Người đăng: KennyNguyen
Hao bên đấu súng lúc này chính là khảo nghiệm sự gan dạ cũng như lòng kiên trì
của mỗi bên. Từng giây từng phút cả hai phía đều có người ngã xuống, liên tục
có sĩ quan gào thét ra lệnh cũng như động viên chiến sĩ ở hai bờ chiến tuyến.
Lúc này chiến đấu lại trở thành màn tra thấn thần kinh cũng như đọ nhau sự lỳ
lợ cũng như gan dạ. Bộ binh Pháp bị kẹt giữa hai hàng súng đạn và không có cồn
sụ che chắn, họ lại ở địa thế thấp hơn phe đối diện, lúc này bộ binh Pháp
giống như những tấm bia sống vậy. Nhưng phe Đại Nam cũng không khá khẩm gì, họ
vừa phải đối súng cùng quân giặc vừa phải đội làn mưa đại bác đạn mà chiến
đấu.
- Bẩm tướng quân, binh đồn ở Bưu Tân bị công chiếm, quân Pháp tiến thẳng Trấn
biên…. Đại soái phải lãnh quân trở về phòng thủ, chỉ có 500 quân tăng viện cho
chúng ta. Đại soái có lệnh Tướng quân hoàn toàn quyền quyết định chiến sự nơi
này.
Lúc này một tên lính thám báo bỗng nhiên từ hậu quân hớt hải mà bò tới vị trí
của Trương Định tướng bẩm báo. Thì ra theo kết hoạch thì Hoàng Diệu sẽ để lại
một ngàn binh thủ Trấn Biên thành, một ngàn binh tăng viện Bưu Tân tiến hành
bao vây đánh du kích quân địch, một ngàn binh tiến hành tương tự đối với Bình
Tân. Nhưng lúc này vì thình thế thay đổi đột ngột mà Hoàng Diệu soái bắt buộc
phải cắt đi phân nửa binh lực hỗ trợ Bình Tân nơi Trương Định đang chiến đấu.
- Ta hiểu rồi, ngươi nhanh về bẩm báo với đại soái, Bình Tân vô sự, Trương
Định ta sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để giữ Bình tân, quyết không để đại
soái rơi vào cảnh hai mặt thụ địch.
Chiến đấu tại bình tân đã vượt quá hai canh giờ, lúc này hai bên đã tổn thất
nặng nề lắm rồi, nhưng quân Đại Nam có viện binh thì chả nhẽ quân Pháp không
có. Chỉ biết rằng lúc này Pháp quân cũng có viện binh tăng thêm từ chiến hạm
đổ bộ xuống.
Sự việc phải nói đến cách đây một canh giờ thì trung tá Botros cũng đã cầu
viện từ các chiến hạm khi quân Pháp mắc kẹt và có su thế tổn thất nặng nề. Sự
thật quân Pháp tại Đại nam ít ỏi chỉ với tầm 5000 quân cùng 3000 lính đánh
thuê, trong khi đó phải cắt cử một số lượng không nhỏ để trấn giữ các vùng đất
mới được chiếm đóng. Vậy nên số lượng quân Pháp dành cho lượt đổ bộ Trấn Biên
này không quá nhiều cho được. Nhận được cầu viện, chỉ huy thủy hạm Pháp quân
tại bến Bình đành gom góp số quân đang bảo vệ trên bong chiến hạm tiến hành
chi viện. Tất cả có tầm 300 lính Pháp tiến hành đổ bộ lần hai và đang nhanh
chóng tiên về phía chiến trường Bình Tân.
- Bẩm tướng quân, Võ tướng quân đã dẫn năm trăm binh tới tri viện. Ông ấy còn
cách chúng ta 2 dặm.
Một trinh sát của quân Trương Định đã báo cáo lại tình hình cho Trương Định,
thì ra Võ Văn Quang đã dẫn quân tới rất gần với trận địa hào của quân Đại nam
rồi.
- Tại sao giờ này ông ta mới tới nơi, yêu cầu ông ta tăng viện cho chiến hào
hai trăm tay súng, còn lại thì để ông a dẫ quân đi vòng cánh rừng bên phải tấn
du kích vào cánh trái của quân địch. Ngươi tìm lời hay nói giúp ông ta nếu đột
phá được trận địa Pháo của quân Pháp là tốt nhất.
Năm trăm quân của Trương Định lúc này chịu tổn thương vô số, số xạ thủ còn lại
của ông ta cũng chỉ còn hơn ba trăm người mà thôi. Tất nhiên số quân của giặc
Pháp cũng không khá khẩm là bao nếu chỉ nhìn vào lượng người thưa thớt hiện
tại họ còn lại trên chiến trường. Trận chiến này đúng thật là tổn thương người
một vạn thì mình cũng thiệt tám ngàn.
- Thưa tướng quân, Võ trưởng quan tới chậm vì ông ta phải vận chuyển mấy khẩu
pháo nhỏ 4 phau gì đó, tăng viện cho chúng ta, nghe đâu đây là lệnh của Hoàng
soái.
