Vĩnh Đấu - Vĩnh An


Người đăng: ruamichael

Vĩnh Đấu Đại Lục
Nếu xét về thực lực tổng quan thì không thể nghi ngờ rằng nhân tộc chính là
chủng tộc thống trị hầu hết đại lục này. Xét về tỉ lệ cường giả thì tỉ lệ xuất
hiện cường giả của nhân tộc ít đến thảm thương, hàng vạn người mới xuất ra
được 1 người có thiên phú tu luyện, hàng vạn kẻ tu luyện mới có thể xuất hiện
một cường giả đỉnh cấp. Thế nhưng xét về số lượng cường giả đỉnh cấp thì loài
người lại không thua kém bất kỉ chủng tộc nào nếu không muốn nói là vượt trội
hơn rất nhiều. Vì lẽ đơn giản, số lượng nhân tộc chiếm tuyệt đại đa số sinh
mệnh trên Vĩnh Đấu Đai Lục.

Ngoại trừ yêu thú thường xuyên phát ra giao tranh với nhân tộc ở quy mô nhỏ và
vừa vì lợi ích cá nhân thì các chủng tộc cường đại khác đều giới hạn hoạt động
trong lãnh địa cá nhân của mình.

Hải Tộc yêu thú chiếm cứ Vô Biên Hải, là đại dương duy nhất phía đông Vĩnh Đấu
Đại Lục. Không ai biết điểm kết thúc của Vô Biên Hải là gì ngay cả những Hải
Yêu hùng mạnh nhất. Càng rời xa bờ lục địa thì số lượng Hải Yêu càng thưa thớt
nhưng thực lực càng khủng bố. Tương truyền ở sâu trong Vô Biên Hải là nơi ở
của những tồn tại trong truyền thuyết có thể huỷ thiên diệt địa. Được xưng là
Đệ nhất tuyệt địa.

Long Tộc chiếm cứ Vạn Long Thánh Sơn, dãy núi phía tây đại lục, cũng là biên
giới phía tây của Vĩnh Đấu Đại Lục. Đi qua Vạn Long Thánh Sơn là mênh mang Hắc
Chướng Vụ vô cùng vô tận. Không ai biết sâu bên trong Hắc Chướng Vụ là gì, bởi
Hắc Chướng Vụ từ khi hình thành đến nay chưa từng tan đi. Không biết bao nhiêu
cường giả đỉnh cấp đã đi vào, nhưng chưa từng có một người đi ra. Hắc Chướng
Vụ là đệ nhị tuyệt địa. Như vậy cũng có thể nói Long Tộc trấn giữ phía Tây của
đại lục

Phía Nam đại lục là Cốt Mạc, sa mạc vô tận. Cũng như Vô Biên Hải và Hắc Chướng
Vụ, chưa ai khám phá hết được Cốt Mạc. Bởi vì tồn tại ở cốt mạc chính là Bất
Tử Tộc, có câu nói "Chân đạp Cốt Mạc, Bất Tử thiên địch" cũng bởi vì đặc tính
kỳ lạ của Bất Tử Tộc. Bất cứ ai đặt chân lên Cốt Mạc thì đều trở thành kẻ thù
của Bất Tử Tộc, không chết không thôi. Những kẻ nằm xuống trên Cốt Mạc đều sẽ
trở thành một thành viên của Bất Tử Tộc, được ban cho tấm thân bất tử kèm lời
nguyền vĩnh viễn không được rời khỏi Cốt Mạc. Đây là Tuyệt địa thứ ba.

Phía Bắc đại lục là tuyệt địa thứ 4, không có chủng tộc cường đại trấn giữ.
Phía Bắc của Vĩnh Đấu Đại Lục chỉ đơn giản là một dải không gian liệt phùng
hỗn độn kéo dài cho hết biên giới phía Bắc. Cũng may là là dải không gian liệt
phùng này từ khi hình thành đại lục tới nay chỉ ổn định ở đó chứ ko xuất hiện
biến động nào.

