Gió Lửa Nổi Chiêm Thành.


Người đăng: hoanglvn

Kể từ khi xuyên đến thế giới này, Trần Vũ đã nghiên cứu rất kỉ về quân đội
Nhà Trần, cũng tương tự như các quốc gia bấy giờ . Nhà Trần gồm bộ binh, kỵ
binh, thủy quân v..v, hơn nửa quân đội nổi tiếng thiện chiến, tuy đã qua
thời chiến tranh vài chục năm, nhưng tố chất vẫn còn đó . Trong đó nổi bật
nhất phải kể đến tượng binh – lấy voi làm vật cưởi, và thủy quân vô cùng
thiện chiến . Mà bằng chứng là 3 trận đánh với quân Mông – Nguyên, mông cổ
thiết kỵ cũng phải nuốt hận trước bộ binh, tượng binh, kỵ binh của quân ta.
Về Thủy quân thì càng không phải nói, trận Bạch Đằng chính là chứng cứ không
thể nào chối cải, có thể nói là đánh một trận định giang sơn.

Tuy nhiên, nếu muốn mở rộng đất đai, nhất là về phía Bắc, thì Kỵ binh –
Thiết kỵ là không thể thiếu, đáng tiếc Nhà Trần còn chưa chú trọng lắm về
việc nuôi – lai giống ngựa . Kể từ khi thu phục các thế lực ở Vùng Thiên Hưng
, Trần Vũ đã phát hiện khá nhiều vùng cao nguyên thích hợp để làm trang trại
ngựa, mà trong đó nổi tiếng nhất là cao nguyên Đồng Văn – sát biên giới phía
Bắc ( tỉnh Hà Giang sau này ) . Hơn nửa gần đó còn có các vùng đóng binh trọng
điểm, rất thích hợp cho việc nuôi ngựa . Có thể nói, xây dựng một đội quân
thiết kỵ đã bước ra bước đầu tiên.

Nhà Trần đương thời, có ba vị truyền kỳ sống, và danh tiếng của 3 người đó
vẫn còn vang mãi cho đến ngày sau, đó là : Chu Văn An – Văn Trịnh Công, Mạc
Đĩnh Chi – Tả Bộc Xa Hầu Tước và Trương Hán Siêu – Thái Phó, ba người đều
hiền nhân đương thời, được lịch sử ghi nhận đã có nhiều đóng góp cho sự phát
triền của Nhà Trần . Trong đó, thì Chu Văn An hiện đang đảm nhiệm tại Quốc Tử
Giám – đồng thời là sư phó của Trần Vũ, có quan hệ mật thiết đối với hắn ,
còn hai người kia đều là quan lớn trong triều.

Ngày mùa xuân mưa rơi rã rích ,trong đình ngự ở Quốc Tử Giám, một ấm trà bốc
khói nghi ngút, một bàn cờ và hai người 1 trẻ - 1 già đang trò chuyện vui vẻ
.

Không ai khác chính là Trần Vũ và Chu Văn An . Nhìn vào bàn cờ đang đánh ,
Trần Vũ không khỏi do dự bất định, rồi thở dài bỏ quân cờ xuống và nói :

- “ Lão sư, kỳ nghệ của ngài lại tăng lên rồi, học sinh bái phục ah “

- “ Già rồi, sống càng lâu nên đánh tốt hơn chút thôi . Vương gia ngài cũng
tiến bộ không kém . Ở tuổi của ngài như vậy là xuất sắc rồi “ . Chu Văn An nở
nụ cười vuốt râu . Trần Vũ nhìn người thầy của mình quý trọng nhất, trầm ngâm
rồi nói :

- “ Lão sư, có lẻ ta phải đi rồi . Nam nhi ở trên đời nên kiến công lập
nghiệp, đánh ra một mảnh thái bình thịnh thế, như vậy mới không uổng công
bấy lâu nay ngài dạy ta “

Chu Văn An nhấc ly trà, nhấp khẻ rồi thở dài nhìn Trần Vũ nói :

- “ Ta dạy con từ lúc con 4 tuổi, đến nay cũng đã được 8 năm . Tài hoa của
con ta rõ hơn ai hết, tiềm long tại uyên a, chỉ cần gặp gió ắt sẽ bay lên cửu
thiên . Ta thấy trong mắt con tràn đầy tham vọng, nhưng lại không có ham muốn
quyền thế- giàu sang, thật đáng vui mà lại đáng tiếc . “

- “ Lão sư, mỗi người có chí riêng, chí con không có ở đây . Con đã xin
phép được hoàng huynh và phụ hoàng, ngày mai sẽ bắt đầu vào quân đội . Ngài
có đoán được mục đích lần này của con là gì không ? “.Trần Vũ nở nụ cười ,
mong chờ nhìn Chu Văn An.
- “ Chiêm Thành !! “ . Ông giáo già lạnh nhạt nhìn hắn và nói

Trần Vũ cười cười, tựa như biết trước câu trả lời, than thở :

- “ Lão sư đại tài, đời này chắc chỉ có lão sư là hiểu rỏ ta nhất “

- “ Haha, lão phu thì có tài cán gì, hiện nay phương bắc loạn lạc, nước ta
chỉ có thể đủ bảo vệ tự thân . Nếu con muốn xây công lập nghiệp vậy thì chỉ
còn đi về phía Nam . Mấy chục năm trước, sau khi Chế Mân chết, Anh Tông bí
mật đón Huyền Trân công chúa về, thì Chiêm Thành không lúc nào không gây rối
, gây chiến với chúng ta nhằm đòi lại hai châu Thuận châu và Hóa châu, đáng
tiếc nước ta có tâm vô lực . Lần này con đi hi vọng sẽ thay đổi được cục diện
.”