Thì ra vì tình hình trận chiến tại Bưu Tân khiến cho Hoàng Diệu thay đổi sách
lược mà quyết định điều các khẩu pháo nhỏ 4 pound Gribeauval đã thu được từ
các tiểu chiến hạm trước đó cho Trương Định. Điều này cũng là một quyết sách
mang tính tình thế khi mà Hoàng Diệu nhận được tin báo từ khoái mã về tình
hình chiến trận tại Bình Tân. Đáng lẽ ra những khẩu pháo này sẽ được bố trí
tại thành Trấn Biên, nhưng Hoàng Diệu thực sự mong muốn Trương Định có thể cố
gắng cầm chân hoặc đánh bại quân Pháp bên mé cánh trái của Trấn Biên thành.
Những khẩu pháo 4 pound Gribeauval này chỉ nặng tầm 200 kg với đường kính nong
khá bé chỉ có 3 in ( 80 mm). Chúng là những đại bác chỉ có thể bắn đạn chảm nổ
thông thường, sức công phá và sát thương cho bộ binh hết sức có hạn. Nhưng tầm
xa của những khẩu pháo này hết sức đáng nể lên đến 1200. Quan trọng là nòng
pháo bé và ngắn chỉ có 160cm nên tốc độ bắn khá cao. Với các pháo binh khá
chuyên nghiệp thì có thể bắn 2-3 lượt/ phút. Gribeauval được phục vụ trong
quân đội Pháp từ thời Napoleon đệ I cho tới nay. Nhưng những thanh đại bác
Gribeauval lúc này đã được cải tiến rất nhiều so với những năm cuối thế kỉ 18.
- Quá tốt rồi, mau cho pháo binh lập tức bắn vượt trận địa áp chế pháo binh
đối phương.
Cái mà Trương Định cần lúc này là quấy phá trận địa pháo binh của đối phương
mà không phải là đánh tan hay tiêu diệt gì đó. Trình độ pháo thủ của Đại Nam
vẫn chưa đủ trình độ để làm điều đó. Phải nói những Pháo thủ Đại Nam là những
người mới tò te luyện tập bắn pháo Gribeauval trong gần một tháng trời mà
thôi. Tất nhiên huấn luyện viên của họ chính là các pháo thủ tù binh người
Pháp bị ép làm chuyện này. Số đạn nổ của các pháo này là rất hữu hạn thế nên
các pháo thủ Đại nam không có cơ hội bắn đạn nổ thật. Họ chỉ có quyền luyện
tập với đạ bi sắt rỗng rột được chế tạo cùng cân nặng với đạn 4 pund mà thôi.
Nhưng kể cả như vậy thì nhóm pháo thủ cũng tiêu tốn một lượng rất lớn thuốc
súng trong luyện tập. Điều này khiến cho Hoàng Diệu không thể không giảm số
lượng bắn luyện của họ xuống.
Xe pháo Gribeauval 4 pound thực tế là không có. Đây chính là những cỗ giá pháo
với bánh xe do Đại nam thợ rèn cộng thợi gỗ chế tạo theo bản vẽ của Pháo binh
Pháp khai ra. Tất nhiên vì là các bản vẽ này theo trí nhớ của đám pháo thủ
Pháp nên không thể được như nguyên bản. Nhưng các thiết kế cơ bản như giá cố
định tại pháo. Trục xoay điều khiển nòng, bánh xe, càng chống giật thì đều có.
Độ chính xác của các món đồ Đại Nam chế tạo không thể tuyệt đối cho được nên
chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của Đại bác. Vậy nhưng kể cả như vậy
thì chúng vẫn tốt hơn quá nhiều so với thần công súng của Đại Nam lúc này.
Trong khi Đại Nam đang điều động binh lực thì thật trùng hợp, quân Pháp cũng
điều động binh lực. 300 lính tiếp viện thực tế không có quá nhiều tác dụng nếu
lại xông lên vào điểm kẹt của đám bộ binh phía trước. Nếu làm như vậy họ chỉ
tăng thêm số lượng quân bị kẹt tại đó mà thôi. Botros ra lệnh cho nhóm quân
cứu viện này tiến vào cánh rừng bên tay phải họ mà đi vòng về phía trận địa
quân Đại Nam. Hắn hi vọng sẽ bất ngờ đánh thọc vào cánh phải của địch nhân
khiến cho Đại Nam bối rối. Lúc đó thì hắn sẽ tùy tình huống và rút lui hay tấn
công tiêu diệt cứ điểm này của Đại nam.
Gribeauval 4 pound thực tế khá nhỏ và gọn gàng, với cả trọng lượng của giá đỡ
xe kéo và nong pháo thì trọng lượng cũng rơi vào tầm 350kg mà thôi. Với trọng
lượng này thực tế chúng được chất lên xe ngựa mà trở đến Bình Tân theo quan lộ
không quá rộng lớn và bằng phẳng. Nếu là đại bác nặng nề mà không quá hiệu quả
của Đại Nam thì chưa chắc Hoàng Diệu có thể vận chuyển kịp từ Trấn Biên hỗ trợ
cho Bình Tân. Với trọng lượng 350 kg thì cũng cần tới 6 người đàn ông lực
lưỡng mà to khỏe mới vận chuyển được vào vị trí thuận lợi bên cánh trái của
trận địa quân Việt. Những công binh vội vã dùng xẻng cá nhân mà đào các hào
nông làm nơi đặt trận địa pháo. Tất nhiên họ bố trí cả bảo tải cát, cành cây
nguỵ trang v.v theo bào học ngụy trang Du kích của Việt quân. Triết lý trận
địa pháo binh giả và ngụy trang pháo binh đội có lẽ từ đây mà được diễn sinh.