Các chủng tộc khác long ngư hỗn tạp đều sinh tồn ở vùng trong của Đại Lục.
Tính ra Vĩnh Đấu Đại Lục là một đại lục bị bao vây tứ phía. Thế nhưng chẳng ai
có cảm giác bị bao vây, bởi vì diện tích khổng lồ của nó đã quá thừa để dung
nạp các chủng tộc đồng thời sinh sống. Đó là còn chưa kể đến vô số các vùng
đất chưa từng được khám phá bên trong đại lục. Nhà rộng quản không hết ai đi
quan tâm tới cái hàng rào. Vì vậy từ xưa đến nay mọi chủng tộc đều chỉ quan
tâm tới nội tình bên trong đại lục chứ chưa ai đánh chủ ý thoát ly.

Các Tộc đều khá kiềm chế trong việc phát sinh xung đột. Trong các chủng tôc
tồn tại thì Yêu thú và Nhân Tộc thường xuyên phát sinh xung đột, nhưng chỉ
trên quy mô vừa và nhỏ. Yêu thú phân bố rải rác khắp các rừng rậm và sơn mạch
trên đại lục, mạnh có yếu có nhưng lực lượng yêu thú cường đại nhất bao gồm
Thú Vương - Vua của muôn thú đều tập trung ở Hồng Hoang Sâm Lâm ngay vùng
trung tâm đại lục.

Hồng Hoang Sâm Lâm được coi là cấm địa của yêu tộc, dù mức độ hung hiểm chưa
thể so với tứ đại tuyệt địa kia, nhưng cũng không kém là bao. Dù sao thì vẫn
có những cường giả của các tộc khác thường xuyên đi vào Hồng Hoang Sâm Lâm để
săn giết yêu thú tăng cường sức mạnh cho mình. Nhưng cũng chẳng có mấy người
có bản lĩnh đi vào tới khu vực trung tâm. Vì vậy Hồng Hoang Sâm Lâm vẫn là một
nơi bí hiểm mà nhân tộc không có cơ hội khám phá.

Xét về mức độ khốc liệt và thường xuyên gia tranh nhất lại thuộc về nội bộ
Nhân Tộc. Nhân Tộc được chia làm ba đế quốc cùng 96 công quốc trực thuộc
thường xuyên dấy lên chiến hoả vì lợi ích riêng. Chưa kể đến hàng trăm tông
môn lớn nhỏ của các môn phái tu luyện thường xuyên vì thiên tài địa bảo hay ân
oán cá nhân phát động chiến tranh. Nhân tộc, đông nhất, hùng mạnh nhất, nhưng
cũng rời rạc và mất đoàn kết nhất.

Chính điều đó làm nên sự cân bằng cho Vĩnh Đấu Đại Lục. Vĩnh Đấu, như cái tên
của nó. Chiến Đấu không ngừng nghỉ.

Thực lực, đó là thứ duy nhất có thể lên tiếng ở Vĩnh Đấu Đại Lục. Người tu
luyện ở đây có thể đơn giản chia làm hai kiểu tu luyện. Thể Luyện và Linh
Luyện.

Thể luyện là hình thức phổ thông nhất, có đông người tu luyện nhất nhưng đỉnh
cao đạt đến cũng là khó khăn nhất. Đó là sự kết hợp của việc rèn luyện thể
chất và hấp thu sử dụng cửu hệ nguyên tố: Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ - Phong
- Lôi - Quang - Ám. Dù rất nhiều công pháp khác nhau nhưng phương thức chung
vẫn là rèn luyện thân thể để hấp thu năng lượng nguyên tố. Thân thể càng mạnh,
hấp thu năng lượng nguyên tố càng nhiều, chiến lực bộc lộ càng dũng mãnh.

Thể luyện chia làm 6 tầng 36 cấp: Cấp 1 đến 6 phong hiệu Chiến Đồ - Cấp 6 đến
12 phong hiệu Chiến Giả - Cấp 12 đến 18 phong hiệu Chiến Sư - Cấp 18 đến 24
phong hiệu Chiến Tôn - Cấp 24 đến 30 phong hiệu Chiến Vương - Cấp 30 đến 36
phong hiệu Chiến Đế. Ngoài cấp 36 là những tồn tại đỉnh cấp Chiến Thần, ở cấp
bậc này không còn giới hạn 6 cấp một tầng nữa mà dựa trên khả năng hấp thụ
nguyên tố và lĩnh ngộ kỹ năng chiến đấu mà trực tiếp phân chia từ Nhất Tinh
đến Thập Tinh. Là một Thể Luyện Giả, ba yêu tố quan trọng đều phải có là tố
chất thân thể, tinh thần tu luyện và ngộ tính đối với nguyên tố, thiếu một cái
cũng không thành.

