Tự Đức Chơi Lớn


Người đăng: KennyNguyen

Tự Đức sau khi cảm động về tinh tần chiến đấu của quân Vạn Ninh thì ngay lập
tức bình tĩnh lại.

- Tại sao cả doanh thủy binh to lớn đến 3 ngàn người mà chỉ có được hơn mười
tiểu hạm nhỏ bé như vậy? Không phải khanh là Tham Tri trong Binh Bộ sao. Chẳng
nhẽ khanh không hiểu việc binh, mọi người trong Binh Bộ không hiểu việc binh?

Lời nói của Tự Đức rất có ý tru tâm, ông hẳn là đang tức giận vì tự nhiên một
cơ hội bình định phần lớn bất ổn của Bắc Kỳ lại trôi qua một cách lãng xẹt như
vậy. Lúc này đây Tự Đức không có một chút nào lòng tin ở quân vệ thối nát tại
Bắc Kỳ, lòng tin của ông đặt cả vào đội quân “hổ báo kỵ” do Trần Quang Cán chỉ
huy. Nhưng khốn nạn ở chỗ đội quân hùng mạnh đến vậy tự nhiên làm lỡ chiến cơ
trời ban chỉ vì thiều chiến hạm. Một lý do quá sức buồn cười, một quân doanh
đại điện cho một phủ mà chỉ có mười tiểu hạm và hai trung hạm. Chả nhẽ Đại Nam
chỉ là một làng chài đánh cá thôi?

- Bẩm thánh thượng. Binh Bộ Thượng Thư Biện Vĩnh, Tả Bộ Thị Lang Binh Bộ Trần
Gia Huệ đều nói rằng Trần Quang Cán là một thân thương nhân thì biết gì đánh
trận, nên họ chỉ cấp cho Quang Cán mười tiểu chiến hạm. Mặc dù hạ thần cố gắng
bênh vực cho Quang Cán thì cũng chỉ có thể tranh thủ thêm hai chiếc trung hạm
mà thôi. Nói gì thì nói hạ thần cũng là có quan hệ thày trò cùng Cán tướng
quân lại thêm chức quan của hạ thần là thấp bé trong Binh bộ, nói vào nói ra
sẽ bị người ta vin vào cớ bênh vực người nhà lấy công làm tư. Hạ thần cũng bất
lực, Thêm vào đó số chiến hạm này đều bị cắt giảm một nửa pháo thần công… công
văn vẫn còn lưu tại binh bộ, thánh thượng lúc nào cũng có thể xem xét. Hạ Thần
không dám nói ngoa…

- Hồ đồ, Biện Vĩnh hồ đồ, Gia Huệ hồ đồ… khanh cũng hồ đồ theo họ sao. Đánh
trận là trò đùa để các khanh tiêu khiển tranh chấp quyền lực trong binh bộ
sao? Đáng thương thay thần binh của trẫm… lỡ mất chiến cơ rồi…. ôi… Trẫm còn
đang tính toán điều Vạn Ninh doanh vào đánh cùng Pháp quốc phía Nam. Nay thì…
các khanh quá hồ đồ rồi.

Phan Phú Thứ chơi hoa chiêu nhưng lúc này đang toát mồ hôi lạnh, lão không ngờ
rằng Tự Đức lại tinh minh đế vậy, chỉ nhìn thoáng qua đã rõ vấn đề tại đâu
rồi. Quả thật vấn đề ở chỗ các quan viên tại Binh Bộ đấu đá nhau gây nên sự
việc đáng tiếc ngày hôm nay. Nếu không phải Quang Cán có thân phận môn đệ của
Phan Phú Thứ thì cũng không bị chèn ép từ phía Biện Vĩnh và Gia Huệ. Điều đáng
giận là trong lúc thù trong giặc ngoài mà binh bộ vẫn lủng củng như thường
khiến long nhan Tự Đức làm sao vui vẻ nổi.

- Vi thần đáng chết vi thần có tôi… xin thánh thượng trách phạt.

