Tự Đức Bổ Cứu- Hoàng Diệu Nghĩ Suy


Người đăng: KennyNguyen

Diêu thiếu à không giờ nay có thể gọi là “Tiểu Vương Gia” được rồi, giờ đây
đang cầm trong tay tấm chiêu thư của Tự Đức. Hắn cười khổ không thôi, Tự Đức
xem ra lúc bị các thông tin “này nọ” bủa vây làm nóng đầu mà làm ra những
quyết định có thể nói là nhất thời hỗn tướng. Nhưng không thể không phủ nhận
một điều vị cựu hoàng này khá anh minh. Cũng có thể Tự Đức có cao nhân phía
sau chỉ đạo mà bổ cứu sai lầm. Cách bổ cứu sai lầm của Tự Đức cũng khá khác
người, không ngờ lại phong một cái chức “Bắc Bình Vương” nhạy cảm đến không
thể nhạy cảm hơn thế này. Chính vì cái chiêu độc này của Tự Đức khiến cho Diêu
thiếu có muốn đánh Huế hay làm gì đó xem ra cũng khó đối diện cùng lương tâm.
Người ta đã thẳng thắng “tâm ý” đến vậy mà Trần gia còn làm ra chuyện gà cùng
một mẹ đá nhau thì quá khó coi rồi.

Nói về Tự Đức đúng là có “cao nhân” chỉ điểm bến mê thật. Nói là cao nhân thì
quả thật không phải cho lắm, nhưng ít ra đây có lẽ là người cảnh tỉnh được Tự
Đức. Người này không ai khác đó chính là Hoàng Diệu. Hoàng Diệu được gọi từ
Nam ra Bắc để thay cho Tôn Thất Giác tiến hành cuộc chiến chống Pháp tại Thanh
Hóa. Lúc này đây khi Hoàng Diệu vào tới kinh đô thì cũng là lúc mà tấu chương
xinh phong Vương của Trần Quang Cán vào triều. Tự Đức bỗng nhiên lại có cảm
giác như chính mình một tay thúc ép họ Trần tự lập. Hắn tự lật lại từng sự
kiện mà xem xét một cách cẩn thận. Thứ nhất vụ án nhóm bàn tay hắc ám sau lưng
thúc đẩy triều đình Huế rối loạn, việc này đã điều tra mấy tháng trời không có
kết quả. Bỗng nhiên trong một thời gian ngắn tất cả đều dồn dập sánh tỏ một
cách kì diệu. Điều này có thể là bất thường cũng có thể là không bất thường.
Thế nhưng vẫn đáng để đặt lên mặt bàn cùng suy nghĩ. Chuyện thứ hai đó là Cha
con họ Trần tấn công Hải Dương “ý đồ tự lập”. Điều này do Trương Đăng Quế nói
lại, những tưởng rất hợp tình hợp lý nhưng cũng có đoạn khó có thể thông nổi.
Tại sao họ Trần lại đánh Hải Dương ngay tại thời điểm Pháp đánh vào Sông Hồng.
Và còn cả ngàn vạn những điều khó nói thông khi Trần gia không giữ làm của
riêng mà cố gắng “chia sẻ” cùng triều đình về, công nghệ, cải cách, vũ khí,
đạn dược…

Không thể không nói Vạn Ninh thực sự quá cường đại khiến cho tâm lý Hoàng Tộc
trong người Tự Đức bị đè nặng mà đưa ra những phán quyết vội vã, sai lầm.
Nhưng cũng không vì thế mà ông ta không cố gắng bổ cứu.

Tự Đức từng hỏi Hoàng Diệu một câu: “ Nếu trẫm sai khanh Bắc tiến đánh Trần
gia thì chắc bao nhiêu phần”.

Hoàng Diệu quỳ sụp mà trả lời : “ Thưa Thái thượng Hoàng, một phần thần cũng
nắm không chắc, nếu Trần gia không tạo phản, thái thượng điều thần đi đánh
Trần gia thì Diệu xin tự vẫn để tỏ lòng trung. Thần xuất thân môn hạ Trần gia,
là nghĩa thầy trò, giữa hai chữ ‘trung””nghĩa” lưỡng nan, thần chỉ có thể xin
được chết. Nhưng nếu Trần gia không có lệnh vua mà bước 1 chân vượt qua địa
giới thì Hoàng Diệu thần dù có thịt nát xương tan cũng sẽ đánh tới cùng”

Đây là ý trí của Hoàng Diệu đã được thể hiện ra, hắn tự coi mình là môn đệ
Trần gia, nếu Trần gia không có ý đồ tạo phản mà triều đình vô cớ ép hắn tiến
công Trần gia thì Hoàng Diệu nguyện lấy cái chết để tại thiên hạ. Nhưng chỉ
cần Trần gia mưu đồ bất chính thì Hoàng Diệu hắn chính là kẻ thứ nhất đứng lên
chiến cùng cha con nhà Quang Cán. Lời nói của Hoàng Diệu đủ trân thành và
thẳng thắn, Tự Đức liền quyết tuyệt mà cử Hoàng Diệu làm đề đốc Xứ Thanh Hà (
Từ Thanh Hóa vào Hà Tĩnh). Tại đây cho lập nên một quân khu mới hoàn toàn được
gọi là quân khu Thanh Hà nòng cốt là 5000 quân thiện chiến của quân trung ương
và trưng binh thêm 5000. Tựa Đức rất tin tưởng vào khả năng đánh Pháp của
Hoàng Diệu.

