Người đăng: KennyNguyen
Tin tức Trần Văn Vân cho nổ tung một nửa pháo đài Celle là giả. Nhưng quả thật
là tên chiến tướng người Việt này không hề phụ công Diêu thiếu. Sau khi cho nổ
xập cây cầu bắc qua sông Aller thì tên chiến tướng này lập tức cho quân tiềm
nhập vào Celle nội địa. Trong khi các nhánh quân Celle đang nhanh chóng tập
trung về phía cây cầu Aller thì Trần Văn Vân đã bỏ ra một số tiền lớn mua
chuộc các nông dân tự do vùng ngoại ô Celle. 500 quân không trang thiết bị
nặng tả ra trốn trong cách trang chại thì không quá khó khăn.
Quân Cellen không hề có sự đề phòng đáng kể nào đối với sự canh phòng ban đêm
tại pháo đài nhỏ Cellen cả. Mãi đến khi quân du kích chiến của xứ Wietze ép
sát đến nơi thì họ mới phát hiện ra. Tất nhiên hai bên gặp nhau là bắn giết
liên hồi. Nhưng vũ khí của quân Wietze mạnh mẽ hơn nhiều. Khoảng cách quá gần
khiến cho đại bác thủ thành Cellen không còn hiệu quả. Nhưng những thanh pháo
cối Đại Nam M63 thì rất công hiệu trong việc tấn công thành trì. Chỉ có mười
thanh súng cối lấp ló sau các bao cát đã đủ bắn áp chế cả trăm quân sĩ trên
đầu pháo dài Celle rồi.
Hơn một trăm binh sĩ dũng cảm nhất của Wietze với trọng thưởng làm mục tiêu đã
lao qua chiến hào với 20 kg thuốc nổ Dynamite sau lưng. Bọn họ đơn giản là
cường công Celle khi mà quân số của pháo đài này có một nửa đã được điều đi
Aller với mục đích canh chừng và đắp lại cầu tạm.
Cả trăm cân thuốc nổ Dynamite nhanh chóng được chôn vùi nơi chân pháo đài
Celle. Một tiếng nổ long trời lở đất vang lên sau đó khiến cho một đoạn tường
pháo đài nhỉ Celle đổ xụp. Cuối cùng là năm trăm tinh binh Wietze dựa vào sự
hỗn loạn của quân thủ thành mà xung phong. Sự linh hoạt của những thanh Dreyse
M63 đã cưa nòng, cộng thêm tốc độ bắn bá đạo của đạn vỏ đồng đã nhấn chìm số
quân Celle đang hỗn loạn bên trong pháo đài. Gần một ngàn quân Cellen không có
mấy phản kháng đáng kể nào mà bị đánh tan.
Nhận được tin báo này thì Diêu thiếu lắc mạnh đầu, hắn vốn dĩ suy nghĩ là cho
Trần Văn Vân đánh quấy phá tuyến đường vận lương của quân Saxony thôi nhưng
quả thật Trần Văn Vân quá khủng bố. Không hổ là tên danh tướng thành danh sớm
nhất của Vạn Ninh. Không những phong tỏa đường vận lương mà với 500 quân không
có nhiều vũ khí nặng mà có thể đánh phá hẳn một pháo đài. Điều này làm thay
đổi hoàn toàn kế hoạch của Diêu thiếu rồi. Lần này không những có thể thu hồi
Wietze mà nếu tận dụng tốt hắn còn có thể làm được nhiều hơn như vậy.