Thực tế Diêu thiếu không hề ngờ đến nhanh như vậy đồng chí Hoàng Diệu đã sở
hữu Pháo hiện đại nên hắn hoàn toàn không có chỉ bảo món này. Điều này là
Hoàng Diệu học một hiểu mười mà thôi.
Trận địa pháo binh Đại nam đã bố trí xong xuôi, đây là giờ phút lịch sử vì một
đội pháo binh hiện đại đầu tiên của người Đại Nam chiến đấu cùng pháo binh
thiện chiến của quân Pháp. Trong chiến hào các binh sĩ Đại nam sục sôi chiến
đấu, vì họ đã được tiếp viện thêm 200 quân. Mà tình hình cách không xa thì
dường như quân Pháp không có tiếp viện trức tiếp mà đang đau khổ chống đỡ. Đây
chính là điểm mạnh của đội quân có được hệ thống giao thông hào. Họ có thể chủ
động phòng ngự, chủ động lui binh, chủ động tăng viện.
2 giờ chiều ngày 27 tháng 8 năm 1861, tiếng pháo đầu tiên của đội pháo binh
hiện đại người Việt đã cất tiếng. Đấy là tiếng đạn gầm rú, cũng là tiếng đạn
oanh vang như tiếng khó trào đời của một lực lượng hết sức quan trọng trong
thời kì này.
Tiếng đại bác của quân Đại Nam cũng là dấu chấm hết cho quân Pháp lúc này.
Trung ta Botros biết rõ điều này. Sau khi nhưng viên đạn dại bác của đối
phương xé gió mà vượt qua đầu hắn rồi nôt tung phía sau trận địa pháo quân
Pháp thì Botros cũng trát đắng trong lòng mà thầm than. Trận chiến này hắn đã
thua triệt để. Không có ai hiểu rõ đại bác Gribeauval hơn người Pháp, chỉ cần
nghe tiếng nổ thôi mà không cần dùng viễn vọng kính quan sát thì hắn cũng đoán
ra có đến gần chục thanh đại bác Gribeauval 4 pound đang tìm cách oanh tạc
trận địa pháo của hắn. Năm thanh đại bác M1845 12 pound của hắn có tầm bắn lên
đến 1 700 m nhưng lúc này hắn đã sai lầm bố trí quá gần doanh địa quân Đại
Nam, do đó chúng nằm trong phạm vi tấn công của quân đối diện. Lúc này mới tìm
cánh di chuyển trận địa pháo là vô ích. Những thanh pháo M1845 12 pound nặng
hơn một tấn, cần ít nhất là 4 con ngựa để di chuyển, hay 12 người đàn ông để
làm công việc này.
Nhưng lúc này di chuyển trận địa phỏng có ích gì? Di chuyển trận địa đồng dạng
không thể bắn áp chế bộ binh trong hào của quân Đại Nam. Điều này đông nghĩa
quân Pháp sẽ bị tàn sát trong khi Đại Nam đã có tăng viện rất nhiều trong
chiến hào. Nếu hắn thay đổi mục tiêu đấu pháo cùng quân Đại Nam thì tình hình
tương tự cũng diễn ra. Bên cạnh đó sau vài tiếng đồng hồ chiến đấu thì các
khẩu đại bác M1845 12 pound đã quá nóng và cần nghỉ ngơi, việc trườm khăn ướt
liên tục cũng không thể nào thay đổi được thực tế này.
Botros đang hối hận. Hối hận vì đã điều 300 quân vào cánh rừng những mong có
thể đánh chọc cánh quân địch. Nếu như còn 300 quân này thì hắn hoàn toàn có
thể bố trí một trận địa phòng ngự phía xa sau đó hạ lệnh rút lui. Kể cả mệnh
lệnh này sẽ làm 400 quân pháp bộ binh đang mắc kẹt có thể bị tổn hại không tả
nổi. Nhưng ít ra hắn vẫn có thể bảo toàn một số lượng nhất định sức chiến đấu.
Nhưng lúc này Botros hắn đã rơi vào tình thế tiến thối lưỡng nan.
Chiến trận là vậy đó, đôi khi không phải do tướng quân tính toán không bỏ sót
mà chiến thắng. Có khi chiến thắng đến chỉ vì may mắn cộng thêm những sự việc
ngẫu nhiên khách quan như vậy. Trương Đinh lúc này là người được vị thần may
mắn vươn cành ô liu. Diễn biến trận chiến lúc này hoàn toàn có lợi cho quân
Đại Nam rồi.