Người đăng: KennyNguyen
Có thể nới lô đại bác Amstrong này chính là món quà lớn nhất mà toàn quyền
HongKong Charles Straubenzee “tặng” cho Diêu thiếu. Thật ra con mẹ nó những
khẩu đại bác Armstrong Gun 1855 cũng sắp tính vào hàng phế thải của của quân
Anh rồi, nhưng đối vơi Diêu thiếu thì đó lại là thứ hắn yêu thích nên coi đó
là món quà hào phóng cũng không sai.
Giá trị của một vật không quyết định bằng việc vật đó có thành phẩm từ thứ gì.
Giá trị của một vật được quyết định bởi nhận định của người đang sở hữu nó,
hoặc muốn sở hữu nó. Armstrong Gun 1855 trong mắt người Anh là hàng sắp phế
thải, nhưng trong mắt Diêu thiếu lại là mỹ nữ không xương mềm mại ngọt ngào.
Đây cũng chính là lý do có câu nói “ vợ nhà là bát cơm thiu, nhưng lại là bào
ngư dia cá đối với thằng hàng xóm”. Giá trị của một vật đôi khi buồn cười đến
vậy đó.
Armstrong Gun 1855 được phát triển bởi Sir William Armstrong người Anh. Năm
1854, Armstrong đã tiếp cận Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, đề nghị ông chế tạo một
khẩu đại bác 3 pound nạp đạn cửa sau với nòng rãnh xoáy để thử nghiệm. Sau đó
tăng lên đến 5 pounder, thiết kế đã thực hiện thành công về cả phạm vi và độ
chính xác. Trong ba năm tiếp theo, ông đã phát triển hệ thống xây dựng của
mình và điều chỉnh nó thành những khẩu súng có cỡ nòng nặng hơn. Hệ thống của
Armstrong được áp dụng vào năm 1856, ban đầu là "dịch vụ đặc biệt trên chiến
trường" đặc biệt, ông chỉ sản xuất các khẩu pháo nhỏ, Đại bác 6 pund (2,5 in
/ 64 mm), đại bác 9 pound (3 in / 76 mm và nhiều nhất là 12 pound (3 inch / 76
mm).
Nhưng đại bác của Amstrong có một nhược điểm, Những khẩu đại bác Amstrong có
tên biệt danh là Amstrong vít vặn. Đạn của đại bác Amstrong là đạn rời, có
nghĩa là đầu đạn và thuốc phóng phân biệt với nhau. Đầu đạn sẽ được nhồi vào
trước tiên từ phía sau của đại bác, sai đó mới đến khối thuốc nổ được đựng
trong bao tải hình trụ. Khối thuốc nổ được cố định vào vị trí buồng đốt bằng
“ngóa nòng “ theo hiệu lực vít trượt dọc. Chính vì cấu tạo này khiến cho việc
bịt kín của buồng đốt là không quá hoàn hảo. Từ đó đại bác Amstrong so với các
đại bác nhồi đạn cửa trước có các hạn chế như sau. Vận tốc đạn đầu nòng không
cao, dẫn dến tỉ lệ xuyên giáp các chiến hạm lúc này là không đáng tin cậy. Quá
trình nạp điện tích trong buồng đốt cũng không được giải quyết dẫn đến cầu trì
trong đầu đạn đôi khi không được kích hoạt, điều này chính là hai yếu tố khiến
Amstrong gun đang dần dần trở nên không được tin tưởng trong quân Anh.
Trong lịch sử thì đúng là đến năm 1863 Amstrong buộc phải quay lại với nghiên
cứu và phát triển đại bác nạp đạn cửa trước. Và lúc đó những mẫu Armstrong Gun
1855 trở thành rác thực sự. Nhưng lúc này thì các khẩu Armstrong Gun 1855 vẫn
chỉ là gần nhất với rác mà chưa phải là rác hoàn toàn. Nên giá của chúng cao
vô cùng.
Diêu thiếu cậy tiền mà làm tới hắn sắm tới 30 khẩu pháo Armstrong Gun 1855 9
pound. Không phải hắn không muốn mua pháo 12 pound hoặc đại bác hạng nặng hơn
nhưng mà Charles Straubenzee nhất quyết không bán những thứ này du giá cả có
cao đi chăng nữa. Xem ra mặc dù Charles Straubenzee hám lợi nhưng hắn vẫn có
điểm mấu chốt cuối cùng. Rất là đáng được hoan nghênh.
Armstrong Gun 1855 9 pound mới tinh xuất xưởng Elswick Ordnance Company với
giá chỉ có 257 £ ( 20.000 £ hiện đại) nhưng con mẹ nó Charles Straubenzee bán
cho Diêu thiếu với giá 4200 £ một thanh đại bác kể trên. Tổng cộng cả đạn pháo
lẫn lô đại bác kể trên thì Diêu thiếu lại bị thịt đến 150.000 £. Lần này đúng
thật là Diêu thiếu chảy máu thật sự, nhưng hắn chảy máu mà vui mừng. Vì bởi lẽ
đối với Diêu thiếu thì Armstrong Gun 1855 9 pound quan trọng hơn tất cả. Người
Anh coi chúng là rác thải nhưng Diêu thiếu coi chúng là bảo bối, mà đã là bảo
bối thì vô giá.