Phải nói rằng sự quản lý sĩ quan của Thái Nguyên rất khác biệt với triết lý
quân đội hiện tại trên thế giới lúc này. Diêu thiếu đã phát triển một hệ thống
quân sự trong đó các sĩ quan tham mưu có thể phối hợp tác chiến với đơn vị của
mình hầu như là tự động theo bản năng, mà không cần chỉ thị đặc biệt từ các tư
lệnh cấp cao. Nếu ai có theo dõi mọi trận đánh của Thái Nguyên, Vạn Ninh thì
có thể thấy được Thống chế hay nói cách khác là người chỉ huy cấp cao nhất đôi
khi chỉ ra chỉ đạo về đường lối mà thôi. Còn đánh như thế nào trực tiếp ra sao
lại được quyết định bởi các sĩ quan chỉ huy trực tiếp mặt trận. Điều này có
thể hiện rõ qua cuộc chiến thu hồi Thái Nguyên của Diêu thiếu, sĩ quan trực
tiếp đến độ dẫn quân chạy mẹ nó qua bên TQ chơi, cuối cùng mất vợ mất con. Lần
thứ hai thể hiện rõ ràng là Trần Quang Cán dẫn quân vào Huế, một mình hắn
chẳng theo kế hoạch nào mà đả loạn cả Đại Nam thủ đô. Lúc này cán ca chỉ có
một ý tứ nghe theo đó là đánh hết trừ Tự Đức. Đây chính là mấu chốt mà Diêu
thiếu nói cho Cán ca, còn lão Cán muốn làm gì thì tùy. Nhiều lần khác các sĩ
quan Vạn Ninh cũng tự mình quyết định chiến trường theo bản năng quân sự rõ
dàng nhất là trong cuộc chiến thành Hưng Yên khi quân của Trần Văn Võ đập tan
số quân Pháp đông gấp đôi họ.
Về điểm xây dựng quan đội theo hướng tự chủ nhất định này của Diêu thiếu lại
không hẹn mà cùng hợp với đồng chí Helmuth Karl Bernhard Graf von Moltke của
nước Phổ lúc này. Người này đã từng là phụ tá của vương tử Friedrich. Dù chưa
từng chỉ huy một đơn vị tác chiến nào, năng lực và mối quan hệ gần gũi của
Moltke với vương tộc đã khiến ông được Wilhelm I bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu
trưởng Quân đội Phổ năm1861 . Cùng Thủ tướng Otto von Bismarck và Bộ trưởng
Chiến tranh Albrecht von Roon, ông đã thay đổi cơ cấu quân sự Phổ. Ông phát
triển một hệ thống chỉ huy trong đó các sĩ quan tham mưu có thể phối hợp tác
chiến với đơn vị của mình hầu như là tự động theo bản năng, mà không cần chỉ
thị đặc biệt từ các tư lệnh cấp cao. vương tử Friedrich. Dù chưa từng chỉ huy
một đơn vị tác chiến nào, năng lực và mối quan hệ gần gũi của Moltke với vương
tộc đã khiến ông được Wilhelm I bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Phổ
năm 1857. Cùng Thủ tướng Otto von Bismarck và Bộ trưởng Chiến tranh Albrecht
von Roon, ông đã thay đổi cơ cấu quân sự Phổ. Ông phát triển một hệ thống chỉ
huy trong đó các sĩ quan tham mưu có thể phối hợp tác chiến với đơn vị của
mình hầu như là tự động theo bản năng, mà không cần chỉ thị đặc biệt từ các tư
lệnh cấp cao. Đồng thời Moltke cũng rất chú ý đến điện báo cùng đường sắt
trong chiến tranh. Vô hình chung cách nhau cả vạn dặm mà Diêu thiếu và vị Tổng
Tham mưu trưởng quân đội Phổ lại có chung một cách phát triển quân đội. Đây là
một sự trùng hợp ngẫu nhiên đáng thú vị.
Nhưng những chuyện này chỉ là phụ mà thôi. Diêu thiếu khi nghe được tin tình
báo về Trần Văn Vân thì thực hiện thay đổi chiến thuật ngay lập tức. Quân
Wietze vội vàng rút khỏi chiến trường 2km dù họ đang nắm được lợi thế cả về
chiến thuật lẫn thế trận. Điều này gây ra cho những người đang tham gia theo
rõi cuộc chiến trở nên hết sức ngạc nhiên. Rất nhiều những suy đoán được đưa
ra nhưng không ai có thể dám chắc là mình đoán đúng ý nghĩ của vị Nam tước
phong vân kia.
Chiến tranh ở Châu Âu đang đến lúc chạm vào là nổ thì ở Đông Á cũng bắt đầu
phong vân nổi lên. Pháp vẫn chưa có được tiếp viện từ mẫu quốc nên họ đành
thành thật nằm yên ở ba tỉnh Bắc Bộ. Đồng thời nhóm này tích cực hoàn thành
những bước cuối cùng trong công việc xây dựng cảng Lễ Môn ở Thanh Hóa tỉnh.