Tự Đức quá thông minh trong hoàn cảnh này, Phan Phú Thứ thấy mình không nên
lươn lẹo bao biện gì cả. Biện pháp duy nhất chính là nhận tội cho xong, ít ra
thái đột thành khẩn còn có lẽ nhận được thông cảm.

- Được rồi, khanh đứng dậy đi. Trẫm thôi không tính cái tội này của khanh.
Công lao của khanh tiến cử, bồi dưỡng nhân tài thì Trẫm ghi nhận. Lần này
Quang Cán lập công lớn, khanh cũng không tránh khỏi liên quan. Ngày mai thượng
triều Trẫm sẽ ban chiếu phong khanh làm Hữ Bộ Thị Lang Binh Bộ, tiếp tục phát
huy tìm kiếm nhân tài, vạch sách lược trong Binh Bộ cho trẫm, chớ có phụ lòng
tin của Trẫm dành cho khanh.

Niềm vui đến quá bất chợt làm cho Phan Phú Thứ chết lặng trong giây lát. Từ
chánh tam phẩm Tham Tri lão ca này được thăng một bước thành tòng nhị phẩm.
Quyền hạn trong Binh Bộ thoáng chốc tăng lên theo câp số nhân. Với chức quan
này thì Phan Phú Thứ chỉ kém Binh Bộ Thượng Thư Biện Vĩnh mà thôi, so với Tả
Bộ Thị Lang Binh Bộ Trần Gia Huệ thì Phan Phú Thứ còn nhỉnh hơn một chút.

- Thần tạ chủ long ân. Thần thề không phụ lòng tin của Thánh Thượng.

Tỉnh lại sau cơn mê muội thì Phan Phú Thứ vội vã tạ ân Tự Đức rồi rít.

- Được rồi, được rồi… Quả thật quá đáng tiếc. Chính ra có thể yên tâm về
Phương Bắc mà điều Trần Quang Cán vào Nam thế nhưng giờ đây có lẽ phải chờ
Bình định hoàn toàn quân phản loạn phía Bắc thì hắn mới có thể rảnh tay mà
giúp Trẫm… Thiên nan vạn nan a.

- Khởi bẩm bệ hạ, thật ra không phải là không có phương pháp.

Tự Đức ghe được câu này như tiên âm, hắn vôi vàng tiếp lời.

- Ái khanh mau nói.

- Khởi bẩm thánh thượng, Quang Cán vừa đánh cho quân giặc cỏ Lê Duy Phụng bại
liệt. Hung uy của hắn ở phương Bắc sẽ khiến cho phỉ quân kinh hồn táng đảm,
vậy nên nếu để Quang Cán tiếp tục càn quét thổ phỉ thì làm it công to, chỉ cần
hỗ trợ tên này một chút chiến hạm là tốt rồi. Còn về Nam kỳ thì cũng có cách
giải quyết. Theo như tân binh do Trần Quang Cán huấn luyện ra thì chúng ta
thấy rõ một chuyện đó là quân sĩ nếu được trang bị tốt với súng Tây Dương thì
không cần số lượng quá nhiều cũng có thể chiến đấu hiệu quả. Thần cho rằng nên
dành ra vài ngàn kinh quân tiến hành đào tạo theo phương pháp mới của Quang
Cán, sau đó lại tiến hành mua vũ khí của đám Tây Dương mà trang bị cho tân
quân này. Chỉ cần có thêm một người lãnh binh tốt là có thể chiến đấu tại Nam
Kỳ.

Lời nói của Phan Phú Thứ rất trân tình và thể hiện sự trung tâm vô cùng. Kinh
quân hay nói trắng ra là thân quân của Tự Đức, nhánh quân đội này lòng trung
thành với Tự Đức thì không phải bàn cãi. Vậy nên huấn luyện cho một nhánh Kinh
quân trở thành dũng mãnh ngang ngửa hoặc vượt qua Vạn Ninh quân đó chính là
chuyện cực tốt đối với Tự Đức. Ý kiến này đúng là không có gì trung thành hơn
được nữa.

