Người đăng: vuhaiduong
Tương tác đi mọi người, truyện sắp hoàn rồi đấy (chỉ còn 3 chương nữa thôi).
Vui lòng add nick facebook tác giả http://facebook.com/vuhaiduong.vn (Dương
Ami)
Hãy cho tác giả biết suy nghĩ của mọi người về truyện nhé.
——————
Giống như hầu hết những người đàn ông trên 40 tuổi nhưng vẫn còn độc thân, chú
Kiệt có có một đời sống tình cảm không mấy suôn sẻ.
Theo như lời của ba Thiên Nhẫn, chú Kiệt và ông là đôi bạn thân. Cả hai cùng
học chung một lớp từ khi còn là học sinh trung học. Có một thời điểm chú Kiệt
từng tâm sự với người bạn thân của mình về chuyện đang yêu thầm một cô gái,
nhưng chỉ duy nhất lần đó, sau này ba của Thiên Nhẫn cũng chưa từng nghe lại
một chuyện nào tương tự.
Sau khi học hết cấp ba, cả hai cùng đăng kí vào trường cao đẳng cơ khí thành
phố, lực học của chú Kiệt vốn không tốt bằng ba của Thiên Nhẫn, kết quả cả hai
chấm dứt khoảng thời gian đồng học 7 năm. Chú Kiệt rời Sài Gòn, xin vào làm
tại một nhà máy ở Đà Nẵng. Chính thức mỗi người mỗi chí hướng, đơn độc bước đi
trên con đường tìm tương lai.
Năm 23 tuổi, ba Thiên Nhẫn kết hôn, cô dâu là cô bạn cùng học chung ngày nhỏ.
Hôm đó không rõ chú Kiệt hay tin từ ai nhưng đã đến rất sớm. Gặp lại người bạn
thân đã mất liên lạc từ lâu, ba của Thiên Nhẫn vô cùng xúc động. Cả buổi hôm
đó, trừ những khi phải cùng cô dâu đi mời rượu quan khách, hai người bạn quấn
quít với nhau như hình với bóng.
Một thời gian ngắn sau, chú Kiệt chuyển hẳn về Sài Gòn sinh sống và mở một văn
phòng thám tử nhỏ gần nhà bạn mình. Hai người bạn ngỡ thất lạc nay đã nối lại
mối quan hệ thân thiết như xưa.
Công việc kinh doanh của ba Thiên Nhẫn khá bận rộn, có những tháng ông phải đi
miền Tây bảo trì máy cho khách gần cả 20 ngày. Việc nhà một tay giao cho cô vợ
trẻ đang bầu bì quán xuyến. Cũng may có chú Kiệt thường hay ghé nhà phụ giúp
vợ ông những việc nặng nhọc. Còn nhớ vào ngày mẹ Thiên Nhẫn trở dạ, hôm đó chú
Kiệt cùng ba Thiên Nhẫn thức canh suốt đêm trước cửa phòng hộ sinh. Khi mà
Thiên Nhẫn cất tiếng khóc đầu tiên trong đời, chú Kiệt đã ngỏ ý mong muốn trở
thành ba đỡ đầu cho đứa nhỏ. Có điều ba của Thiên Nhẫn đã khéo léo từ chối.
Ông không muốn người bạn của mình có lý do để trở thành một người cha đơn
thân.
- Cậu cũng nhanh tìm một cô để cưới và sinh con cho đi! - Ba của Thiên Nhẫn
đã trêu người bạn thân của mình như thế.
Nhưng người đàn ông này không hiểu cố chấp điều gì, cương quyết theo đuổi chủ
nghĩa độc thân. Nhiều năm sau đó, khi mà nhiều lần khuyên can không thành, ba
của Thiên Nhẫn đã thôi không nói về việc vợ con với chú Kiệt nữa. Gia đình nhỏ
3 người đã chấp nhận một ông chú già độc thân thường ghé chơi nhà như là thành
viên thứ tư.