- “ Lão sư ngài yên tâm, Vũ nhất định không khiến ngài thất vọng “

Hai ngày sau, triều dã chấn động, Trần Vũ vương gia xin phép Hoàng thượng
vào trong quân lịch lãm và đã được Hiến Tông chấp nhận . Hơn nửa còn điều 1
vạn tân binh vào dưới trướng Vũ vương gia . Người tinh minh đều cảm thấy, mưa
gió ắt muốn tới.

Quả nhiên 3 năm sau đó, Trần Vũ không ngừng đi về phía Nam, trên đường vừa
huấn luyện binh sĩ, vừa đánh dẹp các lộ sơn tặc, phản quân hay quan lại sâu
mọt . Gây ra được danh tiếng to lớn trong triều đình và người dân . Quân đội
dưới trướng Trần Vũ càng nổi tiếng thiện chiến, được nhiều người đánh giá là
có thể tái hiện là Quốc công – Trần Quốc Tuấn năm nào, quân số dưới trướng
Trần Vũ đã lên tới 2 vạn, trong đó 5000 thiết kỵ- được đặt tên là Long Kỵ
càng là tinh nhuệ trong tinh nhuệ, đều được bồi dưỡng đặc biệt theo chiến
pháp của Vu tộc, hãn dũng không sợ, người người đều có thể so với tam lưu
cao thủ của Trung Nguyên, 1 vạn bộ binh và 5000 xạ thủ . Có thể nói, chỉ vòng
3 năm, Trần Vũ đã quét sạch mọi yếu tố bất an của Nhà Trần ở phía Nam.

Kể từ một năm trước đến đóng ở Vùng Thuận Hóa, tiếp giáp với Chiêm Thành .
Trần Vũ bắt đầu ra lện xây dựng căn cứ, làng chài và thứ không thể thiếu là
cảng biển . Vùng Thuận Hóa ( Thừa Thiên Huế - Quảng Trị sau này ) nổi tiếng
với các đặc sản, thổ cẩm rừng núi hơn nửa các dân tộc và người Kinh sống tại
đó đều được Trần Vũ truyền cho cách thêu dệt mới, đồng thời lợi dụng biển để
sản xuất muối trắng . Muối trắng do Trần Vũ “ phát minh “ đã gây chấn động
không hề nhỏ trong một thời gian, thậm chí triều đình còn hỏa tốc triệu tập
Trần Vũ quay về . Bởi lẻ muối trắng là ngành kinh tế bạo lợi, chỉ cần vận
dụng thích đáng thì sẽ mang về cho nhà Trần một đống tài phù từ các nước xung
quanh . Trần Vũ thông qua đó mà chiếm không ít tiện nghi về cho mình, được
nhà vua tăng thêm binh lính, thậm chí ban luôn vùng Thuận Hóa cho Trần Vũ.

Muối trắng không chỉ buôn bán lan rộng sang Chiêm Thành, Khmer mà thậm chí
Triều Tiên hay Xiêm, Ấn độ đều xuất hiện để buôn bán . Kéo theo đó là một
loạt phát triển về kinh tế vùng Thuận Hóa, mà trung tâm của nó chính là vùng
đất thành phố Huế sau này . Trần Vũ biết đây là vùng đất lành, nên xây dựng
thành trấn và cảng biện ở đây, đặt tên là Phú Xuân.

Muối làm ăn hồng hỏa khiến vua Chiêm Thành là Chế Đà A Bà nóng mắt, Chế Đà A
Bà và Chế Chỉ vốn là con của Chế Mân . Năm đó Chế Mân chết, Huyền Trân công
chúa được vua Anh Tông bí mật cứu về, Chê Chỉ lên làm vua và đòi nhà Trần lại
hai châu mà Chế Mân cho đại Việt, đáng tiếc bị quân đội nhà Trần đánh bại và
giết . Chế Đà A Bà được chỉ định lên thay, tuy nhiên hắn ta không hề lấy làm
mừng, mà ngược lại còn coi đây là sự sỉ nhục, món nợ của anh và cha hắn càng
khiến hắn căm hận Đại Việt . Mấy năm nay không lúc nào là không cướp bóc, gây
chiến ở vùng biên giới Thuận Hóa . Đang tiếc quân đội nhà Trần phân bố ở đây
quá ít nên không thể đánh dẹp được.

