Chạy Trốn


Người đăng: KennyNguyen

- Lão tía người có sao không?

- Không sao, không sao… chỉ là chút vết thương ngoài da thôi.

Lúc này quân doanh lâm thời quân Vạn Ninh cũng chỉ xây dựng tạm bợ cách vị trí
tàn sát phỉ quân tầm một dặm. Vị trí này đã khá gần quân doanh của phỉ quân
đang vây thành Tiên Lãng. Nói một cách chính xác thì lúc này phỉ quân tại Tiên
Lãng không hề được gọi là bao vây, họ chỉ đóng quân tại cửa thành phía Bắc của
Tiên Lãng mà thôi. Trong khi đó quân Vạn Ninh lại đang nằm chếch hướng đông
nam Tiên Lãng mười dặm. Chính vì thế hai đạo quân còn đang rơi vào tình thế
cách nhau một tòa thành.

Vạn Ninh quân có tâm tư muốn tiến lên nhưng sau một hồi chiến đấu rượt đuổi đã
sức cùng lực kiệt. Còn phỉ quân có lẽ giờ đây cũng đã nhận được chiến báo từ
tiền phương nhưng đối sách của họ ra sao vẫn còn là một mê đề.

Quang Cán anh dũng lao lên chém giết cận thân thu được sự kính trọng của binh
sĩ nhưng đồng thời đao thương vô tình nên anh ta cũng trúng một vài vết thương
nhỏ. Thời này đã biết chưng cất rượu mạnh và lấy đó làm thuốc khử trùng nên
những vết thương nhẹ này khó có thể gây nên nhiễm trùng. Quang Diêu cũng lười
quản chuyện này. Việc có lợ tất có ba phần hại, việc Quang Cán xông lên rốt
cuộc lợi hại ra sao thì chỉ có thể đóng cửa hai cha con cùng thảo luận. Mặt
mũi Quang Cán thì Diêu thiếu phải cấp cho đầy đủ. Quang Diêu không thể nào
ngày đêm ở bên lão tía tiện nghi làm quân sư cho được, phải mau chóng để anh
ta trưởng thành, vì Quang Diêu còn nhiều dự định cần tách riêng ra để hành
động.

- Lão tía, người cho quân đội nghỉ ngơi hai canh giờ sau đó tiến quân vào
huyện thành Tiên Lãng… người nhìn chằm chằm phỉ quân ngoài thành cho tôi. Đảm
bảo lũ này chạy không thoát được. Quan trọng là lão tía cảm thấy chắc ăn thì
mới đánh, không thì chỉ cần bám theo gây áp lực là đủ. Tôi phải quay lại chiến
hạm bây giờ, tất cả trong quân giờ dựa hết vào lão tía, tuyệt đối không được
lỗ mãng xông lên chém giết như hôm nay.

Trong lều trại tạm thời chỉ có hai cha con là họ Trần nên Quang Diêu cũng
không ngại mà căn dặn kĩ càng tên phụ thân tiện nghi này.

- Lão tử biết rồi, hôm đầu hôm hơi xúc động. Nhưng phỉ quân theo thám báo chỉ
còn lại một ngàn, cớ sao chúng ta không công phá trực tiếp. Hai ngàn quân
chúng ta còn dễ dàng đánh giết, huống hồ bên họ chỉ còn một ngàn quân?

Diêu thiếu thật hết biết, hắn ôm trán mà than dài.

- Lão tía, đánh trận khác với buôn gà, không thể suy tính theo kiểu một con
gà cộng một con gà thành ra hai cho được. Một ngàn quân này tất nhiên là tinh
binh của Lê Duy Phụng, vì theo thông tin lần này hắn đích thân tới đây. Thứ
đến phỉ quân tại Tiên Lãng đã cho xây doanh trại kiên cố. Chúng huy động dân
của mấy làng xung quanh Tiên Lãng mà xây công sự thì 700 người chúng ta công
phá sao nổi?

- Dùng pháo a, dùng pháo oanh chúng ra rồi tiến hành đối mặt chiến đấu?

Diêu thiếu ngạc nhiên nhìn Quang Cán lão ba tiện nghi. Tên này quả thật rất
thông minh, mới tiếp cận quân sự vài tháng mà rất có chủ kiến trong việc quân
sự.

- Pháo là một biện pháp không tồi, nhưng tốn thời gian vận chuyển từ chiến
hạm. Vận chuyển được đến nơi thì tình hính sẽ biến hóa quá nhiều.

- Ý Diêu thiếu ngươi là chúng chạy mất?

- Không loại trừ khả năng này.

- Vậy cũng tốt dù sao trận này chúng ta cũng thắng đến vang dội. Tiên Lãng
được giải nguy, quân Vạn Ninh không tổn thất…

- Không, ta muốn buôn một cái lưới lớn hơn, vì ông trời đang giúp chúng ta.

……………….

Cán lượng ca trầm mặc.