Cho đến đầu năm Thiên Nhẫn học lớp 6, mẹ cậu mất vì một tai nạn giao thông.
Thiên Nhẫn và ba đã khóc rất nhiều khi hay tin dữ. Suốt 2 hôm đám tang, chú
Kiệt không đến tiễn. Chú bảo rằng “đang bận việc ở tỉnh”. Kể từ đó về sau
Thiên Nhẫn không thấy chú ghé nhà chơi nữa. Có lần Thiên Nhẫn hỏi ba về chú,
ba cậu chỉ nói gọn “chú Kiệt rất bận”.
Có đôi lần Thiên Nhẫn chủ động đạp xe qua chỗ văn phòng thám tử của chú Kiệt,
nhưng không thấy mở cửa. “Chú Kiệt quả thật rất bận” cậu đã nghĩ như vậy. Nửa
năm sau đó Thiên Nhẫn phải tập với việc sống một mình nhiều hơn khi số ngày ba
cậu đi sửa máy ngày càng tăng. Cậu nhỏ 12 tuổi làm quen với việc sau khi đi
học về là phải phụ ba trông coi cửa tiệm. Guồng quay công việc tất bật chiếm
hết tâm trí Thiên Nhẫn. Trong đầu của cậu thiếu niên, sự vắng mặt của người
chú già từ lâu đã không còn là mối bận tâm.
Thời gian này người đàn ông tên Kiệt đó đang ở Long An. Ông ta dồn hết số tiền
dành dụm bấy lâu đầu tư vào ruộng trồng dưa. Ở đây, thông qua giới thiệu, ông
có gặp gỡ với một cô gái địa phương. Nhưng cũng chẳng được bao lâu, khi ông
phát hiện cô nàng hiền lành là một ả bắt cá hai tay, cũng là lúc hai người kết
thúc mối quan hệ trong êm đẹp. Ông bấy giờ toàn tâm toàn ý tập trung vào công
việc đồng áng. Nhưng trải qua 3 năm thất bát, toàn bộ vốn liếng đã dần cạn
kiệt. Ông chú rốt cuộc trở về điểm xuất phát. Hết đường đành phải quay lại Sài
Gòn, tiếp tục hành nghề thám tử.
Người đàn ông 40 tuổi đầu, không gia đình, không tiền bạc bắt đầu lo lắng về
tương lai của mình. Có những đêm ông trằn trọc chỉ để suy nghĩ về lý do khiến
cuộc đời của ông bi đát đến vậy.
Nhưng là gì? Cố nghĩ mãi cũng không ra. Thế là ông đổ lỗi cho tiền kiếp của
mình. Nghĩ rằng bản thân mình kiếp trước hẳn đã làm nhiều điều xấu. Ông ra sức
chuộc tội bằng cách bắt đầu năng đi bái chùa, đăng kí tham gia vào các nhóm
thiện nguyện, tập ăn chay... Tuy nhiên công việc ở văn phòng thám tử của ông
ngày càng bận rộn. Sài Gòn mấy năm trở lại đây, tệ nạn mỗi năm mỗi gia tăng,
năm sau lại luôn phức tạp hơn năm trước. Nhiều lúc ông định bụng phải dừng hẳn
công việc thám tử mất thời gian này để chuyên tâm vào chuyện tu tập.
Nhưng các loại hoá đơn sinh hoạt không cho phép ông thực hiện ý định đó. Vả
lại, khi văn phòng thám tử của ông đã bắt đầu có chút danh tiếng, việc đoạn
tuyệt với thành quả bấy lâu cất công vun đắp là một chuyện không hề dễ dàng.
“Phải chi tìm được một người kế nghiệp mình.”
Ông thật sự mong muốn như vậy.
