tôi không thể nào nghe lén
được ba mẹ đang to nhỏ điều gì với nhau cả, nhìn mặt ba mẹ trông rất là khó
hiểu.
Mỗi một câu nói hình như có liên quan đến tôi thì phải, cứ nói xong một câu
nào đó thì toàn quay lại nhìn tôi rồi lại nói tiếp.
Cụ thể toàn bộ câu chuyện như sau:
“Anh có thấy chiếc xe xịn xịn mà đẹp đẹp ở đằng trước không? Hình như chiếc xe
đó đang đợi cô chủ của nó ra thì phải và người chủ đó cũng trùng tên với con
gái của mình thì phải?! Cùng một tên nhưng lại giàu có lại sang trọng hơn co
gái mình. Nếu đưa ra so sánh thì em cá chắc rằng con gái mình sẽ thua ngay từ
vòng gửi xe. Thật đáng buồn cho con gái nhà mình anh nhỉ?! Dù cho con mình có
tài giỏi có xinh đẹp bao nhiêu thì em nghĩ rằng con mìnhchỉ có thể hơn chúng
ta tôi chứ không bao giờ hơn hoặc bằng cô gái của chiếc xe đó đâu ông nhỉ?!
Chậc! Thật tội nghiệp cho con gái mình ông nhỉ?!” – Trích trong lời nói của
người mẹ.
Nói xong bà và chồng mình cùng quay xuống nhìn cô rồi lại chụm đầu vào nhau
nói tiếp.
Bây giờ là đến lượt người ba nói:
“Chẹp! Số con mình chỉ đến vậy thôi mình ạ. Tốt nhất là bậc làm cha làm mẹ như
chúng ta đây chỉ nên ở phía sau cổ vũ và ủng hộ chúng nó vươn lên thôi, chứ
chúng ta làm sao mà có thể nhúng tay vào tương lai của chúng nó được hả
mình?!” – Trích trong lời nói của người ba.
Cũng giống như vợ mình làm, hai người cũng cùng nhau quay đầu lại thêm một lần
nữa tồi thờ dài sườn sượt làm cho đứa con gái và đứa con trai ngơ ngác trước
hành động cùng với lời nói thì thầm to nhỏ khó hiểu của đấng sinh thành.
- Ba! Mẹ! Ba mẹ đang nói cái gì vậy ạ? Ba mẹ có thể nói cho nghe với ạ?! –
Tôi cứ thắc mắc khi nhìn thấy hành động của ba mẹ. Cứ quay xuống nhìn tôi rồi
lại quay lên thì thầm to nhỏ với nhau tiếp. Ba thì cực kì nghiêm túc và cứ gật
gù cái đầu sau mỗi câu nói của mẹ tôi. Còn về phía mẹ tôi thì khuôn mặt cứ
biến hóa một cách mắc cười, lúc thì làm một gương mặt gưỡng mộ một cái gì đó,
lúc thì sầu não trước một điều gì đó.
Quái lạ! Chẳng lẽ ba mẹ đi đường xa nên đã bị “biến chứng” rồi ư?! Chết! Chết!
Chết thật rồi! Tôi cần phải đưa ba mẹ về nhà nghỉ ngơi ngay lập tức mới được.
Nếu cứ để lâu quá thì sẽ ngày càng nặng lên mất và đến lúc đó tì tôi biết lấy
tiền ở đâu ra để đưa ba mẹ vào viện chứ?!
Mượn đứa “chị em tri kỉ” củ mình được không nhỉ?
Không được! Vì tôi chả biết đến khi nào thì tôi mới trả hết cho nó được, huống
hồ là nó còn đang mang danh tiểu thư mới chết tôi chứ! Nếu mà tôi không chịu
trả hết sớm cho nó thì cái đầu của tôi có bị lìa ra khỏi cái thân không nhỉ?!
Chắc là có á nhỉ, có khi cái thân của tôi cũng sẽ không được nguyên vẹn luôn
á!
Hay là tôi đi mượn tiền của anh iu nhỉ?
Không, tuyệt đối là không được! Anh “gấu” dễ thương đã bao cho mình đủ mọi thứ
mỗi khi hai đứa đi chơi rồi, ảnh sẽ lấy tiền đâu ra mà cho mình mượn nữa chứ!
Mà nếu như có thì anh ấy chắc chắn sẽ không nhận tiền khi mình đem trả lại cho
ảnh đâu, rồi ảnh sẽ nói thêm một câu ngôn tình cho mình cảm động trước hành
động đó: “Tất cả mọi thứ của anh chỉ đều dành riêng cho mình em thôi!“
Bởi vậy điều tôi nên làm bây giờ là nên đưa ba mẹ về nhà thật nhanh chóng và
thật khẩn trương mới được.
Tôi đang trong giai đoạn “khủng hoảng về tài chính và trí não” thì tôi đã nhận
được câu trả lời của mẹ cho câu hỏi vừa rồi của tôi:
- Ồ, không có chuyện gì đâu con! – Ba mẹ tôi không còn thì thầm với nhau nữa.
