Người đăng: KennyNguyen
Cũng may tướng sĩ quân Đại Việt được Nguyên Quốc truyền cho một lối làm việc
tập thể và khá tự chủ. Nếu cứ chờ Nguyên Quốc thì tình hình đã bết luôn rồi.
Hội nghi các tướng lĩnh sĩ quan Đại Việt được tổ chức ngay tại chiến tuyến
Sông Lục Hải sau ngày thứ 2 quân Đông Ngô lai phạm. Mặc dù thống nhất là rất
tự tin đánh địch nhưng các tướng lĩnh Đại Việt cũng nhìn ra thực tế tương
quan lực lượng là không thể thắng. Vì thế ngay trong ngày đầu tiên của cuộc
họp thì họ đã quyết định rút lui toàn bộ Khúc Dương Thành. Nhưng rút về đâu
lại là một vấn đề. Đa số ý kiến đều cho rằng phân tán vào rừng núi mang theo
lương thực mà tiến hanh kháng chiến trường kì. Đây là cách làm bao năm qua của
dân Bách Việt khi bị giặc Bắc xâm phạm rồi.
Nhưng ngay lúc này thì một tin vui trời giáng xuống hội nghi tướng lãnh… vậy
mà Nguyên Quốc chủ công truyền tin về gồm 2 nội dung. Một là hắn bình an và
đang có mặt tại Long Uyên. Hai đó là chuẩn bị giáp công quân Đông Ngô ở bờ
đông song Lục Hải, bởi vì chủ công Nguyên Quốc khá chắc chắn là sẽ chiếm được
Long Uyên. Tin này như cái phao cứu mạng cả Khúc Dương đang sắp chết đuối.
Đường đi Long Uyên tuy gập ghềnh hiểm trở không thích hợp cho hành quân đánh
trận. Vì chỉ cần một điểm phục kích với một vài nhánh quân du kích thì cả một
đoàn quân kéo dài có thể bị tận diệt. Con đường đi từ Long Uyên tới Khúc Dương
rất loằng ngoằng. Đầu tiên đó là từ Khúc Dương men theo lộ nhỏ trong rừng ven
núi và dọc theo sông Lục Hải tầm 20 km sau đó lại quay hướng tây men theo núi
tầm 50km. Tiếp theo lại phải hướng về Tây Bắc 60 km đến một khe hẹp mà sau này
sẽ là Ải Chi Lăng. Vượt qua khe hẹp Ải Chi Lăng này lại hướng về phía tây Bắc
mà đi 50 km thì đến được "cổng sau" hướng Đông Bắc của Long Uyên. Cũng có một
con đường khác đó là đi vòng qua thành Kê từ mà tiến vào "cổng trước" hướng
Tây Nam của Long Uyên, nhưng đi đường này chắc chắn phải va chạm cùng quân
Đông Ngô đang coi giữ Bác Đái và Kê Từ, kể cả Liên Lâu cũng có thể tham chiên.
Mà đoàn người di chuyển có cả phụ nữ trẻ em nên nhất quyết không thể tham
chiến lúc này.