Tuy nhiên công việc thám tử không phải loại nghề nghiệp mà giới trẻ thời nay
có hứng thú. Thậm chí đối với nhiều người “Chắc chỉ có các nhân vật trong tiểu
thuyết trinh thám mới muốn trở thành thám tử”. Nghề thám tử, về căn bản là hơi
bấp bênh trong nhận thức của số đông thanh niên.
Dù vậy, mỗi ngày chú Kiệt luôn phải sẵn sàng tâm thế đối mặt với công việc bấp
bênh, hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu từ khách hàng này. Nghề thám tử mà chú
trót dấn thân không chỉ có tầng suất làm việc không ổn định mà còn chứa đựng
nhiều nguy hiểm, lắm khi phải di chuyển xa, đòi hỏi nhiều kĩ năng, và đặc biệt
là thường khiến bản thân nhân công dính vào rắc rối.
Hôm nay là một ngày như thế. Chú Kiệt đang gặp phải một rắc rối lớn, khi tình
cờ trở thành một trong các nhân chứng đầu tiên phát hiện ra hiện trường của
một vụ án mạng. Nạn nhân không ai khác lại chính là người bạn cùng thuê phòng
với mình. So ra thì trong số các rắc rối mà công việc thám tử mang đến cho chú
từ khi làm nghề đến nay, rắc rối lần này chính là một đại cực phốt. Không biết
chừng có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp đang lên của chú. Chú
Kiệt đã lo sợ sẽ là một ảnh hưởng xấu, khi nhìn thấy sự nghi ngờ trong mắt
người cảnh sát lúc thẩm vấn mình và các nhân chứng khác.
- Anh ta thật sự đã nói với mọi người như thế sao? - Thượng uý Lương xác nhận
lại những điều mà chú Kiệt vừa trình bày từ các nhân chứng.
- Đúng là như vậy thưa anh cảnh sát. - Người khách nữ cùng vị hôn phu của
mình gật đầu xác nhận.
- Như vậy có nghĩa là sau khi cùng anh Kiệt đây đi đến trước phòng của anh
ta, chị và anh ta đã gặp chồng của mình ở phòng đối diện đi ra. Thông qua lời
của chồng mình cho biết chủ của căn phòng, tức bạn cùng phòng của anh Kiệt có
hẹn với chồng mình vào lúc 3 giờ 30 chiều. Chồng của chị có gõ cửa nhưng không
thấy có dấu hiệu phản hồi từ bên trong, nghĩ rằng người chủ phòng có việc ra
ngoài một lát nên anh ta quay trở về phòng, trùng hợp khi anh này có chuyện
cần ra ngoài thì gặp chị và anh Kiệt. Lúc này anh Kiệt mới dùng chìa khoá dự
phòng lấy từ quầy tiếp tân của khách sạn mở cửa, vì mỗi phòng chỉ được phát
một chìa nhưng hiện tại chiếc chìa khoá này là do người bạn chung phòng của
anh Kiệt nắm giữ. Tuy nhiên khi vào bên trong phòng thì đã thấy người mà chồng
chị cần gặp nằm bất động theo tư thế ngã sấp người trên bàn. Anh Kiệt lấy lý
do muốn bảo vệ hiện trường nên đã bảo chồng chị trở về phòng của anh ta mang
cho anh Kiệt mượn một bộ quần áo để thay, đồng thời cũng nhờ chồng chị gọi
điện thoại báo với cảnh sát. Về phần chị, anh Kiệt đây cũng bảo chị trở về
phòng của mình thay đồ sẵn, trước khi cảnh sát có mặt. Đúng thế không? -
Thượng uý Lương tóm tắt lại lời khai của chú Kiệt.
- Chính xác là như thế thưa anh cảnh sát. - Người khách nữ cùng vị hôn phu
của mình gật đầu xác nhận một lần nữa.
- Vậy còn chuyện căn phòng đã khoá cửa trước khi hai người đến, làm sao chị
biết được?
