Lộ Ra Nanh Vuốt


Người đăng: KennyNguyen

Chiến cuộc tại Quỷ Môn Quan không hề đơn giản, nhưng đôi khi kết quả của một
trận chiến lại không nằm tại vị trí tiền phương với lực lượng mạnh nhất của
hai bên đối đầu. Tôn Thất Liệt dù không thể công đánh nổi Quỷ Môn Quan do lo
sợ thương vong lớn cho quân đội Thái Nguyên nhưng vị Đại Tá lực lượng lục quân
Thái Nguyên này không hề tỏ ra sốt sắng vì hắn đang chờ đợi tin tức đến từ các
mặt trận khác. Đồng thời Tôn Thất Liệt còn nắm trong tay một lực lượng đặc
biệt với sức chiến đấu cực kì khủng bố, lực lượng này chính là lính đặc công
Lục quân Thái Nguyên. Những chiến binh ngàn chọn một này đang được bố trí một
cách bí mật để thực hiện một đòn đánh quyết định khi thời cơ thuận lợi cho
phép.

Rạng sáng ngày 26 tháng 10. Ngoại vi thành Nam Ninh những người nông dân trung
hoa vốn dĩ dạy sớm để chuẩn bị cho một ngày công tác mới trên các cánh đồng
bỗng trở nên nhốn nháo vô cùng. Một đội quân “lạ lùng” đông đảo như từ trong
hư vô mà hiện ra trước mắt họ. Đội quân này không ai khác chính là 5 ngàn quân
Tráng tộc dưới sự chỉ huy của Ngô Á Chung thế tử của Đinh Lăng Công quốc chỉ
huy. Nhiệm vụ của hắn không phải đánh chiếm Nam Ninh mà là phá hủy toàn bộ Nam
Ninh từ thành trì, tuyến đường vận chuyển của quân Quảng Đông, đồng thời chiếm
cứ các cao điểm chiến lược nhằm chia cắt chủ lực quân Quảng Đông đang trú đóng
tại Ải Chi Lăng.

Nhiệm vụ của Ngô Á Chung nói là phức tạp thì cũng có thể coi là vậy, nhưng nếu
nói nhiệm vụ trên là đơn giản thì cũng không sai. Nói là phức tạp vì khối
lượng công việc mà Ngô Á Chung phải hoàn thanh trong thời gian ngắn là không
ít, và đòi hỏi sự cơ động cao của đoàn quân này. Bên cạnh đó nhánh quân Tráng
tộc này rấy dễ nhận phải đả kích trầm trọng từ gần một vạn quân đang có mặt
tại bờ bắc sông KaLong. Lý do thì đơn giản, trên đường bộ thì nhánh quân gần 3
vạn người của quân Lý Chấn tại Ải Chi Lăng đã bị quân Thái Nguyên quấn chân
một cách hoàn toàn. Thêm vào đó một nhánh quân 7 ngàn người do Ngô Lăng Vân và
Trần Cảm chỉ huy với mục đích đánh chặn quân Quảng Đông tại Chi Lăng, vậy ra
đối tượng duy nhất có thể uy hiếp 5 ngàn quân Ngô Á Chung chỉ huy chỉ có thể
là nhánh quân đang đóng tại Phòng Thành cảng của người Hoa.

Nhưng nói đến nhiệm vụ của Ngô Á Chung đơn giản thì cũng không sai chút nào.
Vì xét trên một khía cạnh nào đó thì một đội quân được trang bị đến tận răng
và được huấn luyện chuyên nghiệp đế 4 tháng trời sau đó dùng cho nhiệm vụ tấn
công vào hậu phương của Lý Chấn. Nam Ninh đã được thám tử Thái Nguyên điều tra
kĩ càng với lực lượng phòng hộ không phải quân chính quy. Thêm vào đó việc tấn
công này của Ngô Á Chung là mang tính chất bất ngờ. Vậy ra cho dù nghe khối
lượng công việc có khó khăn và nhiều nhưng thực tế độ khó của nhiệm vụ này
không quá cao.