Khi nhận được tin này thì cả Lý Đại Hổ, Bạch Công Ngưu, Lê Loi đều không ai
bảo ai mà cùng đồng ý tuyến đường Tây Bắc đi về Long Uyên. Tất nhiên sẽ ưu
tiên người già, trẻ nhỏ, người có thai đi trước. Những đàn ông phụ nữ có sức
mạnh thì thực hiện công tác vận chuyển lương và phá hủy Khúc Dương. Chắc chắn
là phải phá hủy rồi vì có quá nhiều bí mật quân sự của Đại Việt ở nơi này,
trước khi rút đi họ phải phá hủy hoàn toàn. Ví như bánh xe nước từng là tự hào
công nghệ, tự hào thần tích của Đại Việt giờ đây bị đập phá, đốt cháy tan
tành. Các lò cao nung thép bị voi ké đổ xụp. nhà cửa khan trang trong Khúc
Dương bị đốt cháy hoàn toàn… Riêng thành trì quá kiên cố nếu muốn phá hủy thì
quá tốn thời gian nên họ để lại… Ruộng lúa thì bị tháo nước cho ủng cả. Những
người dân Đại Việt nhìn ruộng nương ngập nước, nhìn nhà của thiêu trụi nhìn
tường thành nham nhở mà nước mắt chảy dài… đây là công sức của họ… là thành
quả bao lâu nay phấn đấu nhưng chỉ vì lũ giặc khốn kiếp phương Bắc không để họ
yên thân. Bắt họ phải chính tay phá hủy những thứ này khác gì bắt họ tự giết
hài tử của mình. Ngoài giọt nước mắt đau thương lại là ánh mắt hận thù bùng
cháy… từ đâu từ đâu Việt Tộc phải chịu cảnh này.. họ yêu hòa bình họ chỉ muốn
sống yên thân… những người Việt này chỉ muốn xây dựng gia hương có một cuộc
sống bình đạm yên vui mà thôi. Đã bao giờ Việt tộc có ý xâm phạm người Hán
không, đã bao giờ Việt tộc muốn chiến tranh không. Tại sao… tại sao lũ đốn mạt
ấy không để Việt Tộc được yên lành một giây phút nào. Họ đã phải di chuyển từ
Động Đình Hồ cách đây 3000km để xuống tận tít phía Nam tránh đi lũ Hán phương
Bắc lòng lang dạ thú nhưng cũng không yên thân… Chúng vẫn như giòi bọ mà bám
theo ăn mòn xương tủy hút máu Việt Tộc… Có lẽ trốn chạy, phòng thủ bị động
không phải là cách "nhưng biết làm sao được khi Admin không cho phép tấn công…
đành thôi vậy Việt tộc ơi".
Cùng với sự di chuyển của dân chúng Đại Việt tại Khúc Dương là việc đội
chiến thuyền thuộc Trung đoàn thủy quân Cự Kình đang đóng tại Đồng Muối được
lệnh mang được bao nhiêu muối thì mang hết sau đó vận chuyển đi Thu Khuê căn
cứ. Thiếp theo đó là toàn bộ thủy quân Cự Kình cũng như Giao Long tại Thu Khuê
được lệnh dọc theo sông Kinh Môn tiến về Vạn Kiếp… từ đây tiến vào Sông Lục
Nam sau đó rẽ lên Tây Bắc mà tiến vào Sông Thương… Tất nhiên tên tất cả các
con sông này đều là Nguyên Quốc dựa vào trí nhớ cảu hiện đại mà đặt tên. Đầu
Nguồn sông Thương chính là Hữu Lũng chỉ cách Long Uyên ( Bắc sơn ngày nay)
20km mà thôi. Nhóm chiến thuyền này có lệnh đợi nơi đó vì rất nhanh Nguyên
Quốc tại Long Uyên sẽ tìm cách đả thong con đường từ Long Uyên đi Hữu Lũng và
thành lập căn cứ địa tại đây. Hữu Lũng lúc này chưa có tên, chưa được khai
thác mà vẫn là một thung lũng bị bỏ hoang phế mà thôi… có rất nhiều địa
phươngmang tính tiềm năng vẫn chưa được phát hiện và khai khác vào thời kì
này. và Nguyên Quốc là người hiện đại nên biết và sẽ tận dụng nó. Đơn giản là
con đường thủy từ Sông Thương khởi nguồn từ Hữu Lũng có thể đi trực tiếp đến
Liên Lâu, Bắc Đái, hay Kê Từ. Nhưng người thời này không biết họ chỉ biết đi
tới long Uyên theo con đường bộ cực nhỏ nối từ Kê Từ đến tây am của Long Uyên,
con đường này quá bé, còn bé hơn nhiều so với con đường từ Khúc Dương đi Long
Uyên vậy. Nhưng nếu đi đường thủy thì rất thuân tiện. Việc quan trọng là chỉ
cần đả thông 10 km từ Ải Chi Lăng đến Hữu Lũng mà thôi. Nguyên Quốc rất tự tin
làm được điều này một cách nhanh chóng… đơn giả là chỉ cần dựa theo con đường
quốc lộ thời hiện đại mà tiến hành thông đường mà thôi, hơn 10km không phải là
một công trình quá lớn cho số dân đến gần 2 vạn hiện này của Đại Việt.