Nên nhớ quân Nhật bản vẫn phát triển loại đại bác Armstrong Gun 1855 trong
cuộc chiến Boshin war (1868–69). Và quân Nhật vẫn tiếp tục sản suất mẫu pháo
trên trong nhiều năm tiếp theo, và hiệu quả của chúng chẳng tồi tí nào. Diêu
thiếu sẽ quyết tâm mua lại công nghệ này của Amstrong vào năm 1863 khi ông ta
chuyển hướng nghiên cứu về đại bác nạp đạn cửa trước. Tuy là công nhân mò rác
nhưng nếu Diêu thiếu biết mò thì hắn sẽ mò được vàng. Không thấy người Nhật
buổi đầu cũng đi mò rác công nghệ sao cuối cùng xém chút nữa họ thành bá chủ
Đông Á đó thôi. Có tấm gương này nên Diêu thiếu càng ngẩng cao đầu tiếp tục sự
nghiệp mò rác của mình.
Nếu nói lô súng rởm Brunswick rifle là tình thế bắt buộc phải mua sắm, thì lô
đại bác Armstrong 9 pound, lại là niềm vui bất ngờ của Quang Diêu. Armstrong
gun 9 pound tổng trọng lượng cả xe pháo là 400 kg, có thể bắn hai loại đạn
common shell 9.1 pound (4,1 kg) đây là đạn nổ thông thường để tấn công các
công sự hay chiến hạm. Loại đạn thứ hai chúng có thể sử dụng là shrapnel
9.8pound - 4,4 kg ( đây là loại đạn chứa bi sắt để tấn công bộ binh. Cả hai
loại đạn này đều là đạn nổ khích hoạt bằng cầu trì do điện tích của chất nổ
trong buồng đốt đại bác làm nhân tố kích hoạt.
Nòng súng có thể đi qua 6 độ trái hoặc phải mà không cần di chuyển cỗ súng.
Các bánh xe được làm bằng gỗ với một dải thép rộng 75 mm. Đường kính bánh xe
là 1,7 m, Đây cũng là một thiết kế rất phù hợp cho bộ binh của Armstrong 9
pound. Tầm xa cực đại của đại bác này là 2300 m, độ chính xác rất cao trong
khoảng cách 1200 m trở xuống. Nhưng điểm yếu rõ ràng là xuyên giáp yếu, cộng
thêm kích nổ không ổn định, tức là sẽ có nguy cơ đạn bắn ra nhưng không nổ,
hoặc đạn xuyên giáp bị nổ ngay khi chạm bề mặt.
Người Anh coi loại đại bác napn đạn cửa sau với nhiều tính năng ưu việt như
Armstrong gun 1855 như hàng phế thải mà chuẩn bị loại bỏ rồi quay lại với pháo
nạp dạn cửa trước. Còn Diêu thiếu lại coi nó như bảo bối tâm can mà nâng niu
chiều chuộng. Sự khác biệt này từ đâu mà có? Điều này thật ra cũng không quá
khỏ hiểu, sự khác biệt là vì lý niệm chiến tranh của Anh quốc cùng Đại Nam
khác nhau. Hay nói chính xác hơn thì lý niêm chiến tranh của Anh quốc và của
Diêu thiếu trong thời điểm hiện tại là khác nhau hoàn toàn.
Đôi thủ thực sự của người Anh thực tế lại là người Pháp, Tây Ban Nha tại chiến
trường Châu Âu. Tất nhiên thời điểm này họ không có đánh nhau nhưng đối thủ
giả định để họ xây dựng hệ thống quân sự để đối phó chính là các quốc gia này.
Sở dĩ các quôc gia này làm như vậy vì họ đang cố tranh chấp ngôi bá chủ đại
dương hải quân đội. Tất nhiên trong cuộc chạy đua này Tây Ban Nha đã thụt hậu,
lúc này là cuộc đua song mã Anh- Pháp. Anh lấy Pháp hải quân làm đối thủ giả
định để xây dựng quân đội. Chính vì lý do này mà lý niệm đại bác phải to lớn,
phải xuyên giáp, phải có được độ nổ ổn định được đưa lên hàng đầu. Và dĩ nhiên
Armstrong gun 1855 sẽ bị loại bỏ theo các tiêu chí trên. Bởi lẽ đối thủ giả
định của Anh quốc là những chiến hạm bọc thép khổng lồ của quân Pháp.
Nhưng đối với quân Đại Nam thì sao? Tất nhiên chiến tranh trên bộ là chủ yếu.