Trái với không khí hưng phấn sau chiến thắng của quân Vạn Ninh, giờ đây doanh
trại phỉ quân hướng đông bắc Tiên Lãng thành là một không khí hoang manglo
lắng cực độ. Tin tức hai ngàn quân của Văn Tuất bị toàn diệt trong một thời
gian cực ngắn đã được thám báo truyền về. Lúc này đây không những binh lính
bình thường đang hoản sợ không thôi, các sĩ quan, tướng lãnh của phỉ quân cũng
đang loạn lên một đoàn với nhau.

- Trương tiên sinh, lúc này chúng ta phải làm gì. Hay là rút lui ngay lập
tức.

Người lên tiếng là Lê Duy Phụng, tên này đang hối hận xanh cả ruột. Hắn ngàn
ngờ vạn ngờ không ngờ đến quân triều đình lại tập trung mũi nhọn mà đánh vào
bộ binh của hắn. Rõ ràng đội quân tăng viện từ Vạn Ninh là thủy binh cơ ma. Ai
có thể lại đây mà cho hắn được câu trả lời thích đáng, khi nào mà thủy binh bỏ
thuyền lên bờ tác chiến lại có thể hung mãnh đến vậy.

- Thánh thượng, hạ thần có thượng, trung, hạ ba kế sách… việc quyết định đi
theo con đường nào thì phải nghe theo quyết định của thánh thượng.

- Tốt quá, tiên sinh mau nói.

Trương Văn Vịnh vuốt vuốt cai cằm lưa thưa chùm râu dê của mình mà híp mắt
lại.

- Thượng sách đó là thánh thượng, ban đêm dẫn tiểu đội thân binh trốn ra
ngoài, cải trang theo đường bộ chạy về Thái Nguyên. Thánh thượng cố gắng thủ
vững các khu vực vùng núi cao nơi chúng ta đã chiếm đóng chờ tình thế thuận
lợi rồi quay lại không muộn. Có câu giữ được giang sơn thiếu gì củi đốt.

- Cớ sao tiên sinh lại bi quan như vậy. Chúng ta còn tới gần hai vạn quân tại
Cát Bà đảo, chiến thuyền có tới gần ba trăm chiếc….

- Thánh thượng, hai vạn quân nhưng chỉ có một vạn mấy ngàn người là thủy tặc
ô hợp không nghe quy củ không phục lẫn nhau. Số còn lại là người nhà của hải
tặc với phụ nữ trẻ nhỏ. Thêm vào đó tinh binh của thánh thượng mang tới từ
Thái nguyên có ba ngàn, nhưng một ngàn kẹt nơi đây, một ngàn bị đánh tan, còn
một ngàn đang trấn giữ Cát bà. Thánh thượng quay lại Cát bà cũng chỉ có một
ngàn binh trong tay, lúc này lấy gì mà áp chế lũ hải tặc khó thuần kia.

Lê Duy Phụng nghe thấy vậy vẫn không cho là đúng.

- Chả nhẽ theo tiên sinh một ngàn quân này của quả nhân không thể trốn thoát.
Chúng ta bỏ lại quân nhu lúc này lập tức lên đường đi Đồ Sơn vẫn kịp.

Trương Văn Vịnh lắc đầu chán nản.

- Dẫn toàn bộ một ngàn tinh binh này chạy về Đồ Sơn là hạ sách. Lúc đó chỉ có
thể dựa vào may mắn mới có thể thoát thân mà vận mệnh không nằm trong tay
chúng ta nữa rồi.

- Tiên sinh thỉnh giảng.

- Theo thám báo về trận chiến thì quân Vạn Ninh chỉ có một ngàn người hoặc
hơn một chút, nhưng chúng được trang bị là hỏa khí của người Tây Dương. Điều
này không hề nghi ngờ gì nữa. Cánh hơn 200 m có thể hạ sát thoải mái quân ta
thì đó không thể nào là súng hỏa mai được. Điểm quan trọng đó chính là nhánh
quân này chạy bộ rất tốt. Một số ít binh sĩ chạy về có kể rõ ràng, nhánh quân
Vạn Ninh đuổi họ chạy gần mười dặm mà không hề tỏ ta mệt mỏi, vẫn thừa sức đồ
sát họ sau khi đuổi kịp. Lúc này đây Quân Vạn Ninh đã tới nơi, chỉ cách chúng
ta 3 dặm đường. Từ đây cho đến Đồ Sơn là 40 dặm. Nếu chúng ta rút lui mà chạy
thì đảm bảo chắc chắn sẽ bị đuổi kịp. Thứ cho hạ thần nói thẳng, một ngàn quân
này nếu thủ vững trong trại làm mồi nhử thì Thánh thượng còn chạy được, nếu
thánh thượng dẫn một ngàn quân chạy trốn thì sự việc rất khó nói. Vậy nên hạ
thần cho đây là hạ sách.

