Tập Võ Cực Khó.


Người đăng: thanhnienngheo

Thực ra nếu chỉ đến bốc vác bình thường thì cũng không mệt đến nỗi làm một
thằng suốt ngày bị bắt nạt như Quang giám bật lại Đức.

Nhưng rõ ràng Quang đến đây không phải để làm những việc này mà Đức cũng không
cần cậu làm những việc đấy, nên khi giao việc cho Quang Đức luôn đứng bên cạnh
để chỉnh sửa lại động tác cho cậu.

Làm như vậy tuy sẽ vất hơn nhưng bù lại có thể giúp Quang rèn luyện cơ thể tốt
hơn với lại có Đức ở bên cạnh uốn nắn thì cũng không phải lo về việc chấn
thương.

Vậy nên phải ăn nhiều mới có sức mà tập tiếp.

Đừng có nghĩ thế là vất, Đức dậy võ cho Quang không phải dậy theo kiểu ở cung
văn hoá thiếu nhi cho bọn trẻ nghé nó tập, cái đấy nó không phải là võ nữa rồi
mà gọi là thể thao.

Phải biết ngày xưa tập võ thuật thì phải tập công phu mới có lòng tự tin và
mới đạt được hiệu quả thực dụng trong thi đấu, chiến đấu. Tuy nhiên luyện tập
võ cổ truyền Việt Nam không chế tác dụng cụ cầu kỳ, không ràng buộc thời gian,
địa hình, địa thế khắc khe, ở đâu cũng tập được, lúc nào cũng tập được, miễn
sao có điều kiện tập trung ý chí.

Từ thời xa xưa, quan hệ thầy – trò trong các lò Võ ta còn gọi là Võ cổ truyền
dân tộc và ngày nay là Võ cổ truyền Việt Nam, mặc nhiên được xem gần như quan
hệ cha – con. Sân tập có thể là một bãi cỏ, sân đình, bờ sông… hoặc một mảnh
vườn nhà thầy. Thầy “nhắm” tướng, xét tính tình và đoán hậu vận của từng người
học trò mà dạy. Vì thế, cùng học một thầy nhưng mỗi người học trò được thọ
truyền những môn học khác nhau: Quyền cước, Binh khí, Huyệt đạo, Y lý, Tướng
số…

Nhưng dù học môn nào người học trò cũng phải trải qua một thời gian được thử
thách bằng các hình thức như: Cày ruộng, gánh nước, giã gạo, xay lúa, đốn cây,
mót củi… có khi kéo dài hằng năm trời hoặc lâu hơn trước khi được thầy dạy võ
thuật. Sự thử thách đó nhằm làm bộc lộ tính cách, ý chí, lòng trung thành của
người học trò đồng thời cũng để cho người học trò được tu dưỡng “tâm bền, chí
quyết”. Ngoài những mục đích đó, các công việc lao động mà người học trò phải
làm trong thời gian thử thách cũng chính là những bài tập rèn luyện sức mạnh
theo quan điểm “Học võ công trước hết phải tập võ lực”. Những công việc ấy đòi
hỏi sự vận dụng sức lực và phải gắng sức, kiên trì trong một quãng thời gian
rất dài nên thường được gọi là “Công phu”.

Khi đã được thầy chính thức truyền dạy võ công thì người học trò được tập
những bài tập công phu có bài bản hơn. Những bài tập thường thấy tập trung vào
một số mục đích nhất định:

1. Để rèn luyện sức bền bĩ, chịu đựng của từng bộ phận cơ thể, có những cách
tập như:

– Dùng các ngón tay quắp lại bấu chặc miệng chiếc hũ đựng đầy nước rồi nâng
lên, để xuống nhiều lần cho đến khi các ngón tay căng cứng không còn nâng
chiếc hũ nước lên được nữa.

– Hai tay xách hay túi vải lớn đựng cát, sạn rồi đi và chạy ngược lên dốc,
xuống dốc cho đến khi đôi chân mỏi không còn đi được nữa,

– Dùng búa gỗ đập vào ngực, bụng, lưng, tay, chân, từ nhẹ đến mạnh dần theo
thời gian kéo dài từ một đến ba năm,

– Dùng đũa dài bằng tre, mây cột lại thành bó, đập vào cẳng chân, cẳng tay…

2. Để rèn luyện sức mạnh của tay, chân, có một số cách tập như:

– Trụ tấn thấp, vừa lắc hai bàn chân vừa trì xuống cho hai bàn chân lún sâu
dần xuống nền đất thịt cho đến khi tàn cây hương,

– Trụ tấn thấp, khắc phần cẳng tay và cẳng chân vào cẳng tay và cẳng chân của
bạn đồng môn. Lâu ngày về sau thì mỗi người tự khắc cẳng tay, cẳng chân của
mình vào thân cây tre, cây chuối,

– Đấm và đá vào thân cây chuối . Lâu ngày về sau, đấm và đá vào thân cổ thụ có
lớp da dày, cứng, sù sì,

– Cõng những bao gạo, những bó củi nặng trên vai, chạy trên đoạn đường dài lởm
chởm sỏi, đá,

– Mang những vật nặng trên lưng, bò bằng hai bàn tay và hai bàn chân trên
những đoạn đường dài ngược dốc…

3. Để rèn luyện kỹ năng nhảy cao vượt qua những chướng ngại vật:

– Đào những chiếc hố tròn, đứng từ dưới nhảy lên, càng ngày càng đào hố sâu
dần,

– Chạy nhanh trên cát kết hợp với thóp bụng dưới. Càng về sau, dấu chân trên
cát mờ dần thì thân đã nhẹ đi rất nhiều và độ cao đạt được sẽ cao hơn trước,

4. Để rèn luyện sức công phá khi dùng các loại binh khí, người ta cầm những
cây gậy tầm vông, thanh sắt bằng hai tay hoặc một tay, đánh mạnh và liên tục
vào các gốc tre, trụ sắt cho đến khi mình mẩy thấm đẫm mồ hôi.