Sự thật rất là buồn cười khi mà lúc này lực lượng mật thám mà người Việt cài
cắm vào Quảng Đông và Quảng Tây các khu vực thuộc quyền quản hạt của Lý Chấn
lại phần lớn là xuất thân người Hoa. Thật ra nhóm mật thám Thái Nguyên gốc Hoa
này phần lớn là xuất thân từ tổ chức hắc bang HongKong do Lý Tuân làm thủ
lãnh. Lúc này đây với 5 năm phát triển cộng thêm việc bắn tiền không ngưng
nghỉ cộng thêm là thế lực xã hội đen buôn bán heroin lẻ số một tại HongKong
thì hắc bang do Lý Tuân khống chế đã có tầm ảnh hưởng lớn nhất HongKong thế
giới ngầm lúc này. Nói một cách khác tại HongKong “ban ngày” là của người Anh
nhưng “ban đêm” lại thuộc về người Việt. Chính vì lý do này mà Lý Tuân chẳng
hề thiếu nhân thủ mật vụ người gốc Hoa để thâm nhập vào vùng Lưỡng Quảng. Nam
Trực Lệ, hay cả Thượng Hải, Nam Kinh, Bắc Kinh cũng không thiếu bóng dáng của
mật vụ HongKong.

Tất nhiên các chân rết của Hắc Bang HongKong không biết họ đang phục vụ cho
Thái Nguyên, đây là chuyện tuyệt mật mà chỉ có những mật vụ gốc Việt mới có
quyền lợi được tham gia vào đó. Vậy ra con bài tổ chức mật vụ HongKong mà Diêu
thiếu sớm đã tính toán và cài cắm lúc này mới tỏ rõ được chức năng khủng bố
của mình. Có lẽ trong quân sự, kinh tế hay giáo dục, chính trị thì Diêu thiếu
vẫn là gà non vừa học vừa làm vừa tận dụng một chút ưu thế của người xuyên
việt nên hắn có đạt được thành tựu nhưng vẫn phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt và
đôi lúc cũng mắc phải sai lầm mà đi đường vòng. Nhưng quả thật trong việc bố
trí, phát triển hệ thống mật vụ theo chiều sâu, thì Diêu thiếu không hề hàm
hồ. Những tư duy về mật vụ hải ngoại chưa mấy phát triển lúc này, nhưng Diêu
thiếu dường như đẫ đi trước thời đại khá xa trong công việc trên.

Lại nói về đội quân 5 ngàn người của Ngô Á Chung là lặn lội theo đường nhỏ từ
Bách Sách tiến về Nam Ninh. Thật ra Bách Sách, Sùng Tả, Nam Ninh là ba huyện
tiếp giáp nhau của Quảng Tây. Trong lúc Lý Chấn tiến quân “thần tốc”từ Quảng
Đông vào Quảng Tây để thực hiện tấn công chớp nhoáng Móng Cái cũng như Lạng
Sơn của Đại Nam thì hắn cũng chú ý rất nhiều việc ổn định hậu phương. Nói gì
thì nói Lý Chấn dù sao cũng là một kẻ xuyên việt không tầm thường chút nào cả.
Bằng chứng là trong thời gian tiến vào Quảng Tây thì Lý Chấn nhanh chóng thu
phục được quân Hoàng Kỳ và Bạch Kỳ, cộng them hắn đã khuất phục được quân
Thanh thuộc triều đình tại Quảng Tây. Nói một cách chính xác thì Lý Chấn khống
chế được 9 phần Quảng Tây lúc này rồi. Chính vì lý do này mà hắn ta mới có thể
yên tâm về “hậu phương” mà cắm đầu cắm cổ đánh Đại Nam.

Nhưng Lý Chấn lại mắc một sai lầm quá nghiêm trọng vì đã đánh giá thấp một
phần mười cò lại của Quảng Tây. Hay nói cách khác là hắn đánh giá quá thấp
quân Hắc Kỳ còn lại ở Bách Sách, hay cụ thể hơn một chút đó là Thái Nguyên
cùng Bách sách vì bí mật ém quân cờ lam kỳ chiêu mà dấu diếm quá khổ rồi. Việc
Thái Nguyen Bách Sách lén lút qua lại, lén lút luyện binh đều được bảo mật một
cách tuyệt đối. Tất nhiên không có việc gì trên đời là tuyệt đối cả nhưng hệ
thống thám báo của Lý Chấn không mạnh và cũng coi thường Hắc Kỳ quân của cha
con Ngô Lăng Vân nên mới có được cố sự như lúc này.

