Người đăng: KennyNguyen
Nội dung thương thảo bí mật giữa Quang Diêu và Hoàng Bật Đạt không ai biết.
Nhưng lúc này thì khí thế xông đến Hải Dương thành của quân Vạn Ninh quả thật
là rất hung hãn. Theo thám báo thông tin lại thì không ngờ 3 ngàn quân Vạn
Ninh tất cả đêu được tranh bị súng tây. Đây quả là một con số còn mẹ nó khủng
khiếp.
Đây là quân Vạn Ninh hay nói đúng hơn là đội quân nguồn gốc từ Vạn Ninh nhưng
bến đỗ bơ vơ do Bắc Kan đã bị chiếm đóng mất rồi. Nhóm quân này thôi thì vẫn
có thể gọi là quân Bắc Kan lưu vong, hay quân Bắc Kan tương lại, họ tuy khí
đến hung hung nhưng không hề tấn công quân thổ phỉ cách đó 5 dặm mà đủng đỉnh
dừng lại, dựng lều đắp trại, đàm chiến hào phòng thủ.
Phỉ quân mang danh Tân Đại Việt cũng ngưng lại tấn công thành Hảo Dương mà cẩn
thận dè chừng quân Vạn Ninh. Ba mặt khác đang vây đánh thành Hải Dương cũng có
động thái. Họ rút bớt quân đội tăng viện cho mặt thành Đông của phỉ quân. Lúc
này đây mặt thành đông tập trung đến hơn một vạn quân Tân Đại Việt, số còn lài
chia đều cho ba mặt thành còn lại.
Lê Duy Phụng và quân Bắc Kan lưu vong cứ thế cách mặt nhìn nhau lờm nguýt như
hai gã đang bà chanh chua chuẩn bị lao vào nhau đánh ghen nhưng thời cơ chưa
đến nên vẫn còn phân vân. Không biết tình hình bên quân Phản nghịch thì ra
sao, nhưng tình hình bên quân Bắc Kan triều đình thì náo nhiệt vô cùng. Nhóm
này đóng quân doanh có vẻ hơi lớn một chút, ngày ngày binh sĩ nơi này dù là
đang đánh trận ngoài tiền tuyến nhưng không hề quên luyện tập bắn đạn thật.
Người khác nhìn vào thì thấy binh lính "chăm chỉ” quá, binh sĩ tinh nhuệ quá
v.v…
Sự thật thì chỉ những người bên trong mới có thể hiểu hoàn toàn. Người cầm
quân lúc này của Bắc Kan lại không phải là Diêu thiếu mà là một nhân vật lạ
hoắc có tên Trần Văn Vân. Nói đến Trần Văn Vân thật ra cũng không phải lạ hoàn
toàn. Hắn chính là gia nô Trần gia, được ban họ Trần . Tên này là một thân vệ
quân của Diêu thiếu phấn đấu từ từ cả trong luyện tâp và điều binh ngoi lên
thành Suất đội. Hắn cũng là quan chánh thất phẩm của triều đình đó. Nhưng từ
chỗ có thể cai quản nhiều nhất 100 quân lúc này đâu Diêu thiếu giao hẳn cho
hắn 3 ngàn quân vào tay tương đương với võ quan Tứ phẩm. Tất nhiên chức quan
này là do Diêu thiếu tự điều phối trong quân nên không tính là triều đình sắc
phong. Đánh xong trận thì tự động mà phun ra trả lại thiếu gia. Vốn dĩ tên
“tướng quân” tò te bỗng nhiên trong một đêm lãnh binh gấp 30 lần số lượng tối
đa mà bản thân hắn có thể quản thì hoang mang vô cùng. Nhưng bên cạnh hắn có
một cây định hải thần châm là Tham tướng Hoàng Bật Đạt cũng là một chức danh
lâm thời trợ giúp. Vậy nên hai tên tò te tướng quân này cả gan dẫn 3 ngàn quân
toàn là tân binh đo khiêu chiến lũ phỉ tặc hung ác. Thế nhưng vì có hai người
nương tựa vào nhau nên lũ này tự nhiên là yên tâm không dứt mà đùm bọc.
Trần Văn Vân tin tưởng Hoàng Bật Đạt vi Diêu thiếu nói rằng tên thu sinh này
mưu kế rất giỏi có thể yên tâm tin tưởng. Hoàng Bật Đạt tin tưởng Trần Văn Vân
vì Diêu thiếu rỉ tai nói : Đây là ái tướng của bản thiếu, kiêu dũng thiện
chiến, kinh nghiệm có thừa, người cứ yên tâm. Nói chung là cả hai tên này bị
Diêu thiếu bán đi không văn tự. Quang trọng là trong tình cảnh khó khăn này
hai người tự giác mà yêu thương đùm bọc tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng vào “thế
mạnh” của đối phương. CHính vì lý do này hai con nghé không sợ cọp dám đi vuốt
râu hùm mà chạy đến trước mặt 2 vạn phỉ quân nhảy nhót.