…..

Nếu kể ra thì không thể nêu lên đầy đủ các cách tập công phu võ cổ truyền của
người xưa vì mỗi vùng, miền, mỗi lò võ, mỗi thầy có sự nghiên cứu, sáng tạo
riêng phù hợp với những điều kiện về địa hình, địa thế, bối cảnh lịch sử, điều
kiện xã hội, yếu tố thiên nhiên đặc thù mà các thầy và học trò của các thầy
đang có.

Để hỗ trợ cho việc tập công phu có kết quả, người xưa thường dùng hai loại
thuốc:

– “Thuốc xoa” trước và sau khi tập, được giầm với rượu hoặc với giấm để xoa
bóp bên ngoài các bộ phận cơ thể chịu sự va đập trong khi rèn luyện. Có loại
thuốc được hâm nóng lên khi cần dùng. Có loại thuốc không cần hâm nóng nhưng
phải chà xát vùng chịu va đập nóng lên trước khi tẩm thuốc. Cũng có những loại
thuốc đựng trong hủ, người tập ngâm tay, chân vào trước và sau khi tập.

– “Thuốc uống” được sử dụng khi tập một số bài tập có sự va đập vào đầu, ngực,
lưng, bụng. Những thang thuốc này có những vị thuốc làm thông khí, hoạt huyết,
làm tan máu ứ và cũng có những vị thuốc tăng cường sức lực để người tập khỏi
bị cảm cúm làm gián đoạn việc tập.

Ngoài việc dùng thuốc theo dược thang như trên, các thầy còn khuyên học trò
dùng “ngoại khoa” bằng cách ăn đường bát và uống nhiều nước lạnh (nước lã) sau
khi tập công phu. Đường bát là đường đen được nấu từ cây mía và đổ vào bát
(tô), khi đường nguội thì trút ra khỏi bát, trở thành những chiếc bánh cứng
bằng đường. Các thầy giải thích: Ăn đường đen sau khi tập công phu và lúc bị
nội thương sẽ tống được máu bầm ra khỏi cơ thể bằng đường bài tiết. Nếu để máu
bầm ứ đọng trong cơ thể lâu ngày sẽ có hại.

Thời gian tập buổi sáng thường bắt đầu vào giờ Mẹo (5-6 giờ) cho đến khi mặt
trời lên khỏi ngọn tre. Buổi chiều bắt đầu sau khi mặt trời ngã hẳn về hướng
Tây. Tuy nhiên cũng vẫn có thể tập bất cứ lúc nào trong ngày.

Phải ghi nhận một điều rằng, ngày xưa võ Cổ truyền Việt Nam của chúng ta có
cách tập công phu đơn giản hơn lối tập của võ Cổ truyền Trung quốc rất nhiều:
Không chế tác dụng cụ cầu kỳ, không ràng buộc thời gian, địa hình, địa thế
khắc khe, ở đâu cũng tập được, lúc nào cũng tập được, miễn sao có điều kiện
tập trung ý chí là được. Tập như thế mà hiệu quả rất cao, nhiều người đạt mức
độ thành công rất phi thường. Có những người vật ngã trâu, giết được hổ, nhổ
cả gốc tre già, ôm những chiếc cối đá lớn, những chiếc đỉnh bằng đồng nặng
hai, ba trăm kí lô đi hằng trăm mét.

Tất nhiên Đức cũng không thể nào rèn luyện cho Quang theo kiểu như vậy được.

Cái chính là thời buổi bây giờ không có mấy ai có nhiều thời gian như vậy để
tập luyện. Nên Đức cũng chỉ có thể rèn luyện cho Quang theo cách này. Cũng
phải tầm nửa tháng tập võ lực thì Đức mới bắt đầu dạy chiêu thức cho Quang
được.

Nhưng được cái người bây giờ nhìn thì to cao hơn người ngày xưa nhưng chắc gì
đã khoẻ mạnh bằng.

Không tin thì thử vào bệnh viện mà khám thử, không khám thì không biết khám
cái ra cả đống bệnh.

Người xưa tuy sống vất vả hơn bây giờ nhưng bù lại việc luôn lao động và sống
trong bầu không khí trong lành khiến họ có một thân thể khoẻ mạnh hơn.

Các miếng võ mà Đức định sẽ dạy cho Quang là võ cổ truyền nguyên bản không
giống các bài võ bị các võ sư giấu miếng rồi cho suất bản ra thị trường, nên
lực sát thương chắc chắn sẽ cực mạnh, dù sao đây cung là bộ võ chấn môn của
một môn phái.

Nên chắc so sánh tỉ lệ mặt bằng chung cũng không kém ngày xưa là bao.


Vợ Ơi !Anh Về Rồi. - Chương #15