- Ý kiến rất tốt. Vậy đi Kinh quân có mười hai vạn, nay tách ra hai vại để
luyện tập theo sách lược mới của Quang Cán. Nhưng việc mua vũ khí cũng là một
vấn đề, việc ai dẫn binh cũng không phải dễ dàng. Theo ý kiến ái khanh thì
sao?

Phan Phú Thứ một bên cung kính nghiêm túc mà trả lời.

- Việc mua vũ khí không quá khó khăn, có kinh nghiệm của Quang Cán trước đó
thì việc chúng ta trang bị súng đạ cho một nhánh quân không quá đông thì quốc
khố hoàn toàn có thể chịu được. Sở dĩ Đại Thanh cũng như chúng ta từ trước đến
nay thất bại trong việc mua vũ khí của Tây Dương vì nguyên nhân khách quan và
chủ quan. Khách quan vì các quan viên chúng ta hoàn toàn không hiểu gì nhiều
về vũ khí tây phương, chúng muôn hình vạn trạng nên không biết loại nào tốt
xấu, ưu khuyết ra sao. Chủ quan vì quan lại tham quan ăn hối lộ quen rồi, mua
súng kém chất lượng lại khai giá lên gấp vài lần chiếm phần chênh lệch. Chỉ
cần xử lý hai vấn đề này thì mọi chuyện dễ bàn. Nay có giá cả mà Quang Cán đã
mua làm tham chiếu, việc mua súng ống không quá lo lắng. Còn về việc chủ tướng
của nhánh thân quân này thì vi thần tiến cử một người đó chính là Tri Phủ Tuy
Viễn ( Bình Định ngày nay) Hoàng Diệu.

Tự Đức vừa nghe Phan Phú Thứ vừa gật đầu tán thưởng, nhưng khi nghe nhắc đến
Hoàng Diệu thì hai mắt lóe sáng mà nhìn thẳng vào họ Phan để xem xét tên này
có mưu đồ gì không. Phải biết Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ, Biện Vĩnh và Hoàng
Diệu là bạn đồng niên khóa, cùng thi đỗ tiến sĩ, quê Quảng Nam có thâm tình
rất sâu. Nay Trần Gia Huệ cùng Biện Vĩnh vừa mới xử ép học trò của Phan Phú
Thứ là Quang Diệu, vậy mà Phan Phú Thứ lại tiến cử Hoàng Diệu. Điều này khiến
cho Tự Đức quan sát rất kĩ họ Phan. Nhưng chỉ thấy lúc này Phan Phú Thứ gương
mặt rất trân thành tiến cử với biểu hiện bề ngoài thì không cảm thấy như có
mánh khóe nào.

- Phan ái khanh. Hoàng Diệu như là huynh đệ kết nghĩa của Tả Bộ Thị Lang Trần
Gia Huệ… Trẫm nghe nói khanh còn có một cậu học trò Nguyễn Chi Long võ quan
chức Chánh Hiệu Úy nghe nói cũng rất khá.

- Khởi bẩm thánh thượng, thần tiến cử là người tài, không có nề hà quan hệ
bên trong. Hoàng Diệu có thật tài so sánh thì Chi Long vẫn còn kém xa. Thần là
thật tâm tiến cử Hoàng Diệu, người này trung tâm cảnh cảnh, làm việc kín kẽ
cẩn thận, tân quân là chuyện trọng đại không thể có sai sót nào. Chi Long mặc
dù võ dũng hơn người nhưng tính tình vẫn còn nóng nảy, cần phải mài rũa nhiều
hơn nữa.

Nghe đến đây Tự Đức không đắn đo nữa, Phan Phú Thứ hết lòng khen ngợi một
người thuộc doanh đối diện trong chính trường khiến cho Tự Đức càng ngày càng
thưởng thức vị “trung thần” hiếm có này.

- Lòng trung của ái khanh trẫm hiểu. Chuyện này để buổi triều sớm mai sẽ bàn
luận tiếp. Trời không còn sơm ái khanh có thể lui về nghỉ ngơi.

