Thầy Đồ Trần.


Người đăng: Thánh Lăng

Trên đường đi, Nguyễn Trọng Lăng cuối cùng biết được thì ra là cha muốn dẫn
hắn đi tới nhà của ông thầy đồ họ Trần để làm lễ bái sư.


  • Cha cũng thật là quá hào phóng. Một xe ngựa lễ vật như vậy chỉ sợ thầy đồ
    Trần kia ngủ cũng phải cười đến méo miệng.

Hắn ta đây là thật không nhịn được tiếc của xót ruột, giọng còn có chút chua
chua nói. Nên biết tiền tiêu vặt của hắn còn không có ngọn ngành đây này.


  • Câm miệng!


  • Thầy đồ Trần văn tài đức độ là nổi tiếng nhất ở cái thành Thăng Long này.
    Lát nữa tới nhà thầy ấy, cấm ngươi không được nói năng lung tung làm cho ông
    ấy tức giận biết chưa !


Lão cha hắn rất không yên lòng lo lắng mở miệng dặn dò.


  • Xin cha yên tâm! Con nhất định một câu cũng không dám nói!

Nguyễn đại công tử thấy vậy biết khôn lập tức lên tiếng đảm bảo.

Chỉ là đối diện ông Trọng Kim vẫn âm thầm lắc đầu thở dài ngao ngán. Đứa con
này tính tình ngu ngốc lỗ mãng, học hành thì dốt nát không chịu nổi. Haizzz!
Có khi nào là do kiếp trước hắn tích đức không đủ nên kiếp này mới chỉ có một
mình thằng lỏi này để nối nghiệp thôi đây. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh.
Nghĩ không ra hắn đường đường nhà giàu nhất cái Nam triều này ngày sau chỉ sợ
đều hủy đi trong tay con trai của hắn mất. Quả thực là… không ai giàu ba họ,
có ai khó ba đời. Cha ông xưa thật không có lừa ta a!!!

Thời gian trôi qua…

Đoàn người cuối cùng cũng đi tới nhà của thầy đồ Trần. Này cũng bởi vì nhà của
đối phương cách nhà họ Nguyễn không xa lắm. Nó nằm ngay trên đường cái cửa Nam
thành Thăng Long, gần sát bên cạnh Thượng Đạo thư viện.

Ông Trọng Kim xuống xe ngựa, thần sắc trang nghiêm, trịnh trọng sửa sang lại y
phục. Tiếp đó từ trong tay của gã hộ vệ tiếp nhận một chiếc mâm gỗ được phủ
kín một lớp vải đỏ. Cũng không biết trong mâm gỗ này thật ra chứa đồ vật gì.
Chỉ thấy nhận lấy mâm sau đó ông Trọng Kim liền bắt đầu dẫn Nguyễn đại công tử
đi vào trong nhà. Đám hộ vệ còn lại thì xếp thành đội ngũ đứng gác tại cửa.
Một số thì đem lễ vật trên xe ngựa xuống, rồi lục tục mang vào bên trong.

Nhà của thầy đồ Trần không lớn, chỉ là một gian nhà bậc hai trong thành. Tường
được quét vôi xám trắng, lộ ra dáng vẻ nhiều năm chưa từng tu sửa qua. Một vị
người hầu lớn tuổi đem cha con hai người nhà họ Nguyễn dẫn tới phòng khách,
dâng trà xong liền lui xuống.

Phòng khách rất giản dị. Ngoại trừ một cỗ bàn ghế bằng gỗ xoan không thấy có
bài trí thêm đồ vật nào khác. Trên một bên tường ngược lại đang treo một bộ
tranh sơn thủy. Trong bức tranh này có một người đàn ông trung niên ánh mắt ẩn
chứa hàm ý bi thương đang ngắm nhìn vách núi cao sừng sững ở trước mặt.

Nguyễn Trọng Lăng cảm giác vị trung niên nam tử trong bức tranh này dường như
muốn tự sát bởi vậy trước khi chết ngắm nhìn non xanh nước biếc một lần? Luyến
tiếc thì đừng chết nữa, lại còn vẽ ra….

Tự chế ra ý cảnh cho bức tranh, Nguyễn Trọng Lăng đang bĩu môi khinh thường
thì đột nhiên phía sau có người hỏi:


  • Nguyễn công tử, thấy bức họa này như thế nào?

Nguyễn Trọng Lăng giật mình xoay người lại. Trước mặt hắn giờ là một người đàn
ông trung niên nho nhã, tuổi tác ước chừng hơn bốn mươi tuổi. Trên đầu cuốn
khăn xếp, thân mặc áo dài nam màu xanh đen. Trên chân đi một đôi giày vải có
hơi cũ nát. Khuôn mặt đường đường chính chính. Đôi mắt trông rất có thần, sắc
bén lợi hại giống như liếc mắt một cái có thể xuyên thủng tâm linh người khác.
Dưới cằm là một chòm râu dài, tu bổ chỉnh tề gọn gàng.

Ông Trọng Kim nhẹ nhàng giật tay áo Nguyễn Trọng Lăng, nói:


  • Đồ ngu!!! Còn không mau bái kiến thầy đồ Trần !

Nguyễn Trọng Lăng nghe thế nhanh chóng lạy dài nói:


  • Học sinh Nguyễn Trọng Lăng gặp qua thầy Trần.

Thầy đồ Trần nhẹ nhàng khoát tay chặn lại, tiếp tục hỏi vấn đề vừa rồi Nguyễn
Trọng Lăng chưa trả lời:


  • Nguyễn công tử thấy bức họa này như thế nào?