Tình hình Phillippine thì rất là loạn, quân Tây Ban Nha đưa đến đây gần như bị
tiêu diệt hoàn toàn. Lúc này đóng quân tại bến tàu Malila là 3 ngàn lính Pháp
những người đã trốn thoát khỏi bàn tay tử thần của Hoàng Diệu. Nhưng tân chính
phủ của Phillippine sau thời gian dài cầm quyền thì lực ngưng tụ bắt đầu tăng
lên một cách chóng mặt.
Với những cơ sở vật chất để lại của người Tây Ban Nha cùng với kiến thức khoa
học người Phillippine có được thì họ có thể tự mình phát triển một cách không
tồi. Hải quân là điểm yếu của người Phillippine nhưng lục quân của họ trên đảo
Luzong lại là một thế lực không coi thường được. Đáng kể là lục quân
Phillippin trang bị toàn là súng cối Đại Nam M62. Phải nói là họ đã ăn cắp
được phần nào công nghệ chế tạo của người Việt. Nói chung người Phillippine
không chỉ ăn cắp công nghệ súng mà đến cả trang phục binh sĩ, sĩ quan cũng dập
khuôn một mẫu của Thái Nguyên. Nếu mà màu sắc của họ không phải là màu xám
quân phục thì rất có thể sẽ bị hiểu nhầm đây là quân Thái Nguyên chứ không
phải quân chính phủ Phillippine. Tất nhiên họ ăn cắp không chỉ có mỗi công
nghệ vũ khí, quần áo trang phục kiểu dáng và đến huấn luyện quân sự và đánh du
kích thì họ cũng học đến 7 -8 phần. Nói một cách chính xác là quân đội
Phillippine đang lấy nguyên mẫu là Thái Nguyên để tổ chức. Tất nhiên là
Phillippine còn thiếu nhiều vì họ không có được quân chính quy có thể đánh
trực diện, không có hải quân hùng mạnh, không có pháo bộ binh chính xác. Nhưng
với số quân lến đến 3 vạn người thì người Phillippine đã mở được một cuộc phản
công trí mệnh đánh bật 3 ngàn quân Pháp, Tây Ban Nha khỏi cảng Manila. Trận
chiến này có tới gần ngàn người Pháp thương vong nhưng đồng thời phía
Phillippine cũng phải đổ vào 2000 sinh mệnh.
Tỉ lên 1:2 không đẹp lắm nhưng nó lại là một “chiến tích” vĩ đại tiếp theo của
quốc vương Ko Pulaco. Danh vọng của tên này đã ngưng tụ đến đỉnh điêm rồi.
Pháp cũng ngán ngẩm với Phillippine lẳm rồi. Họ không phải không thắng được
quân đội không quá chính quy Phillippine nhưng nói gì thì nói đây là đất của
Tây Ban Nha, người Pháp không thể trả giá quá nhiều ở nơi đó được. Nếu như Tây
Ban Nha nhượng Phillippine với giá rẻ cho Pháp thì may ra Pháp mới bỏ Đại Nam
mà chạy qua Phillippine. Nói cho cùng thì theo sự đánh giá của giới quân sự
Pháp thì đất Đại Nam nguy hiểm hơn nhiều lần đất Phillippine.
Nhận định này là chính xác hoàn toàn nếu như ai đó nhìn vào Vạn Ninh, Thái
Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên lúc này. Đây liệu còn là những thành phố của Châu
Á kém phát triển, xin thưa là không thể nào. Vì bốn thành phố đầu tàu công
nghiệp này còn có mức độ công nghiệp hóa mạnh hơn một số nước Châu Âu đấy.
