Người đăng: KennyNguyen
Tình thế biến chuyển không ngừng đến vậy khiến cho Huế cuống cuồng. Thật sự là
Huế không lo bị Pháp đánh đến kinh thành. Họ còn những 3 vạn quân “tinh binh”
cơ mà. Nhưng chuyện bị Pháp phong tỏa biển Thuận An cũng như từng bước chiếm
mất đất đai Đại Nam thì họ lại đứng ngồi không yên.
Phúc đáp của Diêu thiếu về Huế không nhận được mấy sự tin tưởng, ngược lại
lòng nghi ngờ của Huế ngày lại càng mạnh khi các quá khứ của quang Cán như
từng muốn trở thành Võ Lâm minh chủ Lục tỉnh giang hồ được khơi ra. Đến chuyện
cái chết của bà Bùi Thị Xuyến mẹ đẻ của Diêu thiếu là do quân Triều Đình Huế
thực hiện cũng được lật lên. Nói chung mà mọi bằng chứng đều dẫn đến một
chuyện đó là Trần gia không thể tin tưởng được.
Đến lúc này thì phe chủ hòa của Huế triều lại ầm ầm nhảy ra, lý do quá đơn
giản. Huế cần “ thời gian” để “củng cố” hậu phương và sử lý triệt để sự kiện
phương Bắc. Thêm vào đó hòa hoãn rồi thì thương nhân Đức mới có thể vào cảng
Thuận An tiến hành buôn bán. Quan trọng là có muốn đánh cũng không thể đánh
lâu nữa vì thuốc súng đã gần cạn rồi. Đến lúc này thì phe chủ chiến cũng hết
sức e ngại, vì quả thật người Đức cũng chắc gì có nhiều thuốc súng, nghe nói
đâu ra chỉ có người Anh mới có nhiều thứ này dự trữ. Nhưng Thuận An và biển
miền trung bị phong tỏa gắt gao, bổ xung thuốc súng rất là khó khăn.
Cứ nói là Nam kỳ có thể liên hệ cùng Anh- Đức mua thuốc súng, nhưng chuyển từ
Nam kỳ theo đường bộ vào Thanh Hóa là công việc không dễ dàng. Thiếu thuốc
súng thì đánh trận sao nổi, cuối cùng phe chủ chiến cũng đành thỏa hiệp, vì họ
cũng muốn có thời gian điều chỉnh lại quân sự cùng trù bị thuốc súng cho chiến
tranh thực sự. Phe chủ chiến nghĩ chỉ cần cho họ thời gian mở cửa hải cảng
nhập khẩu thuốc súng, huấn luyện binh sĩ thì sẽ dễ dàng đàn áp được quân Pháp
với số lượng bộ binh không quá đông. Bên cạnh đó Trung Tướng Hoàng Diệu đang
cấp tốc từ Nam Kỳ ra miền trung để chủ trì đánh Pháp. Cần thời gian để Đại Nam
có thể trù bị lại sách lược là điều cần thiết. Tất nhiên mũi súng của quân Huế
không chỉ chĩa vào quân Pháp, diệt xong Pháp thì đối tượng của họ là ai thì ai
ai cũng hiểu cả.
Ngày 28 tháng 10 phái đoàn hòa giải do Đoàn Hữu Trưng làm chánh sứ, Trương
Đăng Quế làm pho sứ đã nhanh chóng tiếp cận cùng người Pháp để tiến hành đàm
phán một cái gọi là Hòa ước. Vậy là tránh đi tránh lại, né tới né lui thì “Hòa
ước Nhâm Tuất” năm 1862 vẫn xảy ra. Có điểm khác là Hòa ước nhâm tuất trong
Lịch sử ký kết để Chủ quyền trọn ba tỉnh là Biên Hòa, tỉnh Gia Định và tỉnh
Định Tường, cũng như đảo Côn Lôn, do hiệp ước này, được hoàn toàn nhượng cho
hoàng đế nước Pháp. Nhưng lúc này người Pháp rất dễ dãi khi ký hòa ước với
việc thuê nhượng 100 năm Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình và một phần Than Hóa,
tất nhiên tiền thuê không nhắc đến.
Hòa ước được nhanh chóng thông qua đến mức chóng mặt với chỉ trong 2 tuần đàm
phán. Người Pháp cũng không đòi hỏi quá nhiều như trong Hòa ước Nhâm tuất của
lịch sử thật. Trong Hòa ước Nhâm tuất có 18 điều khoản nhưng tựu chung lại có
5 điều khoản chính đó là:
Điều 01: Từ nay về sau, hòa bình sẽ mãi mãi được thiết lập giữa một bên là
Hoàng đế Pháp và Nữ hoàng Tây Ban Nha và một bên là Vua Đại Nam. Tình hữu nghị
toàn diện và lâu bền cũng sẽ được thiết lập giữa thần dân ba nước dù họ ở bất
cứ nơi đâu.