Hoàn Diệu thì cầu xin cho Tôn Thất Giác, vì sau khi đọc chiến báo thì Diệu
tướng quân với sự nhậy bén của một lão soái trinh chiến xa trường đã thấy rõ ý
đồ “dụ địch xâm nhập”, “làm quen chiến thuật” của Tôn Thất Giác và cũng rất
tán thưởng cách làm này. Tất nhiêu Hoàng Diệu cũng trình bày cho Tự Đức suy
nghĩ của mình.

Tự Đức nghe xong thì tím tái mặt mày: “ Không ngờ trẫm đã hồ đồ nay còn hồ đồ
hơn. Giác tướng quân đại tài như vậy mà lại chịu ủy khuất, Trẫm cùng lũ đàm
binh trên giấy làm lỡ việt lớn rồi. Diệu ái khanh, lúc này liệu chúng ta có bổ
cứu được hay không?”

Tự Đức rất tiếc nuối, vì chiếu theo cách đánh của Tôn Thất Giác có thể hoàn
toàn kéo số quân không đông của quân Pháp rải rác kéo về phía Nam sau đó dùng
chiến tranh du kích tiêu diệt sinh lực địch. Chiến tranh tiêu hai kiểu đó thì
Pháp mới là người có hại. Cũng chỉ vì sức ép của tình hình bất ổn tại Vạn Ninh
khiến cho triều Huế cuống cuồng vội vã đưa ra rất nhiều sai lầm không đáng có.

Hoàng Diệu lắc đầu: “ thưa thái thượng Hoàng, chiến cơ đã qua, quân Pháp đã
rút qua bờ bên kia sông Mã mà lập phòng tuyến, lúc này quân ta lại sĩ khí
không cao, thuốc nổ không có, chiến hạm hỗ trợ cũng không đánh qua sông Mã khó
khăn vô cùng. Quan trọng Nhất là quân Pháp đã rất nhanh chóng tìm ra cảng Lễ
Môn để xây dựng bến cảng nước sâu cho chiến hạm. Thần nghi ngờ bọn họ phải có
người rất thông thạo địa hình Đại Nam để chỉ điểm”

Dừng lại một chút Hoàng Diệu quyết tâm nói lên suy nghĩ mang tính trọng điểm
của bản thân về thế cục Đại Nam lúc này: “Theo cách nhìn của nhà binh như thần
thì lần này người Pháp đánh vào đất Bắc là sai lầm về chiến lược quân sự, vì
mảnh đất họ đang chiếm đóng Hà Nội, Thái Bình. Nam Định, và một phần Thanh Hóa
toàn toàn là khu vực kẹp giữa hai quân đoàn mạnh nhất của Đại Nam. Đây là tự
đưa mình vào giọ, điều này tối kỵ với binh gia, một kẻ non tay cũng có thể
nhìn thấy. Người Pháp là cường quốc không thiếu cường nhân, tại sao họ không
nhìn ra điều này? Họ tấn công vào khe hẹp giữa hai quân đoàn thì phải có niềm
tin là hai quân đoàn này không cùng lúc dồn ép họ. Từ đâu mà người pháp có
được cái tự tin này? Sau đó thình lình “tình cờ’ mà quan hệ giữa Huế và Vạn
Ninh xấu đi trong thời gian thích hợp. Những sự trùng hợp này quá đáng để suy
nghĩ…”

“…. Bên cạnh đó, tại sao quân Pháp biết rõ bố trí các quân đoàn mà cố ý đánh
vào Hà Nội, đây cũng là một điểm đáng nghi ngờ… theo lẽ thường họ phải đánh
vào Nam kỳ nơi người Pháp đã ở nơi này đến 4 năm và biết được rất rõ địa hình.
Như vậy họ cũng phải “biết rõ” địa hình Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa không kém
Nam Kỳ thì mới đưa ra sách lược này…”

Những nghi ngờ của Hoàng Diệu thuần túy mang tính chất suy luận logic của nhà
binh, một baach thày chiến lược quân sự. Nhưng chính nó lại cảnh tỉnh Tự Đức,
vì sao mọi thứ ngẫu nhiên lại trùng hợp xảy ra cùng lúc. Đánh chết thì Tự Đức
cũng không tin đấy là ngẫu nhiên, ông ta vỗ tay lên trán não nề mà cho Hoàng
Diệu lui ra. Sau một hồi lâu suy nghĩ thì Tựu Đức cũng dần mông lung mà nắm
được một chút tình hình. Chính vì lý do này mà Tự Đức bình thản phong cho Trần
Quang Cán một cái tước Vương gia đầy sóng gió và nhiều hàm nghĩa: “ Bắc Bình
Vương”. Thâm ý trong đó thì ít ai hiểu nổi, có lẽ người rõ nhất là Tự Đức,
người hiểu một phần là Diêu thiếu.