Mất trạm gác dựng trên đường lộ từ Bách Sách dẫn đến Nam Ninh của quân Thanh
triều dựng lên chưa kịp ho một tiếng thì đã bị lực lượng “ đặc công” chim non
của dân tộc Tráng xử lý gọn gành. Ngô Á Chung thậm chí tự tin đến độ không dẫn
quân theo lộ nhỏ để đảm bảo bí mật. Hắn ung dung dẫn quân đi dọc theo quan lộ
từ Bách Sách dẫn đến Nam Ninh đó. Có cái đi phía trước của trung quân đông đảo
là lực lượng đặc công của Đinh Lăng Quốc đã được đào tạo hơn bốn tháng bởi
những siêu đặc công Thái Nguyên. Và lúc này lực lượng đặc công này đang ôn bài
mà thảm sát các trạm gác của quân Thanh một cách không thương tiếc. Nói chung
chất lượng quân triều đình Đại Thanh còn không bằng quân Thái Bình Thiên Quốc,
mà quân Thái Bình Thiên quốc lại chẳng bằng một góc của đôi quân tinh nhuệ của
Lý Chấn. mà trong những lần va chạm trực tiếp tại Ải Chi Lăng thì với một so
sánh chủ quan thì chất lượng quân Quảng Đông chắc cũng chỉ ngang ngửa cùng
lính Đại Nam Huế Triều mà thôi. Nếu đem ra so sánh cùng Thái Nguyên quân thì
vẫn còn có khoảng cách nhất định.

Các trạm gác bị xử lý triệt để, nhanh chóng, gọn gàng thành thử ra Ngô Á Chung
dẫn 5 ngàn quân tiến sát đến Phủ Nam Ninh mà quân thủ thành vẫn chưa phát hiện
ra. Chỉ có các nông dân tỉnh dậy sớm là có thể trông thấy đội quân khủng bố
như quỷ quân âm u tiến ra từ địa ngục này. Đinh Lăng quốc quân trang hiện đại
với màu xám nhạt. Đầu đội mũ sắt, chân đi dép cao su. Ai đấy đều đeo balo gọn
gàng súng gác vai lưỡi lê sáng loáng. Họ mặc dù hành quân có đôi chút mệt mỏi
nhưng đội hình hoàn toàn chỉnh tề nghiêm trang. Điều đáng chú ý nhất về đội
quân Tráng tộc này nếu đem so sánh cùng những đội quân Tráng tộc khác đó là
quân kỷ nghiêm túc vô cùng. Mặc dù đi qua các làng, trấn tại Nam Ninh có đầy
dãy nhà cửa của người Hán nhưng đội quân này không hề có hành động nhốn nháo
cướp bóc hay hãm hiếp giết người gì đó. Binh sĩ Đinh Lăng quốc đã được rèn
luyện rất quy củ trong vài tháng vừa qua. Họ vẫn chưa quên đi những bài học
trả giá bằng đòn roi thấu xương tróc thịt ấy. Tất cả 5 ngàn người âm u lầm lũi
tiến lên theo một mục tiêu duy nhất. Tàn phá Thành Nam Ninh.

Trong lúc lục quân hai bên đang nhốn nháo tại Quảng Tây, Lạng Sơn, Móng Cái
thì ngày 24 cũng diễn ra một sự việc kinh hoàng khác tại Quảng Châu. Không có
báo trước, không có tuyên chiến liên quân 5 phe với lực lượng hải quân hùng
mạnh nổ súng tấn công Cảng Quảng Châu. Tất nhiên họ tấn công là tấn công vào
khu vực quân cảng của người Hoa. Những phần cảng thuộc người Pháp, Anh tất
nhiên sẽ nằm ngoài vùng tấn công lúc này. Cuộc tấn công chớp nhoáng mang tính
hủy diệt đối với hạm đội quá non trẻ và bạc nhược này của Liên Quân nhằm vào
Đại Thanh khiến người Anh cũng choáng váng vô cùng. Phải nói là người Anh với
tư thế bá chủ đại dương lúc này nên họ hơi quá khinh thường các lực lượng khác
trong khu vực. Người Anh luôn nghĩ rằng nếu muốn tổ chức tấn công Đại Thanh
khổng lồ thì các quốc gia còn lại chỉ có thể dựa vào sức mạnh của người Anh.
Và họ tự tin rằng nếu có một cuộc xẻ thịt Đại Thanh thì chắc chắn các quốc gia
còn lại phải mời Anh tham gia với tư các anh cả.