Điều 02 : Thần dân hai nước Pháp và Tây Ban Nha được hành đạo Gia Tô ở vùng
đất mà họ được thuê tại Đại Nam, và bất luận người nước Đại Nam ai muốn theo
đạo Gia Tô, đều sẽ được tự do theo, nhưng những người không muốn theo đạo Gia
Tô thì không được ép họ theo.
Điều 03: Chủ quyền trọn ba tỉnh là Hà Nội, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình,
và một phần Tỉnh Thanh Hóa, ranh giới được tính là Sông Mã phía Nam và sông
Hồng phía Bắc, do hiệp ước này, được hoàn toàn nhượng cho hoàng đế nước Pháp
trong 100 năm.
Điều 04: Người các nước Pháp và Tây Ban Nha được tự do buôn bán tại ba hải
cảng là Tourane (Đà Nẵng), Người nước Đại Nam cũng được tự do buôn bán tại các
hải cảng của nước Pháp và Tây Ban Nha như vậy, nhưng cả hai phải theo thể thức
luật định...
Tất nhiên dù không quá khắt khe như Hòa Ước Nhâm Tuất trong lịch sử nhưng đây
vẫn là mối nhục quốc gia ghê gớm và trọng đại. Nhưng tình thế của Đại Nam lúc
này là đánh không được do vấn đề Vạn Ninh chưa được làm rõ. Mà thuốc súng dự
chữ của quân Đại Nam cũng cạn đến nơi rồi.
Nhưng sự thật thì Huế triều không có biết, quân Pháp cũng ngoài mạnh trong
yếu. Họ sợ Vạn Ninh dồn quân qua sông Hồng đến té đái ra quần. Dự trữ đạn dược
của họ cũng chẳng còn bao nhiêu, khi quần nhau liên tục cùng quân Vạn Ninh tại
Thái Bình, Hưng Yên, sau đó là với quân Huế triều tại Thanh Hóa. Thêm vào đó
chiến hạm của người Pháp sau một thời gian dài không được bảo dưỡng bởi các
bến tàu chất lượng cũng đã xuống cấp nghiêm trọng.
Người Pháp là hit thở không thông rồi. Nhưng trên chiến trường Thanh Hóa họ
vẫn vãi đạn như tát nước vậy để tạo nên giả tượng cho quân Huế. Và hiế triều
đã mắc mưu rồi.
Chính vì lý do này mà người Pháp rất dễ tính ký hòa ước, họ cũng cần thở lắm
chứ. Theo như tính toán thì hòa ước này có lợi hoàn toàn cho Người Pháp đó.
Hai bên cùng muốn hòa để thở, hai bên cùng cần thời gian để lá mặt lá trái nên
họ dễ đi đến thỏa thuận. Tất nhiên quân Pháp không có lợi thế nhiều, họ sợ làm
căng sẽ sinh biến nên không hề có các điều khoản khốn nạn như: Bồi thướng 4
triệu Franc, truyền giáo toàn Đại Nam, Cắt hòa toàn chủ quyền vô thời hạn
chuyển thành thuê mướn, v.v….
Ai cũng đạt được mục đích của mình nên vỗ tay vui vẻ mà giải tán.
Quân Pháp có được hòa ước thì lập tức “ngoan ngoãn” rút về bên kia sông Mã mà
lập phòng tuyến phòng thủ quân Huế. Nhưng họ chỉ để lại có 2 ngàn quân nơi này
mà điều 4 ngàn quân về phòng thủ sông Hồng. Từ điểm này có thể thấy người Pháp
e ngại quân Vạn Ninh ra sao.
Tháng 11 cả Đại Nam bùng cháy với tin tức triều đình “cho thuê” ba tỉnh Bắc
Bộ. Lòng dân căm phẫn sục sôi, các chiến sĩ ngoài xa trường thì khóc dòng quỳ
xuống đấn mà nhìn lên trời cao. Họ chiến đấu vì cái gì, là vì toàn vẹn lãnh
thổ, anh em họ, đồng đội của họ từng người ngã gục tức tưởi mà chết trong
vũng máu hồng để làm gì, lẽ dĩ nhiên không phải để cắt đất. Vì sao máu tươi
người lính phải thấm đẫm từng thước đất Xứ Thanh, dành dật từng thôn xóm, làng
mạc. Không phải vì quyết tâm đánh kẻ thù sao… 3 vạn quân tinh nhuệ, hiện đại
của kinh sư đâu… Họ không hiểu được chiến tranh, trò chơi chính trị, lòng tham
quyền lực, không phải là thứ họ có thể hiểu thấu.
Chuẩn Tướng Tôn Thất Giác khi nghe tin dữ thì rút kiếm tự tử tại đương trường,
anht a cho rằng bởi vì bản thân vô năng nên triều đình mới phải khuất phục.