- À... về điều này tôi cũng không dám chắc, tôi chỉ nghe lại từ anh ta thôi.
- Vị khách nữ giải thích với người cảnh sát.
- Là bởi vì khi đến, tôi có thử mở cửa vào vì nghĩ anh Mạnh đang chờ sẵn.
Nhưng cửa phòng đã khoá, nghĩ là anh Mạnh có việc ra ngoài, vì thế tôi đã trở
về phòng mình chờ anh Mạnh qua tìm. - Người đàn ông chồng của người khách nữ
giải thích thêm về những thiếu sót trong lời khai của mình.
- Tôi hiểu rồi. Vậy còn anh Kiệt, anh có căn cứ nào để khẳng định cửa của căn
phòng đã khoá trước khi anh mở không? - Thượng uý Lương quay sang hỏi chú
Kiệt.
- Tôi nghĩ là cửa căn phòng thật sự đã khoá trước đó. Lúc tôi tra và xoay
chìa khoá, có nghe thấy tiếng chốt cửa bị đẩy ra mà. Lúc đó có cả cô Kim và
chồng của cô ấy đứng cạnh bên, hai người chắc cũng có nghe thấy đúng không? -
Chú Kiệt nhìn sang phải sang trái chỗ vị trí mà hai nhân chứng còn lại đang
đứng.
- Tôi không chú ý. - Người phụ nữ đáp.
- Tôi có nghe thấy, là tiếng chốt cửa khi bị chìa khoá đẩy ra, lúc đó tôi
đứng gần sát với anh đây mà. - Người đàn ông đồng tình với lời khai của chú
Kiệt.
- Vậy ngay lúc phát hiện ra nạn nhân đang nằm bất động, trong số các anh chị
có ai đến gần động chạm vào thi thể nạn nhân không?
- Tôi không. Tôi sợ chết khiếp. Không biết anh ấy bị gì nên tôi chỉ đứng nhìn
thôi! - Người phụ nữ trả lời, trên gương mặt vẫn còn hiện rõ nổi hoảng sợ.
- Tôi cũng vậy. Tôi cũng khá sợ. Khi tôi định tiến gần hơn để xem chuyện gì
thì anh Kiệt đã ra lệnh cho tôi đứng yên. Chỉ có mỗi anh Kiệt lại gần và lay
nhẹ người của anh Mạnh. À tôi có thấy anh ta kiểm tra mắt của anh Mạnh nữa.
Sau đó thì như đã trình bày lúc nãy, anh Kiệt ra lệnh cho tôi và vợ trở về
phòng.
- Vậy anh Kiệt này, từ sau khi hai anh chị đây trở về phòng mình, anh vẫn
luôn túc trực tại hiện trường chứ? Anh có tự ý thay đổi hay động chạm vào chỗ
nào ở hiện trường không? Ngay cả sau khi anh Dũng đây mang đồ sang cho anh
mượn, anh có rời khỏi hiện trường để thay đồ và nhờ anh Dũng hoặc ai khác canh
giữ, bảo vệ hiện trường hay không?
- Về điều này tôi hoàn toàn cam đoan với anh thưa anh cảnh sát. Tôi hiểu về
tầm quan trọng của việc bảo vệ sự nguyên vẹn hiện trường. Như anh thấy đấy,
tôi phải nhờ anh Dũng cho mượn quần áo mặc trong khi tôi vốn có thể tự lấy
quần áo của mình ngay trong phòng. Ngay cả lúc mặc đồ tôi cũng đứng trước cửa
phòng để thay, điều này anh Dũng cũng có chứng kiến. Tóm lại là tôi không hề
động chạm vào bất kì thứ gì tại căn phòng này sau khi phát hiện án mạng cả. Và
tôi cũng không để cho bất kì ai tự ý vào hiện trường cho đến tận khi phía cảnh
sát các anh đến thưa anh cảnh sát.