Khác với Thể luyện là con đường nhiều người đi nhưng khó đạt đỉnh cao. Linh
Luyện lại là một con đường bằng phẳng dễ dàng, điều kiện tiên quyết của Linh
Luyện Giả chỉ có một: thiên phú. Thiên phú là gì? Là những thứ trời ân sủng
ngay từ khi sinh ra, có cố gắng đến mấy, nỗ lực đến mấy cũng không đạt được,
cụ thể hơn là khả năng khống chế và tích tụ năng lượng tuần hoàn trong kinh
mạch để chuyển hoá thành năng lượng nguyên tố phù hợp. Chứ không phải dùng
thân thể hấp thu năng lượng như Thể Luyện. Thiên phú đó gọi là kỳ kinh bát
mạch.

Lấy ví dụ đơn giản, một Thể Luyện Giả Hoả hệ có thể tích tụ Hoả nguyên tố lên
đôi tay, từ đó mà xuất quyền đánh trúng đối thủ để bộc phát sực mạnh của hoả
hệ. Cần phải có kĩ năng cận chiến, tốc độ, tố chất thân thể phù hợp mới bộc
phát được sức mạnh của mình. Còn một Linh Luyện Thể Hoả hệ, chỉ đơn giản đứng
một chỗ, bộc phát sức mình chuyển hoá năng lượng từ kinh mạch thành một luồng
hoả diễm dài hàng chục trượng công kích từ xa. Mạnh yếu hẳn rất dễ dàng phân
biệt.

Như vậy không hẳn Linh Luyện Giả chiếm ưu thế tuyệt đối, bởi đa số Linh Luyện
Giả đều ít chú trọng luyện thể nên khi bị cận chiến áp sát, ưu thế của họ trở
thành khuyết điểm trí mạng. Nhưng đa số đồng cấp thì Linh Luyện Giả chiếm ưu
thế.

Linh Luyện giả phân cấp dựa theo Linh Ấn trong tinh thần hải. Một linh ấn là
Linh Đồ - Hai linh ấn là Linh Giả - Ba linh ấn là Linh Sư - Bốn linh ấn là
Linh Tôn - Năm linh ấn là Linh Vương - Sáu linh ấn là Linh Đế - Qua Linh Đế
việc tăng linh ấn cực kỳ khó khăn, cấp bậc Linh Thần được coi là cường giả
đỉnh cấp hiện tại trên Vĩnh Đấu Đại Lục, chiến lực bỏ xa cấp bậc Chiến Thần
bình thường. Đó là chưa kể đến trang bị phụ trợ. Vì vậy có thể nói Luyện Linh
Giả được ưu đãi từ chính ông trời.

Hàng năm các học viện, các môn phái đều có các cuộc sát hạch mong tìm ra học
viên và môn đồ có tố chất thân thể tốt để tu luyện Thể Luyện, nhưng họ càng
mong qua đó tìm được một Linh Luyện Giả có thiên phú tốt. Việc xác định có
được thiên phú hay không phụ thuộc vào hai yếu tố. Sự tồn tại của kỳ kinh bát
mạch và mật độ của tinh thần hải, mật độ tinh thần hải càng đậm đặc thì khả
năng kích phát linh ấn càng cao. Nhưng xác suất tồn tại kỳ kinh bát mạch là
vạn người chọn một, thậm chí là trăm vạn người mới có một. Vì vậy nên mỗi khi
xuất hiện một Linh Luyện Giả ngay lập tực sẽ dấy lên một hồi tranh cướp giữa
các thế lực.

Thậm chí trong nhiều trận tranh cướp, thiên tài Linh Luyện Giả trở thành mục
tiêu săn giết của các thế lực thù địch nhằm chặt bớt vây cánh của đối thủ
trong tương lai. Vậy nên có thiên phú chưa hẳn đã tốt, còn phải xem kẻ đó có
không gian phát triển hay không nữa.

Chiến Thiên Hạo, vị phụ thân ở kiếp này của Mạc Vũ vốn là một cường giả Chiến
Tôn 19 cấp, từng giữ chức vị quan trong trong quân đội của đế quốc. Ở độ tuổi
tráng niên, từng là ngôi sao sáng trong quân đội lập nên nhiều công trạnh hiển
hách. Cuối cùng vì một trận chiến mà tâm ý nguội lạnh, cùng một vài thuộc hạ
thân tín đồng loạt trao trả ấn tướng, giải giáp hồi hương.