Nhưng lần này người Anh đã sai hoàn toàn rồi, không ngờ người Pháp dấu biến
người Anh về một liên minh quân sự tạm thời đánh chiếm Quảng Châu. Mà vị trí
anh cả trong liên minh tạm thời này không ngờ lại có chút hơi hớm nghiêng về
Hế triều. Đức, Mỹ dù tham gia nhiệt tình nhưng họ không có nhiều lực lượng đầu
tư vào. Thái Nguyên thì Trần Quang Cán có ý đồ khác nên không hề có tư tưởng
tranh chấp vị trí anh cả trong khối liên minh tạm thời. Thành thử ra khối liên
minh này gần như là hệ nhị nguyên gồm Huế và Pháp. Pháp mạnh hơn về hải quân
nhưng Huế lại cực đông đảo và hùng mạnh về lục quân. Mà theo kế hoạch của liên
minh thì quyết định thắng lợi của chiến dịch cuối cùng là lục chiến nên phần
nào đó Huế Triều Đại Nam có phần lấn lướt Pháp quốc.

Chỉ trong một buổi sáng thì số lượng khổng lồ chiến hạm với 1 thiết giáp hạm
của Pháp, 27 Tuần Dương Hạm và đến hơn 50 Khu Trục Hạm các loại của liên quân
đã tràn ngập bờ biển Quảng Châu. Số lượng này khủng bố đến nỗi hải quân Anh
quốc cũng không dám ho một tiếng. Họ chỉ sợ một hành động hiểu nhầm nào đấy sẽ
gây nên hiểu lầm mang tính hủy diệt. Vẫn biết Anh quốc là bá chủ đại dương,
nhưng lúc này tình hình rất nhạy cảm, đôi lúc những cái đầu nóng mất bình tĩnh
sẽ gây nên những thảm họa khôn lường. Chờ mẫu quốc Anh can thiệp thì lúc đó
hạm đội Anh ở Quảng Châu cũng mồ xanh cỏ rồi còn đâu. Chính vì thế chỉ huy
quân hạm đội Anh đóng tại Quảng Châu ra lệnh án binh bất động, chờ xem tình
hình diễn biến cụ thể mới đưa ra đối sách. Đồng thời họ cho sứ giả gặp gỡ các
phe thuộc liên quân để tìm hiểu tình hình cụ thể.

Liên quân lỏng lẻo nhưng số lượng chiến hạm quá khổng lồ. Chẳng theo chương
pháp gì mạnh ai nấy đánh nhưng cũng chẳng tốn bao lâu chỉ mất 3 tiếng đồng hồ
họ cũng nhấn chìm toàn bộ hạm đội nhãi nhép của Lý Chấn tại Quảng Châu Cảng.
Bộ binh 5 phe lần lượt đổ bộ lên bờ chiếm đóng các vị chí chiến lược trên lục
địa vùng cảnh biển. Quân Quảng Đông quá bất ngờ mà thất thủ nhanh chóng, đòn
tấn công của liên quân quả thực quá sức kịch liệt và mạnh mẽ khiến cho Quân
Quảng Đông chỉ có thể trơ mắt mà nhìn bến cảng chìm trong biển lửa mà thôi.

Tât nhiên tấn công cảng Quảng Châu chỉ là một phần mà thôi. Sau khi đổ bộ lục
quân lên bờ biển Quảng Châu thì các chiến hạm của liên quân không ngưng nghỉ
mà tiếp tục men theo bờ biên tấn công các quân cảng loại nhỏ khác như Cảng
Ngọc Lâm, Cảng Bắc Hải, Cảng Ngô Châu. Nhưng có một hạm đội không hề làm theo
dự tính mà chúng tách đoàn ngược theo biển Bắc Hải mà lao lên phía Bắc, đây
chính là hạm Đội Thái Nguyên, và đây cũng chính là cái mưu kế nham hiểm của vị
Cán Vương Gia của chúng ta.


Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt - Chương #213