Tự Đức hết sức vừa lòng mà hiền hòa nói chuyện cùng Phan Phú Thứ. Lão hồ ly
này ngày hôm nay đã thu được lợi tức qua sức mong đợi rồi, lão vôi vã cáo lui
đi ra ngoài. Trong thư phòng chỉ còn lại Tự Đức ngồi đó. Ông ta đang lẩm bẩm
trong miệng.

- Hai vạn kinh quân kiểu mới..trang bị. Giá như cả mười hai vạn có thể trang
bị như vậy.. ôi…

Buổi triều sớm ngày hôm sau không có gì bất ngờ mà diễn ra hết sức suôn xẻ.
Đảng bảo thủ lần này hiếm khi có một lần thực sự yếu thế không nói thành lời
nơi triều hội. Phan Phú Thứ thăng chức Hữu Bộ Thi Lang Binh Bộ. Hoàng Diệu
được bổ nhiệm Thần Sách Vệ Úy hai vạn Kinh quân. Trần Quang Cán được thăng
chức phòng ngự sứ Vạn Ninh từ tòng ngũ phẩm lên đến chánh ngũ phẩm. Trần Quang
Diêu được thăng chức lên Tĩnh hải Phó úy chánh lục phẩm và được điều về Kinh
để tạm thời huấn luyện hai vạn Kinh quân theo phương pháp mới. Ngoài ra triều
đình còn thông qua ngân sách năm mươi vạn lượng bạc mua khí tài Tây Dương, con
số này chính là dựa theo số vũ khí mà Quang Diêu đã thông báo mua sắm vũ khí
từ người Mỹ trước đó mà lên dự toán. Lần này có vẻ Tự Đức muốn chơi lớn một
phen mà đầu tư không tiếc tiền.

Thật ra nếu nói đến quốc khố của triều Nguyễn thì không ít một chút nào. Sử
sách cứ chỉ trích triều đình nhà Nguyễn tham công mà liên tục gây chiến tranh
mở rộng bờ cõi gây nên quốc khố trống rỗng. Điều này có đúng cũng có sai. Nếu
không đánh các nước lân bang thì liệu Việt Nam có được hình chữ S đầy đủ với
tài nguyên biển gần như bất tận như thời hiện đại. Nếu không đánh thì liệu có
thu được các mối lợi từ các khoản thuế của phụ quốc cũng như các mỏ, khoáng
sản từ đất nước họ.

Quân đội Đại Nam trở nên sa sút vì nguyên nhân đầu tư không đồng bộ, quan lại
tham nhũng quá nhiều tiền quân khố, cộng thêm chính sách bế quan tỏa cảng
khiến cho công nghệ lạc hậu. Trang bị cho binh sĩ trở nên kém cỏi là do đây.
Nhưng ngược lại quốc khố Đại Nam không quá nghèo túng. Sự kiện đánh sập quốc
khố của Đại Nam có các mốc quan trọng sau. Thứ nhất đó là khoản đền bù 4 triệu
piastre ( tương đương 30 vạn lạng bạc) trong Hòa ước Nhâm Tuất. Tiếp đó lục
tỉnh Nam Kỳ bị mất khiến cho Huế mất đi vựa lúa của quốc gia nên quốc khố thâm
hụt mạnh. Vậy nhưng kinh thành Huế vẫn có lượng dự trữ rất mạnh điều đó chứng
minh ở sự kiện khi Pháp đánh vào Kinh đô Huế vẫn có thể thu được 2,6 tấn vàng
và 30 tấn bạc. Ngoài ra, trong quá trình quân Pháp truy đuổi Tôn Thất Thuyết
từ tháng 7/1885, đã thu giữ ở tỉnh Quảng Trị 34 hòm bạc chứa 36.557 tiền bạc
và 6 hòm bạc chứa 196 thỏi bạc, mỗi thỏi 10 lạng và 18.696 tiền bạc. Thế mới
nói quốc khố của Đại Nam lúc này không phải là hỏng bét như nhiều người từng
nghĩ.


Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt - Chương #40