Trong trận chiến cuối cùng của Chiến Thiên Hạo, ông tuyệt vọng nhìn từng lớp
binh sĩ đã từng vào sinh ra tử với mình ngã xuống. Họ chiến đấu suốt ngày này
qua ngày khác với kẻ thủ đông gấp ba lần họ, nhưng chưa hề có một ai quay đầu,
chưa hề có một người tháo chạy, những kẻ không thể trụ vững chỉ có thể là
những kẻ đã hi sinh. Lúc đó, mệnh lệnh mà Chiến Thiên Hạo nhận được là thủ
vững trọng địa, sau ba ngày sẽ có viện binh. Chỉ cần thêm một binh đoàn viện
binh thì việc thủ vững trọng địa có thể nắm chắc trong tay.

Nhưng đến ngày thứ 7, khi mà hai vạn binh sĩ tinh nhuệ chỉ còn lại chưa được
một phần mười thì Chiến Hạo Thiên mới cay đắng nhận ra họ chỉ là con chốt thí
trên bàn cờ chính trị. Một vài kẻ ở hoàng thành đã bán đứng cái đầu của Chiến
Thiên Hạo và cả binh đoàn cho kẻ thù. Bao năm tháng chinh chiến trận mạng, đầu
gươm mũi đạn bảo vệ đế quốc cuối cùng lại trở thành một món hàng bị những kẻ
mình bảo vệ bán đứng.

Trận chiến kết thúc, Chiến Thiên Hạo không chết, ở phút cuối cùng ông cùng
những binh sĩ còn lại đột phá vòng vây, không những không tháo chạy mà còn
vòng lại đánh sâu vào trận hình kẻ thù, chặt đầu tướng soái. Hành động đó
không phải là để tận trung với đế quốc, mà chỉ để báo thù cho những binh sĩ đã
tử trận. Hai vạn người, còn sống chưa tới một trăm.

Chiến Thiên Hạo dẫn theo những thuộc hạ còn sống và gia quyến của họ về quê
hương, thành lập sơn trang lấy tên là Vĩnh An. Cái tên để tưởng nhớ những
người đã ngã xuống.

Vĩnh An Sơn Trang nằm ở vùng giáp biên của Vĩnh Đấu Đế Quốc, Nam Minh Công
Quốc và Vạn Long Thánh Sơn. Tuy Vĩnh Đấu đế quốc và Nam Minh công quốc chiến
tranh liên miên, nhất là các vùng biến giới tiếp giáp đều chưa bao giờ có hoa
bình. Nhưng ở khu vực đồng thời tiếp giáp với Vạn Long Thánh Sơn thì cả hai
nước đều không không dám giao tranh bởi vì uy danh cường đại và thần bí của
Long Tộc. Vì vậy, mặc nơi nào chiến tranh liên miên, vùng đất này năm tháng
trôi qua vấn khá yên ổn.

Ở thời điểm bế đứa con mới sinh ra trên tay, Chiến Thiên Hạo có thể chắc chắn
rằng nó đã chết, hoàn toàn không còn khí tức sinh mệnh. Nhưng vì sao cuối cùng
nó lại sống lại thì Chiên Thiên Hạo không giải thích được, và cũng chẳng cần
đi tìm lời giải thích nữa. Con trai hắn vẫn sống, chỉ cần còn sống thì chuyện
gì cũng được. Cuộc đời Chiến Thiên Hạo đã phải chứng kiến quá nhiều người thân
thiết rời xa. Hắn đặt tên con trai mình là Vĩnh An, chỉ cần một đời bình an là
đủ

Đã 6 năm trôi qua kể từ ngày Mạc Vũ được Tiểu Vũ đưa đến Vĩnh Đấu Đại Lục.
Trừ Tiểu Vũ vẫn không ngừng lải nhải trong đầu hắn suốt 6 năm nay thì chẳng ai
biết tên thật của hắn là Mạc Vũ. Người ta gọi hắn bằng cái tên phụ thân hắn
đặt cho.

Chiến Vĩnh An - Thiếu chủ của Vĩnh An Sơn Trang.


Vĩnh Đấu - Chương #4