Nhưng ấm ức nhất đó là lúc này Tôn Thất Cúc đã bắt kịp nhịp độ chiến tranh,
anh ta đã hoàn thiện hơn nhiều trong hai tháng cầm quân thực tế. Quân Đại Nam
lui thật, nhưng một phần cũng là chiến lược của anh ta. Một phần Tôn Tất Cúc
muốn kéo giãn cự ly của đối phương với hậu quân Pháp mà tiến hành đánh du kích
cho hiệu quả. Nhưng trong mắt triều đình đó chính là Tôn Tất Giác đang bị lui.
Dù anh có 10 cái miệng cũng thanh minh không nổi. Đại ca của Tôn Thất Giác là
Tôn Thất Cúc trong triều cũng nói không có lại cho em trai mình.
Cũng may thân binh của Tôn Thất Giác nhanh chóng phản ứng kịp, nhưng kiếp sắc
cũng cứa một đường thật sâu trên cổ vị tướng trẻ này. Tuy không tới động mạch
nhưng vết thương này cũng là máu me chảy dài. Máu chảy như nước mắt, nước mắt
lại màu máu. Vế thương da thịt có thể lành nhưng vết thương lòng thì muôn đời
khó phai. Tôn Thất Giác nản lòng thoái trí cởi quân hàm, bỏ mũ từ quan.
Không chỉ Tôn Thất Giác,binh sĩ Đại Nam tại Thanh Hóa mà cả binh sĩ Vạn Ninh
khi nghe tin đình chiến này cũng như sét đánh ngang tai mà sững sờ. Diêu tiếu
trước mặt sĩ quan, chức sắc mà tức giận rút kiếm chém tung cả xa đồ bố trí
chuẩn bị tấn công qua sông Hồng. Con mẹ nó lúc này đã hòa đàm, tức là quân
Pháp chắc chắn rảnh tay tăng quân sông Hồng, đánh cái rắm nữa. Diêu thiếu định
lấy tính mệnh binh sĩ quyết tâm qua sông để chứng minh lòng trung thành với tổ
quốc, với dân tộc sau đó bỏ đi, liệu lúc này đánh phỏng chừng có thể thành
công? Phỏng chừng có ý nghĩa.
Diêu thiếu ảo não gục đầu ôm trán ngồi xuống ghế:
- Xin lỗi các vị tôi đã thất thố rồi.
Sau đó hắn lại ngẩng mặt lên ý trí kiên quyết hơn bao giờ hết:
- Kệ mẹ cái hòa ước chết tiệt ấy. Một Ngày quân Pháp không rời khỏi Đại Nam
một ngày Diêu tôi ngủ không ngon giấc. Phải đánh… điều thêm quân từ Thái
Nguyên xuống, chuyển binh từ Cẩm Phả qua. Phải qua sông phải diệt sạch quân
thù.
Diêu thiếu điên cuồng rồi. Các sĩ quan Vạn Ninh cũng điên cuồng theo, quân
nhân như họ không sợ chết, chỉ sợ chết nhục nhã, chết không xứng đáng mà thôi.
Nhưng lúc này một người thanh niên mặc quan phục bước ra hét lớn:
- Đại soái không thể đánh………
Người nói chuyện là con trai của Phạm Phú Thứ tên là Phạm Phú Thái. Anh đã đến
đây du học từ những khóa đầu tiên, khoảng thời gian Phạm Phú Thái sinh hoạt,
học tập cùng lao động bên cha con Trần gia đã có được 3 năm rồi. Giờ đây anh
là một trong những quan hành chính thuộc hàng cao nhất tại Quảng Yên. Anh ta
chính là Bố Tránh ty lo về công tác dân chính của Quảng Yên. Hay nói một cách
khác thằng cha này chính là chủ tịch tỉnh Quảng Yên chuyên lo mặt hành chính.
Tất cả mọi người đang sục rôi ý trí chiến đấu thì bị dội một gáo nước lạnh từ
đầu đến chân. Diêu thiếu mày kiếm dựng ngược mà quát
- Phú Thái, anh nói cái gì? Có tin là tôi chém anh ngay tại trận vì tội làm
rối loạn lòng quân không.
Nhưng Phạm Phú Thái không sợ, anh ta quỳ luôn xuống đất mà hành đại lễ không
hề có dạng ở Vạn Ninh.
- Xin Đại Soái nghĩ lại… Không nên đánh…
Anh ta nói từng chữ tứng chứ rõ ràng, thanh âm như gào lên bạt hết tiếng các
sĩ quan đang rì rầm. Không chỉ có thể, một loạt quan hành chính của Quảng Yên,
Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng yên đều quỳ xuống mà gào lớn:
- Xin Đại Soái nghĩ lại… Không nên đánh….