Còn việc tập bắn súng bùm bùm hàng ngày thì không thể không thực hiện rồi. Lý
do đơn giản, con mẹ nó toàn bộ 3 ngàn người này là tân binh, hay nói cách khác
họ là các dân quân đã được huấn luyện quân sự nhưng thực tế là chưa cầm súng
bao giờ. Cũng may các sĩ quan còn lại là lão binh cũ của Vạn Ninh quân, nếu
không thì phen này đến luyện tập ra sao cũng méo biết.
Súng tây từ đâu ra. Dĩ nhiên con bà nó là mua rác thải thừ quân Anh quốc rồi,
cũng may đây là rác thải hàng loại A++ chứ không phải hàng rách thải loại C—mà
quân Thanh mua từ Anh quốc. Số súng gắn mác “Tây” này là súng Brunswick rifle
hàng sản xuất những năm 1836. Nói chung đây là hàng phế thải của nước Anh,bởi
lúc này họ đã nghiên cứu ra những chủng loại súng mới như Pattern 1851,
Pattern 1853, Pattern 1860 và mới nhất là Pattern 1861 Enfield Musketoon.
Khẩu Pattern 1851 là súng được trang bị nhiều nhất cho quân đội Anh quốc lúc
này cũng giống như Minié rifle 1847 của Pháp. Nói chung là hai quốc gia này
“giao lưu” quá sâu nên ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau. Minié rifle 1847 và Pattern
1851 thực tế chẳng có gì khác nhau về nguyên lý cũng như thông số kĩ thuật.
Điểm khác chăng có lẽ là trang trí bên ngoài mà thôi.
Lô súng rác mà Diêu thiếu thông qua Lý Tân đàm phán mà mua được từ tay người
Anh cũng có cấu trúc tương tự như Pattern 1851 hay Minié rifle 1847 nhưng ngắn
hơn một chút do chất thép làm nòng không tốt, tầm xa rơi vào khoảng 300 m. Lũ
này là súng nạp đạn cửa nòng và điểm hỏa bằng hạt nổ, cộng thêm nòng có hai
rãnh xoáy nên cũng gọi là rác loại A++. Nhưng rác A cũng là rác, vậy mà Diêu
thiếu lại bị tân toàn quyền HongKong Charles Straubenzee chặt đẹp một phen.
Hình dung đơn giản một phen, vào những năm Brunswick rifle ra đời, lúc ấy
chúng mới tinh và hiện đại nhất thì có giá xuất xưởng vào tầm 17 bảng Anh. Lúc
này những khẩu súng rác này bán bên nước Anh với giá 5 bảng mà thôi. Giá thị
trường tại Anh quốc những khẩu Pattern 1851, Pattern 1853 là hàng cũ rơi vào
tầm 10 bảng. Pattern 1860 và mới nhất là Pattern 1861 Enfield Musketoon là
những thanh súng hiệ đại nhất thì mới có cái giá 20 bảng ( bằng 180 bảng thời
hiện đại). Nhưng con mẹ nó những thanh rác 5 £ của nước Anh đến đây Charles
Straubenzee bán cho Diêu thiếu với giá 100 £. Đấy lại còn là giá “hữu nghị” vì
tình đồng chí cùng buôn bán Heroin. Diêu thiếu nghe được thì tức nổ phổi nhưng
vẫn căn răng mua bốn ngàn khẩu súng trị giá hợp đồng lên tới 400 000 £. Ruột
đau như cắt nước mắt đầm đìa nhưng lúc này Diêu thiếu không có lựa chọn. Vật
là ¼ số lãi trong cuộc buôn bán heroin lần thứ hai đã bị chặt bay, đổi lại là
một đống rác thải công nghệ.
Vì súng trường của Anh, Pháp lúc này vẫn là lên đạn đầu nòng nên động tác nạo
đạn khó đến vãi cả mồ hôi cộng một thứ khác. Các tân binh dĩ nhiên ngày đêm
phải luyện tập chăm chỉ rồi. Cũng may mà tên Charles Straubenzee không đến nỗi
“quá” táng tận lương tâm. Sau khi chặt chém 2000% giá trị lô hàng súng ống thì
hắn rất “hào phóng” mà tặng cho Diêu thiếu một số đạn dược không hề nhỏ. Cộng
thêm Diêu thiếu lại hoa thêm 20.000 £ để mua thuốc súng đen nên số lượng thuốc
súng đấy đủ cho tân quân luyện tập thoải con gà mái.
Nhưng động tác bắn súng ầm ầm cả ngày của quân Vạn Ninh lại khiến cho phản
quân thám tử kinh hồn táng đảm. Tràng diện quân triều đình số lượng đến 3 ngàn
lăm le súng “Tây” bắn ầm ầm quả là rất kinh hồn.