- Đạt! Con chạy ra ngoài tìm một chiếc xe Taxi đi rồi ba mẹ và chị Hai sẽ ra
sau.
- Hả?! Tại sao phải là con mà không phải là chị Hai hả ba? Con từ quê mới lên
cũng giống như ba mẹ cũng từ quê mới lên, con làm sao mà biết đến cái khái
niệm bắt Taxi ở đây như thế nào mà bắt cơ chứ ạ? Đáng lý ra theo lý lẽ thì ba
mẹ phải sai chị Hai đi mới đúng chứ! – Nó giật nảy khi nghe ba nói câu đó ra.
Đúng là thằng lười có khác! Chậc! Tôi đã xa nhà gần ba năm rồi và bây giờ tôi
gặp lại thằng em trai yêu quý thù nó vẫn lười biếng như ngày xưa.
- Bây giờ con có đói bụng không? – Từ việc nhờ nó đi bắt Taxi thì giờ đã
chuyển sang hỏi nó có đói không, ba tôi đang định làm gì thế nhỉ?!
- Dạ có! Cái bụng con nó cứ kêu “ọt ọt” không nè ba. Nếu ba mà không tin thì
ba cứ áp tai lên bụng con mà nghe đi ạ! Con đang đói chết mất đây! – Nói xong,
nó chỉ chỉ cái bụng nó rồi rướn bụng lên chỉa về hướng ba tôi đứng với ý định
là cho ba tôi nghe thử xem có phải là bụng nó đang kêu là “đói đói” hay
không?! Đúng là thằng tiểu quỷ có khác!
- Vậy thì con càng nên làm theo lời của ba nói, vừa là biện pháp tốt nhất và
vừa để làm giảm bớt đi tiếng kêu “ọt ọt” phát ra từ bụng của con đi! – Ba tôi
không cần phải nghe bụng nó đang nói gì nhưng lại nhìn biểu cảm trên khuôn mặt
nó mà có thể đoán ra được rằng: Kiếp trước nó là heo và kiếp này “may mém”
thay nó được đầu thai làm con của một gia đình “địa chủ”. Những người giàu có
thì giàu đến “nứt vách đổ tường” còn gia đình “địa chủ” nhà chúng tôi thì giàu
đến mức “chó còn chê, chuột chẳng thèm”.
- Why? – Nó vẫn không cam lòng trước câu nói của ba tôi.
Ba tôi vẫn tiếp tục kiên nhẫn giải thích. Mặc dù trên gương mặt ông đã có
nhiều tầng sóng xô lại vào một chỗ ở hai bên đầu mày. Hình như sức chịu đựng
của ba tôi đã chuẩn bị hết hạn sử dụng rồi nhỉ!? Mà cũng đã lâu lắm rồi tôi
mới thấy ba tôi “ nói nhiều “ đến như vậy! Từ lúc tôi được sinh ra cho đến bây
giờ, có lẽ đây là lần đầu tiên ba tôi giải thích cho người khác nghe một cách
dài dòng văn tự như thế này. Chắc là lúc tôi ở trên thành phố thì ờ dưới quê
mẹ tôi đã chỉ cho ba tôi cách sống phóng khoáng và thân thiện như những người
Sài thành để không phải làm cho tôi mất mặt với mọi người xung quanh, khi có
một ông bố cổ hủ như ba tôi, có lẽ là như vậy! Mẹ tôi công nhận hiểu tôi ghê!
Chắc là mọi người đều biết ba tôi là một người cổ hũ đến mức như thế nào thì
ai ai cũng biết được nhờ đọc chương II của chuyện phải hông?!
Đúng vậy, ba tôi giống như người đang sống ở thời xã hội phong kiến a! Ba tôi
vô cùng nghiêm khắc đối với cách cư xử và việc học tập của hai chị em chúng
tôi – kế cả mẹ tôi, ông cũng chỉnh luôn cả bà trong việc tê gia nội trợ và
cách cư xử phải trái với những người xung quanh để không gây thù chuốc oán cho
bất kì ai cả!
Và ba tôi cũng cực kì cầu toàn trong tất cả mọi việc như là: Năm tôi học lớp
Chín, ba tôi không hề muốn tôi đậu vào trường chuyên thành phố - dẫu biết rằng
nếu tôi vào được trường chuyên thì gia đình tôi sẹ được nở mặt nở mày với bà
con láng giềng, mà lại mong muốn tôi học ở trường gần nhà để tiện bề theo dõi
và chăm sóc. Nhưng tôi lại không muốn nghe theo ý ba, vì nếu tôi cứ ở nông
thôn mà không chịu ngóc đầu lên thành phố thì sẽ mãi mãi là gái nhà quê thôi
và cũng chẳng bao giờ khôn hơn nữa mà cứ ù ù cạc cạc trong mắt người khác –
đặc biệt là những người Sài thành. Không phải là tôi không biết yêu quê hương
nguồn cội mà là tôi không muốn bị thua kém bất kể người nào cả! Tôi cãi lại ba
và nhà tôi lúc đó và mãi đến ba bốn tuần sau thì ám khí vẫn bao trùm lên vách
nhà tranh của gia đình tôi. Ám khí có lẽ là bốc ra từ tôi và ba tôi thì phải?!