Nguyễn Trọng Lăng hơi chột dạ, thời học đại học rảnh rỗi đã từng đọc qua rất
nhiều kiến thức linh tinh trên mạng nhưng lại không có hiểu biết gì về hội họa
lịch sử cả. Giờ đối phương kêu hắn bình luận, hắn xxx... nào biết bình luận
như thế nào? Nhưng cũng không thể nói bạn thân đây thấy bức tranh này không
như ý lắm, nơi nơi đều là nét bút xiêu xiêu vẹo vẹo, đường nét rời rạc. Nếu
mang ra ngoài bán phỏng chừng cũng không bán được mấy đồng tiền. Thà rằng đừng
treo lên cho khỏi mất mặt thì hơn?

Thật lòng muốn nói như vậy, rất có thể vị cha già đang đứng bên cạnh lại vốn
rất ưa thích bạo lực gia đình kia lập tức sẽ nhảy cỡn lên đấm vỡ mặt hắn.

Không có biện pháp, chỉ có nước bịa chuyện mà thôi!

Nguyễn Trọng Lăng vắt hết óc, nghĩ ra vài câu có thể sài được hồi xưa hắn từng
xem thấy trên mạng, nói:


  • Bức họa này phi thường không sai! Học sinh nhìn ra bức họa này hình thần đủ
    cả, ý vị sinh động mà lại sâu xa thâm trường. Quả thật không phải bức vẽ tầm
    thường. Vả lại ý cảnh sâu sắc làm cho người xem cảm thấy mờ mịt khó hiểu. Ừ!
    Đây đích xác là một bức họa hiếm có. Độc nhất vô nhị!

May mắn là thời sinh viên không ít thời điểm đứng lên thuyết trình semina cho
cả nhóm trên giảng đường nên giọng nói, lời văn cũng coi như lưu loát trầm
bổng lắm. Nghe nghe mà Nguyễn Trọng Lăng cũng không thể không tự mình đánh giá
một tiếng hay.

Bức họa này treo ngay trong phòng khách, ông thầy này mới vừa gặp mặt đã vội
vàng muốn nghe đánh giá của Nguyễn Trọng Lăng… Thằng ngu cũng đều hiểu được
bức họa này nhất định là do thầy đồ Trần tự vẽ. Dù sao thì ngài hát, ta xướng,
Kêu vẽ hay vẽ tốt là tuyệt đối không có sai!!!

Ai ngờ, thầy đồ Trần vốn đang cười dài nhìn hắn nghe vậy biểu tình trên mặt
lại liền tỏ ra thất vọng. Nguyễn Trọng Lăng vừa dứt lời, thầy đồ Trần liền lắc
đầu thở dài không thôi.

Nguyễn Trọng Lăng này sững sờ nha, thầm nghĩ chẳng lẽ bản thân mình nói sai
rồi hay sao?

Hồi tưởng lại một lần những lời vừa nói đều rất thẳng thắn, rất đúng trọng
tâm. Hay là mình thổi phồng chưa đủ tàn nhẫn, chưa đủ ác cho nên thầy đồ Trần
còn không có hài lòng? Không ngờ ông thầy này lại ưa thích hư vinh đến vậy? Ta
thực muốn đem ngươi thổi phồng đến chết mới thôi. Thật là cái đồ không biết
xấu hổ!!!

May là lúc hắn đang định mở miệng nói thì thầy đồ Trần thở dài lên tiếng đánh
đoạn:


  • Tri kỉ thật khó tìm a! Ba năm trước đây, nhiều lần ta nghe thấy phía nam
    quân Chiêm thành xâm lấn biên cương, phá hủy thành trì, giết người cướp của mà
    Nam triều ta lại yếu đuối e ngại quân xâm lược. Quân đội vừa đánh vừa lui,
    không hề có ý chí chiến đấu. Từ đó các nơi loạn lạc thảo khấu tầng tầng lớp
    lớp nổi lên.


  • Phía bắc Hoa triều hàng năm lại đều yêu cầu tăng thêm triều cống, vô lý sưu
    cao thuế nặng.Trong triều đình thì vây bè kéo cánh tranh giành địa vị, các
    quan tri huyện thì tham ô thành phong trào, làm cho dân chúng trong thiên hạ
    lần than lưu lạc khắp nơi.


  • Nam triều ta! Địa linh nhân kiệt, anh hùng hào kiệt đời đời sinh ra vậy mà
    mắt thấy sắp rơi vào tay của giặc ngoại xâm, rơi vào tay đám đầu trộm đuôi
    cướp thảo khấu… Đến lúc đó muôn dân trăm họ sẽ phải sống như thế nào?


  • Chỉ hận bản thân là một giới thư sinh nghèo hèn vô dụng. Tiến thì không thể
    đứng mũi chịu sào gánh vác trọng trách, lui lại không đành lòng an phận chỉ lo
    cho riêng bản thân mình. Trong lúc bi phẫn ta đã chấp bút vẽ ra bức họa này
    treo lên đây cho mọi người thưởng lãm lấy làm an ủi.


  • Đáng tiếc, không có ai hiểu rõ tâm tư của ta, mọi người chỉ nhìn thấy cái
    vẻ bề ngoài của bức tranh mà không có ai đề cập đến thâm ý ở trong đó,…
    Ai…đáng thương! Đáng tiếc!


Kết thúc chương 13.

(Truyện được đăng mới nhất tại Viptruyen.vn/book/)


Xuyên Việt Về Thời Phong Kiến - Chương #13