Tin tức này báo đến doanh trại của Lê Duy Phụng làm hăn cũng lo lắng không
thôi:
- Quốc sư, ngài nhìn xem. Lúc này quân Vạn Ninh lấy đâu ra nhiều súng Tây như
vậy, ngộ nhỡ Tại Vạn Ninh chúng vẫn còn súng Tây thì sao?
Kẻ lên tiếng là đại ca Lê Duy Phụng tự dày mặt phong Thiên Vương. Hắn đang hỏi
thăm quân sư của mình, lại là một cị cử nhân tên Trần Thận Văn đã đầu nhập vào
tặc khấu mà mò mẫm lên đến chức tể tướng của “Thiên Vương”.
- Cái này Thiên Vương yên tâm, Chỗ Đông Vương đã báo lại, mấy lần va chạm gần
đây thì quân Vạn Ninh chỉ bắn đại bác từ xa mà thôi, căn bản quan sát không
thấy quân Vạn Ninh không có súng trên tay. Có lẽ bọn này bị triều đình ép quá
mà tung hết lực lượng mạnh đi cứu Hải Dương, hang ổ chúng có nhưng cũng làm gì
còn nhiều súng Tây. Quan trọng là Vạn Ninh trên thực tế không có bị uy hiếp từ
bất kì nơi nào. Làm sao chúng có thể nghĩ đến chúng ta có thể…. Ha ha ha.
- Ha ha… tướng quốc nói có lý. Bản vương là nóng vội, mặc kệ quân Vạn ninh
đang đóng ngoài doanh đi. Thông báo các an hem mở to mắt ra mà nhìn. Vạn Ninh
xuất quân thì chúng ta phải nhanh nhất bỏ chạy.
Đây là tình hình bên doanh của Lê Duy Phụng, còn bên Doanh của Vạn Ninh quân
thì sao.
- Chúng quân sĩ, mở to mắt ra mà canh gác, các anh em trinh sát cố gắng theo
rõi địch. Địch nhân có di động thì nhanh chóng nhổ trại rút lui. Binh sĩ đi
ngủ không cởi dày, súng không rời vai có nghe rõ chưa.
Đây là mệnh lệnh mà Trần Văn Vân đang la hét trong quân doanh của mình. Tham
tướng Hoàng Bật Đạt càng là sắn tay áo lên mà bố trí tỉ mỉ chi tiết từng chút,
từng chút một các hạng mục cho… chạy trống.
Con mẹ nó chuyện hài, hóa ra cả hai đạo quân nhìn có vẻ hùng hổ này lại là đầu
voi đuôi chuột, cả hai mụ đàn bà đang vén váy chuẩn bị chạy trốn mà thôi.
Vậy Diêu thiếu lúc này ở nơi đâu thì không ai biết. Chỉ biết lúc này Doanh
trại Vạn Ninh tuy nhộn nhịp các chiến sĩ nhưng nếu nhìn kĩ thì thấy họ lạ mặt
vô cùng. Lạ mặt đó là vì họ rõ ràng không phải quân chính quy của Vạn Ninh,
vậy mà 2 ngàn quân trong doanh trại ngày đêm luyệ tập ở quân cảng đều là tân
binh.
Còn một điểm khó hiểu đó là hai tiểu hạm hiện đại made in Pháp cùng 4 đại hạm
made in Đại Nam trong quân cảng cũng biến mất không thất tung tích. Nhưng mấy
ngày này quân cảng bị giới nghiêm. Người hữu tâm muốn quan sát thật là khó vô
cùng.
Vịnh Hạ Long. Hay nói đúng hơn lúc này chưa có tên là Hạ Long mà chỉ là gọi
chung là Vịnh Quảng Yên để kêu cả vùng rộng lớn. Bái tử Long vịnh cùng Hạ Long
vịnh sau này. Lúc này đây tại một Đảo đá vôi khá ẩn nấp trong Vịnh có 6 chiến
hạm “khủng bố” đang đậu nơi đó. Hóa ra đây là hai chiến hạm made in Pháp được
đặt lại tên là Ánh Sáng Hào và Hi Vọng Hào, chúng giữ nguyên ý nghĩa tiến Pháp
chẳng qua Diêu thiếu phiên dịch thành tiếng Việt mà thôi. Bốn chiếc đại hạm
made in Đại nam tuy là thuyền gỗ không có động cơ nhưng cũng to lớn và có ý
nghĩa chiến lược nên Diêu thiếu cũng có đặt tên tử tế cho chúng mà không phải
kí hiệu là Vạn Ninh 001, 002 gì đó. Chúng lần lượt là Chiến thắng Hào, Quảng
Yên Hào, Thần Hải Hào, và cuối cùng là Thần Phong Hào.
Điều đáng nói lúc này không phải là cái tên của những chiến Hào này, mà chính
là các khẩu đại Bác trên các chiến hào này. Chúng hoàn toàn là các khẩu đại
bác xa lạ đến vô cùng so với hiểu biết của người Đại Nam. Chúng là những khẩu
đại bác breech-loading ( nạp đạn cửa sau) có tên Armstrong Gun 1855.