Người Đại Nam chưa điên đến độ chất Pháo hiện đại lên thuyền gỗ không động cơ
đi bắn nhau bùm bùm với Thiết giáp hạm của quân Pháp. Đấy là nói về Đại Nam
nói chung, nói cụ thể về Quang Diêu thì trong thời gian ngắn hạn mục tiêu của
hắn là Lê Duy Phụng. Thằng này rõ là bộ binh tiêu chuẩn đánh nhau rồi, mà thủy
binh Cát Bà cũng toàn tàu nhỏ, bằng gỗ. Đại bác Armstrong 9 pound thừa đủ
dùng. Tầm bắn xa đến tận 2300m, tuy rằng dạn viên nổ viên xịt nhưng tốc độ bắn
cao, cộng thêm độ chính xác khỏi chê thì có thể bổ xung khuyết điểm trên. Chỉ
cần đạn nổ trên 70% là ok rồi. Nếu băn 10 viên 9 xịt thì mới là đáng lo ngại.
Lúc này đây trên hòn đảo đá vôi bé nhỏ tại vịnh ngoài khơi Vạn Ninh đang là
tiếng pháo ầm ầm. Quân Đại Nam đang luyện tập bắn đạn thật không nổ. Đây là
đạn dành cho huấn luyện, không có thuốc nổ và cầu trì nhưng có chứa bột than
để sao cho trọng lượng bằng với đạn thật. Chỉ huy huấn luyện không ngờ lại là
mấy tên sĩ quan người Anh.
Vốn dĩ Anh không có quyền và không được quyền can thiệp vào A Nam thwo hiệp
nghị Anh – Pháp. Nhưng đây không phải là can thiệp trực tiếp hay hỗ trợ quân
sự mà là làm ăn buôn bán. Tuy rằng nói như vậy vẫn có vẻ đuối lý, vậy nên Diêu
thiếu chỉ có thể điều quân ra bãi biển có tên là Ti Tốt ( tương lai mới có tên
này, lúc này là vô danh) để luyện quân. Bãi biển này hẹp nhỏ chỉ tầm 1 km
nhưng rất bằng phẳng và … đẹp tuyệt vời. Nhưng lúc này chúng đang bị dày xéo
bởi đanh đại bác liên hồi. Diêu thiếu đặt tên đây là bãi Súng Gầm, chẳng ai
dám ý kiến cho được.
10 giờ tối ngày 29 tháng 10 năm 1861. Ngoại vi doanh trại “Bắc Kan” quân đang
đóng gần thành Hải Dương. Những ngày mùa đông lại là cuối tháng, trăng sao
chẳng thấy quả thật trời con mẹ nó tối đen như mực, xòe bàn tay trước mặt còn
khó có thể nhìn rõ. Vậy nhưng trong lùm cỏ có hai bóng đen đang lén lén lút
lút tiếp cận doanh trại quân triều đình.
- Hợi huynh thật quá tài, không ngờ có thể tìm ra đường tiếp cận gần doanh
trại cẩu quan như vậy.
- Xuỵt, im lặng quan sát doanh cẩu quan còn về báo cáo. Nhưng trước khi đi
cũng phải cho bon cẩu quan này nếm mùi lợi hại.
Tên thám báo của phản quân tháo ra đoản cung bên vai mà chuẩn bị, trong bóng
tối bàn tay hắn rút ra một mũi tên mà mân mê hồi lâu.
- Hợi ca hay là thôi đi, đánh động tụi nó chay ra thiến cả hai anh em chúng
ta giờ.
- Yên tâm đi, ca đã dẫn người đến đây thì có thể dẫn về. Giết một cẩu quan
được thưởng ăn thị, anh em ta chia nhau. Vả lại phải gây nên bạo động thì mới
quan sát được chúng bố trí canh phòng ra sao.
- Hợi ca, người thông minh như thể đại tướng vậy.
- Bố mày sẽ có ngày thành đại tướng, thằng ngu. Cẩn thận quan sát doanh trại
địch.
Lợi dụng tên đồng bọn đi cùng quan sát doanh trại địch. Tên thám báo có tên
Hợi ca lắp mũi tên lên dây cung và nhắm kĩ tên lính gác trên đầu tháp canh của
quan binh doanh.
“Phật” “véo” “véo” “phụp”. Trong bóng đêm yên tĩnh dường như tiếng dây cung
thả sức bật gây nên tiếng chói tai. Mũi tên vậy mà quá chính xác, ngoài 50m
vẫn có thể thẳng tắp xuyên thẳng vào vai tên lính canh trên chòi quan sát. Tên
này gào lên một tiếng thê lương rồi ngã xuống.
Tên thám báo phỉ quân tên Hợi mặt mày trắng bệch, nhưng bóng đen đã che đi sự
thất thố trên gương mặt hắn. Nhưng tiếng kêu khe khẽ từ miệng hắn thì không
che nổi.
- Đệch mợ, quả này xong thật rồi.
- Chưa chết mà, tiếc qua, xém chút bắn trúng cổ rồi. Hợi ca vô địch.
- Vô con mẹ mày chạy mau.
Hơi ca vừa chạy vừa lẩm bẩm trong mồn : “ quả này bố mày chết thật rồi”.