Nói về Đại Việt thì cũng không thể thiếu nói về Đông Ngô. Lục Kiên từ trận
4000 binh Sơn Việt đổ bộ sông Lục Hải thất bại từ 3 tháng trước đã báo tin về
Đông Ngô rồi. Nhưng vì đường xá quá xa mà hắn không có chiến thuyền nên việc
báo tin phải hơn 1 tháng mới tới nơi. Trong tin báo về triều đình thì hắn miêu
tả về cỗ máy bắn đá Catapult kinh dị của quân Đại Việt. Triều đình Đông Ngô
lập tức náo loạn vì thông tin mà Lục Kiên truyền về. Trong mắt lũ người Hán
này thì Giao Châu là nơi của Man Di dùng đồ đồng, làm sao họ có được vũ khí
cường đại như vậy. Từ bao giờ Việt tộc lại có được đại hình vũ khí vượt trội
người Hán. Lúc này đây máy bắn đá của người Hán là một đầu đòn bẩy được nối
với 20 sợi dây, muốn tác xạ thì 20 người đàn ông lực lưỡng dùng sức của mình
kéo sợ dây này làm cho cánh tay đòn ném hòn đá đi. Cấu trúc bắn đá thô sơ mày
khiến máy bắn đá của người Hán không kiệu quả, tác xạ chậm, khoảng cách bắn
chỉ là 60m. Quan trọng là 20 người kéo dây là giơ lưng ra cho cung thủ của kẻ
thù công kích, vả lại 20 người mới có thể vận hành một cỗ máy bắn đá thế nên
mặc dù bản thân máy bắn đá của Hán tộc.
Cả triều đinh Đông Ngô sôi trào nghị luận về vấn đề này, bởi lẽ máy bắn đá
Trebuchet mà Vương Thái Tể cung cấp chỉ có thể chinh chiến tại Trung nguyên
đồng bằng rộng lớn, thành trì cao to. Trebuchet quá cồng kềnh để có thể tác
chiến tại những nơi như Giao Châu, mà cũng không thể trang bị nổi trên chiến
thuyền trừ những chiến thuyền cỡ lâu Hạm dài trên 100m, nhưng những chiến
thuyền này thì số lượng Đông Ngô có cũng chẳng nhiều.
Đúng lúc này thì gã họ Vương đứng ra đằng hắng một tiếng…. chắp tay làm một lễ
với Tôn Quyền sau đó chắp tay sau lưng mà làm ra vẻ ung dung tiên phong đạo
cốt.
- Bẩm Ngô Hoàng… thưa các vị đồng lieu. Cái thứ máy bắn đá mà người lũ Man Di
tại Giao Châu dùng có tên là Captapults. Tuy nó không hung mạnh như Trebuchet
nhưng lại lợi hại ở điểm cơ động…. tối hôm qua hạ quan đã thức trắng đêm mà vẽ
ra cái bản vẽ thiết kế Captapult này. Chỉ cần chúng ta trang bị nó trên chiến
thuyền thì còn lo gì vũ khí cảu đối phương.
Tên họ Vương trình lên mấy bản vẽ trên giấy Thái Luân của mình cho Ngô Hoàng
Tôn Quyền…. nhìn mấy bản vẽ này Ngô Hoàng bỗng nhiên thoáng qua một vẻ giận dữ
rất khó phát hiện…. Nhưng sau đó hắn ẩn đi rất kĩ rồi tươi cười mà tán thưởng
họ Vương.
- Ha ha Vương Thái Tể ái khanh quả là không hổ là đệ tử tiên nhân…. mới vậy
mà có thể cho ra được thiết kế chi tiết như vậy rồi…. quả thật là rất tài gỏi
là lương đống của nước nhà…. Ơ nhưng mà….. cái chỗ này sao có vẻ không hợp lý
nhỉ?