Nói đến Thái Nguyên, Vạn Ninh thì không cần phải bàn nhiều vì đây là công sức
của cả hơn 30 triệu £ đổ vào xây đựng liên tục 5 năm trời, chúng không hiện
đại, không công nghiệp mới là điểm lạ lùng. Gần như tất cả các ngành công
nghiệp nặng và cơ khí, hóa chất đều nằm ở hai khu công nghiệp Vạn Ninh, Thái
Nguyên và đó dường như đều là công ty quốc doanh, vì nói một cách chính xác
K&R; cũng là công ty quốc doanh với số vốn 70% của Diêu thiếu. Tất nhiên K&R;
chỉ chiếm một số lượng nhiều các nhà xưởng trong hai khu công nghiệp trên mà
thôi. Có rất nhiều nhà xưởng là thuộc về tư nhân Diêu thiếu đó. Tất nhiên
Robert cũng không phải dạng vừa đâu. Hắn cũng tự ôm tiền lãi của bản thân
trong công ty K&R; mà xây dựng “quốc gia”của mình tại Cao Miên. Nói là cuối
cùng nhà họ Trần đã cho hắn thuê cả Bá tước lãnh và Hầu tước lãnh tại Cao
Miên. Tính ra đất của Robert còn rộng hơn của đất của người Đức thuộc địa Cao
Miên.
Trên hai mảnh đất này cả hai bên đang cong đuôi trồng thuốc phiện để phá hoại
thế giới. Diêu thiếu mà biết được thì cũng đành lắc đầu mà thôi. Hắn không làm
thì người khác cũng làm mà thôi.
Nhưng chuyện đó vẫn chưa là tất cả, chính sách của Thái Nguyên là rất hiện
đại, cái tư tưởng tiểu địa chủ nhanh chóng bị các chính sách mới đả kích.
Thương nhân, người có tiền không còn là thành phần thấp trong sĩ, nông, công
, thương nữa mà thay vào đó địa vị của họ rất được kính trọng với các trương
trình đóng góp rầm rộ xây dựng là xã, giúp trẻ em đi học, xóa đói giảm nghèo
v.v….
Với trình độ lăng xê của Thông Tấn xã Thái Nguyên cùng với mức độ phổ cập chữ
quốc ngữ thì chẳng nhà nào là không biết tên tuổi của các vị đại hồng nhân có
xuất thân thương nhân trên. Với địa vị thương nhân tăng lê thì người chen chân
vào thương nghiệp cực kì nhiều. Tất nhiên muốn vào thương nghiệp hay tư bản
sản xuất thì phải bỏ vốn. Vốn không có nhiều, không sao đã có Ngân Hàng Thái
Nguyên, lấy đất đai ra thế chấp, đầu tư nhà xưởng hay mua tàu làm buôn bán
dịch vu tùy các vị. Nhưng nói trước muốn làm ăn có lãi thì xin bỏ một khoản
nho nhỏ đi gặp đội tư vấn kinh doanh của Ngân hàng.
Nói chung chỉ có nửa năm mà nhà xưởng tư nhân thạn Hải Dương, Hưng Yên mọc lên
như nấm sau mưa. Nói chung hay thành phố này lại chủ yếu là các xưởng xản xuất
tư nhân. Nhưng đừng kinh thường họ, các thư thương này biết bắt tay cổ phân
với nhau tạo nên công ty lớn hơn đủ sức cạnh tranh với công ty quốc doanh tại
Thái Nguyên và Vạn Ninh đó. Tất nhiên Chính phủ Thái Nguyên chơi đẹp mà không
muốn dở trò lơi dụng chính sách bảo hộ công ty quốc doanh. Nói đùa, thi trường
phía Nam, thị trương Ai Lao, nhất là miếng bánh Đại Thanh to như vậy thì cần
chó gì phải tranh nhau. Bắt tay nhau cùng xuất khẩu là được rồi.
Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu. Không ngờ quân Quảng Đông ăn gan hùm mật
báo lại dám đem quân xuôi Nam tiến đánh Quảng Yên. Lý do con mẹ nó rất vớ vẩn
đó là: “ Đại Nam được Đại Thanh bảo hộ, vậy việc Trần Quang Cán lập Vương là
đại nghịch bất đạo. Đại Thanh có quyền trừng phạt.” Con mẹ nó nói kiếm cớ thì
nói thẳng ra cho nó đỡ buồn nôn. Huế chưa có khóc thì Bắc Kinh đã khóc thuê,
hay nói đúng hơn là Lý Chấn tại Quảng Đông khóc đám ma thuê.