Bây giờ có muối trắng càng làm hắn muốn chiếm lại Thuận Hóa hơn bao giờ hết ,
đáng tiếc mấy lần sang cướp bóc đều bị Trần Vũ đại bại mà về, Chế Đà A Bà
nhiều lần ngỏ ý muốn thông thương, đáng tiếc còn bị Trần Vũ cự tuyệt, thậm
chí là cười vào mặt càng khiến hắn điên tiếc.

Hoàng cung Chiêm Thành, các vũ công Chăm Pha đang múa từng làn điệu uyển
chuyển, thì bổng dưng một tiếng “ Xoảng !! “ . Chế Đà A Bà sau khi nghe thân
cận báo lại việc Trần Vũ chế nhạo hắn thì càng tức điên, hắn ném mạnh bát
rượu xuống đất và hét lên giận dử :

- “ Trần Vũ tiểu nhi, khinh ta quá đáng . Mày đã muốn chết thì đừng trách ta
độc ác, cho dù là Vua Trần cũng không cứu được ngươi . Truyền lệnh xuống ,
đêm nay tập kết, đánh bất ngờ doanh trại của Trần Vũ “

- “ Dạ thưa bệ hạ “ . Tên cận vệ lui xuống, trong ánh mắt nhìn Chế Đà A Bà
không khỏi lóe lên vẻ khinh thường lạnh lùng.

Doanh trại nhà Trần, các tướng lãnh dưới trướng Trần Vũ đang tụ tập lại nhìn
sa bàn địa hình Thuận Hóa . Một tên tướng lãnh thưa với Trần Vũ :

- “ Đại nhân, cá đã mắc câu . Theo tin thám báo, tối nay Chế Đà A Bà sẽ
đánh bất ngờ “

- “ Rất tốt, ta chờ ngày này lâu rồi “ . Trần Vũ cười lạnh lùng . Một tướng
lãnh bên cạnh không khỏi lên tiếng :

- “ Vương gia, tên Chế Đà A Bà này ngông cuồng như vậy, sao người không
khỏi cho người ám sát hắn, quân ta cao thủ đâu phải ít “ . Trần Vũ cười cười
nhìn vị tướng lãnh này, sau đó ngó người đối diện lên tiếng : “ Băng Hồ ,
giải thích cho câu ta nghe đi “

Đối diện Trần Vũ là một chàng thanh niên khoảng 20 tuổi, khuôn mặt như quan
ngọc, đích thị là soái ca thời hiện đại, trên mặt luôn nổi nụ cười nhẹ trí
tuệ . Anh ta nhìn vị tướng lãnh kia rồi nói :

- “ Theo thần nghĩ, ám sát tuy đở tốn công sức chúng ta, nhưng về lâu về
dài thì chỉ giải quyết được trước mặt . Nạn giặc Chiêm Thành, muốn giải quyết
triệt để, chỉ có cách đánh tan nước Chiêm Thành . Ám sát không những không
hợp quy cũ, dể bị người ta để ý phát hiện . Hơn nửa không có Chế Đà A Bà cũng
có Chế khác, vì thế chi bằng dụ rắn ra khỏi hang, để hắn tấn công ta trước ,
sau đó ta lấy đại nghĩa phản kích, tiêu diệt triệt để Chế Đà A Bà và quân đội
của hắn, đẩy lui Chiêm Thành về phía Nam thì mới gọi là thượng sách . “

Trần Vũ vỗ tay cười to nói :

- “ Nguyên Đán nói phải hợp lòng ta . Haha “ . Đúng vậy, vị thanh niên này
hiệu là Băng Hồ, nhưng có một cái tên rất là quen thuộc trong lịch sử đó là
Trần Nguyên Đán, hậu duệ của Trần Quang Khải . Trần Vũ nhìn các tướng lãnh và
nói :

- “ Đêm nay tạm thời án binh bất động, di tản người dân và quân lính, khi
quân Chiêm tới cứ để chúng đốt, giết . Chúng ta giả vờ vừa đánh vừa chạy ,
tên Chế Đà A Bà này rất xảo quyệt, hơn nửa trời lại tối, bọn chúng lại thông
thạo địa hình hơn chúng ta. Nếu phục kích thất bại thì khó có cơ hội lần sau.
Cứ để chúng đánh, ta vừa lui vừa dụ chúng vào vùng đèo núi, sơn cốc, sau đó
tạo thế bao vây đánh chặn, như vậy mới có thể chắc giết được Chế Đà A Bà . “

- “ Tuân mệnh vương gia “ . Các tướng lãnh đồng thanh hô. Trần Vũ ánh nhìn về
phía hoàng cung Chiêm Thành, ánh mặt lạnh lùng thầm thì : “ Chế Đà A Bà, giờ
chết của người tới rồi “

p/s: Các bạn thấy truyện hay hãy vote 5 sao và quăng phiếu cho em ^^~ . Rất
mong sự góp ý ở các bạn để viết tốt hơn.


Vu Hành Thiên Hạ - Chương #8