- Thật sự như vậy sao? Thế thì thật kì lạ... - Vị cảnh sát thở dài, ánh mắt
thể hiện sự hoài nghi.
Nghe đến đây, đồng loạt các ánh nhìn chĩa về phía người cảnh sát có đôi mắt
híp buồn rầu, trong đầu họ cùng hiện ra câu hỏi “Cái gì kì lạ?”.
Không thể giấu nỗi những ngờ vực trong lòng, cũng như cảm thấy cần trả lời
những thắc mắc cho các nhân chứng hiểu. Điều tra viên số một của phòng cảnh
sát hình sự thành phố quyết định chia sẻ vấn đề nan giải nhất trong vụ án lần
này trước những kẻ tò mò.
- Chúng tôi tìm thấy một chiếc chìa khoá móc trên giá ngang, dùng để móc áo
quần, đóng ở ngay phía trên vị trí xác chết. Qua đối chiếu thì chiếc chìa khoá
này chính là chìa khoá của căn phòng.
- Tưởng gì! - Người phụ nữ ồ lên câu cảm thán đầy thất vọng. - Cái chìa móc
ngay đó ai mà chẳng thấy.
- Tôi cũng có thấy khi đứng nhìn anh Mạnh. - Chồng của người phụ nữ tiếp lời.
- Tôi cũng vậy, nó đã luôn được móc ở đó từ trước lúc chúng tôi lại gần nạn
nhân. - Chú Kiệt bổ sung. - Điều đó thì có gì kì lạ thưa anh cảnh sát?
Đúng vậy! Có gì kì lạ đâu? Chìa khoá móc ở giá treo áo quần, vốn là chuyện rất
bình thường mà! Hai nhân chứng hẳn đã có cùng thắc mắc như chú Kiệt. Duy có
mỗi Thiên Nhẫn từ nãy đến giờ đứng im chăm chú lắng nghe là hiểu điều mà vị
cảnh sát đang muốn ám chỉ.
“Ôi trời! Các người vẫn chưa hiểu sao?”. Thượng uý Lương dường như muốn phun
ra câu nói đầy khinh thường đó. Cũng may ông đã kịp kìm bản tính tự cao của
mình lại. Ông dằn bụng, nhẹ nhàng quay sang hỏi người nhân viên khách sạn, tức
cậu thanh niên làm thêm Thiên Nhẫn.
- Cậu làm việc ở đây, hẳn cậu hiểu điều mà tôi muốn nói chứ? Có thể nào khoá
cửa căn phòng mà không cần dùng đến chìa khoá không?
Trong giây phút ngắn ngủi, các nhân chứng lần lượt được câu hỏi đã có sẵn cả
đáp án của thượng uý Lương khai thông.
- Không được đâu chú! Loại ổ khoá này phải dùng đến chìa khoá mới khoá lại
được. Cái loại tay nắm tròn, chỉ cần bấm chốt trong rồi dập mạnh cửa để khoá
rất mau hư, khách sạn 4 sao ai mà xài loại đó chứ. - Thiên Nhẫn trả lời kèm
theo lời quảng cáo thừa thãi.
- Mọi người đã nghe thấy rồi đấy! Không thể khoá cửa mà không có chìa khoá
được! Cửa thì khoá, nạn nhân thì bị giết ở bên trong, căn phòng nằm trên lầu 5
không có ban công thông qua các phòng khác, chìa khoá duy nhất lại được móc
trên giá treo. Hung thủ gây án xong đã thoát khỏi hiện trường như thế nào? Làm
thế nào hắn khoá được cửa mà không dùng đến chìa khoá? Đây rõ ràng là một điều
bất khả thi!
Thời khắc khi thượng uý Lương bộc bạch bằng hết những trăn trở trong lòng,
Thiên Nhẫn dường như cảm nhận được có ai đó cũng đang lẩm bẩm giống mình câu
nói “Tức là án mạng trong phòng kín?”.