Lê Duy Phụng không thể không bị thuyết phục, lý do Trương Văn Vịnh đưa ra quả
thật rất chuẩn xác. Nhưng Lê Duy Phụng rất không can tâm. Hắn đã mất rất nhiều
thời gian để liên lạc các hộ hải tặc trên biển mới có được thành quả như ngày
hôm nay. Chỉ cần Lê Duy Phụng hắn bỏ mặc mà chạy về Thái Nguyên thì nhóm thủy
quân này sẽ ta rã ngay như mọt biển. Lần sau mà muốn mời lại từng nhánh hải
tặc này thì độ khó sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

- Hay là tiên sinh nói trung sách, quả nhân muốn suy nghĩ thêm.

Trương Văn Vịnh trầm ngâm:

- Trung sách thì chúng ta không đi đâu cả, thủ vững doanh trại, cử người về
Cát Bà tăng binh, tất nhiên không thể lộ ra tin chiến bại mà phải nói dối rằng
chúng ta đang thuận lợi đánh cướp tưng bừng tại Hải Dương. Tiếp theo đó cử
người liên hệ Thái Nguyên đánh bọc sườn Tây Bắc Hải Dương …

- Đây chẳng phải là kế sách tiến công đồng loạt mà tiên sinh đã từng nói,
nhưng tiên sinh cũng từng khẳng định thời cơ chưa đến nên đợi thêm vài năm để
căn cơ của quả nhân thêm vững chắc?

Khuôn mặt Trương Văn Vịnh càng thêm thâm trấm bất định.

- Vốn dĩ kế hoạch là vậy, nhưng thánh thượng thử nghĩ xem, quân Vạn Ninh được
trang bị kiểu Tây Dương, lúc này chúng chỉ có một ngàn đã gây khó khăn cho
chúng ta như vậy. Sau vài năm biết đâu chúng có vài ngàn thì chúng ta biết
phải làm sao? Thời cơ chưa đên mà tổng tấn công nên hạ thần mới xếp kế sách
này vào bậc trung.

Lê Duy Phụng nghe thấy thì gật gù ra vẻ đã hiểu nhưng thực ra tên này vẫn đang
cố chấp trong lòng.

- Nhưng kể cả ta chạy về Thái Nguyên thì quân Vạn Ninh vẫn lớn mạnh như
thường, lúc đó chúng ta không phải lấy đá đập chân mình. Với lại đã rút về
Thái Nguyên thì sau này rất khó thành lập lại thủy binh. Cớ sao tiên sinh coi
đây là thượng sách.

- Chuyện này cũng không có gì khó hiểu thưa thánh thượng. Thật ra muốn diệt
quân Vạn Ninh thì không cần thiết chúng ta ra tay, để triều đình Huế ra tay là
được rồi. Để cho chó cắn chó thôi.

- Ý tiên sinh là….?

Trương Văn Vịnh lúc này mới tỏ ra một chút thoải mái mà ung dung vuốt râu.

- Quân Vạn Ninh càng mạnh thì trong triều càng nhiều kẻ muốn diệt chúng. Nếu
Thánh thượng rút về Thái Nguyên kinh doanh thì đám hải tặc tại Cát Bà sẽ tan
rã, nhưng hiển nhiên có một bộ phận sẽ trung thành với thánh thượng. Cái chúng
ta cần là tinh binh biết nghe quân luật chứ không phải ô hợp phá đám. Thần sẽ
ở lại để trông coi nhánh thủy binh này cho thánh thượng. Có thánh thượng nơi
đây thì triều đình mới quyết tâm tiêu diệt hải tặc nhóm vì thân phận của thánh
thượng là hậu duệ nhà Lê. Nhưng nếu thánh thượng ngược lên Thái Nguyên thì khả
năng sinh tồn của hạ thần tại vùng biển Bắc bộ sẽ cao hơn nhiều. Quân Vạn Ninh
đánh thắng trận lớn chắc chắn sẽ bị dèm pha mà chuyển vào Nam Kỳ đánh nhau
cùng quân Tây Dương. Lúc ấy lo gì chúng ta không thể đông sơn tái khởi. Hạ
thần nguyện ở lại duy trì cho thánh thượng một nhóm thủy binh.

Trương Văn Vịnh không hổ là tú tài đọc sách nhiều năm, suy nghĩ của hắn quả
thật rất sâu xa. Trong triều đình Huế phe cánh nhan nhản mà cản trở nhau liên
miên. Vạn Ninh quân mà thắng trận quá lớn thì khả năng cao sẽ bị dèm pha mà
chuyển quân vào Nam Kỳ. Với tình hình thế quân giặc Pháp đang mạnh thì số phận
quân Vạn Ninh không thể đoán định, kể cả không bị diệt cũng là thương vong
nặng nề.

Ngay trong đêm tối một nhóm ngươi ngựa từ doanh trại phỉ quân tại Tiên Lãng bí
mật thoát ra ngoài. Họ chia làm hai đường mà tiến lên. Lê Duy Phụng dẫn một
nhóm nhỏ thân binh theo đường đồi núi rừng rậm mà ngược hướng Tây Bắc lên Thái
Nguyên. Trương Văn Vịnh thì chạy đến Đông Bắc bờ biển tiến vào một làng chài
cướp thuyền ra biển dự định sẽ về tới Cát Bà đảo.


Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt - Chương #37