Ngày 15 tháng 1 cũng là ngày mà Vạn Ninh toàn dân vui vẻ nhất, sau một khoảng
thời dan dài được ăn mừng bởi các lễ hội cuối năm cũng như tến Nguyên Tiêu Quý
Hợi tất cả đều bắt tay trở lại công việc. Nói đến vì sao Vạn Ninh lại ăn tết
dài đến 15 ngày như vậy bởi lẽ toàn bộ 8 tỉnh miền Bắc dưới sự quản lý của
Trần Vương gia đều đang nằm trong thời kì báo động chiến tranh. Các binh sĩ
nơi tiền tuyến sông Hồng không được về nhà nghỉ phép, các phu dân lao động
cũng vẫn xây dựng mà không được nghỉ ngơi. Vấn đề là các dân phu này dần dần
trưởng thành trong quá trình xây dựng các công trình bằng xi măng nên được giữ
lại một phần tạo thành đội công nhân chuyên xây dựng. Các thương nhân đầu óc
nhanh nhạy của Vạn Ninh ngay lập tức nghĩ ra một cách làm ăn mới đó là tụ tập
các công nhân này thành các đội nhỏ và thành lập công ty xây dựng chuyên
nghiệp. Sau đó họ nhận thầu các công trình xây dựng của Vạn Ninh. Nói chung
thương nhân nơi nào cũng vậy, họ luôn là những người nắm bắt cơ hộ một cách
suất sắc và cũng là thành phần tiên tiến chạy trước cùng xu thế thời đại.

Các thương nhân này một số còn bỏ tiền lớn thuê các “chuyên gia” người Đức làm
cố vấn xây dựng. Diêu thiếu cũng cảm thấy mô hình này khá hợp lý, vì một mình
K&R; muốn tổ chức một đội thợ xây khổng lồ là không được. Thứ nhất là quản lý
không có nổi, thứ hai là lãng phí nhân lực, vât lực. Hắn chỉ cho tổ chức một
Công ty xây dựng Trần gia quy mô lớn một chút với rất nhiều chuyên gia để có
thể xây dựng các công trình trọng điểm. Còn lại các công trình kém quan trọng
hơn thì sẽ biến thành các gói thầu cho các công ty xây dựng mới mọc kia xâu xé
nhau.

Nói một cách chính xác đó là cả Quảng Yên và Thái Nguyên lúc này không thiếu
người có tiền. Hai khu công nghiệp vẫn đang xây dựng và mở lớn, đường sắt vẫn
phải làm, thêm vào đó Bắc Ninh cũng đang trên đà phát triển khi có đường sắt
chạy qua. Nói chung là công việc xây dựng tại 8 tỉnh Bắc Kỳ Trần gia là không
có thiếu, chỉ sợ thiếu người xây dựng mà thôi. Trong phút chốc các công ti xây
dựng nhỏ và trung mọc lên như nấm sau mưa. Tất nhiên họ đều là các công ty xây
dựng theo công nghệ mới, ví như nhà gạch, xi măng một phần trộn vôi và cát.
Vói chung là nhà gạch xây lên bằng cách này thì chống gió, bão mộ cách hiệu
quả vô cùng.

Tất nhiên xi măng đã trở thành thần khí của 8 tỉnh miền bắc, người giàu có bắt
đầu xây đình viện kiểu cổ bằng xi măng chắc chắn, Một số nhân vật có tư tưởng
hiện đại hơn như các thương nhân thì quyết định xây biệt thự kiểu tây mà dùng.

15 tháng giêng cũng là ngày quan trọng đặc biệt với 8 tỉnh Bắc Kỳ đất phong
của Trần Vương Gia, vì lúc này thủ phủ của 8 tỉnh đã được xác định đó là Nha
môn phủ hay nói cách khác là tóa nhà hành chính trung tâm của 8 tỉnh đã được
xác định là đặt tại Đồng Hỷ -Thái Nguyên.

Tất nhiên nếu so sánh về vị trí thuận lợ về kinh tế thì Thái Nguyên không so
bì được cùng Vạn Ninh. Nhưng nếu so sánh là vị trí trung Tâm của 8 tỉnh thì
Thái Nguyên vẫn là tốt nhất để đặt làm trung tâm quyền lực.

Thái nguyên thông lên phía bắc là Cao Bằng, lạng Sơn. Phía Nam là xuôi về Hải
Dương, Gia Lâm, Hà Nội. Phía Đông là Bắc Ninh, Quảng Yên, phía Tât lại thông
lên Tuyên Quang, Hưng Hóa. Với vị trí trung tâm mang tính chất chiều sâu quân
sự như vậy thì Thái Nguyên biến thành thủ phủ 8 tỉnh không có một ý kiến khác
lạ nào. Nhất là đường sắt từ Thái Nguyên đang nhanh chóng như những con rắn bò
loằng ngoằng ra tứ phía.


Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt - Chương #176