Ai ai nhìn mặt cha con tôi thì cũng nghĩ trong đầu rằng “cha nào con nấy, mặt
hai cho con nhà ông Kiên đều nhăn như khỉ ăn ớt vậy!”. Tôi cứ cãi lại ông mà
không chịu nghe lời ông nói nên ba tôi cũng kiên quyết rằng là sẽ không chu
cấp tiền cho tôi ăn học ở thành phố mà tôi phải tự kiếm sống để có cái ăn, cái
ở và cái học ở trên này. Mà tôi cũng không hề sợ vì tôi muốn mình được bước ra
đời sớm và trên này tôi cũng có một ông bố nuôi vô cùng giàu có, tôi mà có
thiếu thốn bất cứ thứ gì mà chưa kịp lên tiếng thì bố nuôi của tôi cũng đã gửi
qua trước khi tôi qua nhà bố xin xỏ. Ahaha! Càng lúc tôi càng thấy mình thật
may mém khi có ông bố nuôi giàu có và tâm lí như vậy!
Sau một năm, tôi mới có dư dả tiền về quê nhờ tiền làm thêm bán thời gian và
nhận đồ gia công về làm cùng với sự tiêu chi không phung phí nên tôi mới tiền
về quê thăm ba mẹ và em trai. Tôi về đến quê, ba mẹ thấy tôi ốm yếu và gầy gò
quá nên trước khi tôi về lại thành phố thì ba mẹ cho tôi quá trời quà cáp từ
quê hương mang lên trển ăn dành, nào là khoai mì, khoai lang, rau củ quả,… Và
đặc biệt là một cái thẻ ngân hàng mà ba mẹ đã làm cho riêng mình tôi xài, đã
vậy còn ứng trước hai triệu cho tôi cộng thêm mỗi tháng sẽ gửi lương khô lên
cho tôi và còn chu cấp tiền đều đặn hàng tháng nữa. Lúc đó, tôi vô cùng bất
ngờ trước hành động đó của ba mẹ tôi. Tôi còn nhớ là ba bảo sẽ không cung cấp
cho tôi bất cứ cái gì và tôi phải tự kiếm sống cơ mà. Thế mà bây giờ các hành
động đã biến đổi, đã ngoay ngoắt 180 độ mất rồi, phải nói là 360 độ luôn á!
Trước khi tôi lên tàu thì mẹ có dúi vào tay tôi thêm mấy trăm ngàn đồng để ăn
vặt dọc đường và một lá thư vô cùng dày. Cũng như chính nó đã làm cho tôi khóc
mỗi khi cầm lá thư hồi đó mà mẹ đã lén đưa cho tôi lên mà ngắm nhìn lại.
Đó là những dòng tâm sự trong lòng hàng ngày của ba tôi muốn gửi đến cho tôi
nhưng tại vì lòng sĩ diện của ông lại quá lớn nên ông lại không dám nói cho
tôi biết mà chỉ cho mẹ tôi đọc mà không hề cho em trai tôi biết, bởi vì ông sợ
rằng nó sẽ nói lại cho tôi nghe. Và mẹ tôi đã lén ông gữi những tờ giấy được
để gọn lại trong một bao thư, đưa trực tiếp cho tôi- nói là trực tiếp như thôi
nhưng bà lại dúi vào tay tôi.
Nhà tôi không hẳn là giàu có nhưng nếu đến tận quê tôi rồi hỏi “nhà ông Kiên
bà Thủy” ở đâu thì ai ai cũng biết cả. Vì nhà tôi giàu nhất nhì có tiếng tại
quê, chứ nếu lên thành phố thì có lẽ sẽ không được giàu như ở đây mà chỉ là
một gia đình đủ ăn qua ngày và dư dả một chút xíu tiền. Ba tôi thường hay nói
cho chúng tôi biết rằng là tại sao ông lại có cái đầu muối tiêu như vầy: “Là
bởi vì ba lo cho gia đình mình sẽ không có cái ăn cái ở vào mùa mưa mùa lũ nên
ba mới cố gắng làm việc và vận dụng chất xám của mình cho nhà ta có của ăn của
để dành. Vì vậy, đầu ba mới bạc trắng như vậy!”. Ba tôi mồm thì nói độc địa
khó đi vào lòng người nhưng những hành động ba đã làm thì không thể nào làm
cho người khác cầm được nước mắt mà cho lệ tự rơi xuống một cách bất ngờ. Phải
nói rằng ba tôi là một người đàn ông hoàn hảo của gia đình!


Yêu Đúng Người, Đúng Thời Điểm - Chương #6