Người đăng: KennyNguyen
Thật ra thì vào bài báo theo thuyết âm mưu của thế kỉ 21 cũng có nghi ngờ về
giới tính cảu Triệu Vân, nhưng lúc nghe Tôn Thượng Hương chứng thực về chuyện
này thì Hương Lan vẫn há hốc mồm mà kinh ngạc không thôi. Thật ra nghĩ kĩ lại
cũng không có gì quá bất hợp lý. Đầu tiên phải nói đến ngoại hình của Triệu
Vân cực kì nữ tính, nói đúng hơn là gương mặt gã này nữ tính vì ở thời này râu
của đàn ông được coi là biểu chưng của uy phong, vị tướng nào trên xa trường
không ít thì nhiều cũng để chút râu cho "có uy". Đến cả Cẩm Mã Siêu nổi tiếng
đẹp trai nhưng cũng có hàm râu cực đẹp. Chỉ có một kẻ duy nhất không có râu
trong suốt thời kì chinh chiến giống như Triệu Vân đó là Chu Mỹ Lang Chu Du.
Thế nhưng Chu DU thuộc dạng " nhàn rỗi" cực kì, ít nhất hắn là chủ soái chả
mấy khi phải thực sự xông trận nên việc cạo râu tắm rửa sạch sẽ cùng là
thường. Nhưng Triệu Vân thì khác, hắn đi theo Lưu Bị là chúa thua trận trôi
dạt khắp nơi, mà Triệu Vân là kẻ luôn đầu tàu xung phong trận mạc, ăn bờ ngủ
bụi. Nếu là đang ông thì chỉ cần một chiến dịch bờ bụi 2 ngày thôi thì râu ria
đã xồm hết cả rồi. Mẹ nó, bị đuổi giết đến vắt chân lên cổ hơi sức đâu mà ngồi
cạo sạch sẽ râu…
Kế tếp đó là Triệu Vân tại dốc trườn bản bị Tào Tháo nhìn thấu là nữ nhi nên
ra một mệnh lệnh vãi linh hồn đó là “Triệu Vân đi đến đâu, không ai được bắn
lén, chỉ cốt bắt sống thôi“. Cái mệnh lệnh này cực kì cục vì lúc ấy Tào Tháo
đang tiến quân thần tốc để bắt giặc " Tai To" ( Lưu Bị) nhưng lại để mặc một
Triệu Vân không quen không biết xông ra xông vào làm hạ nhuệ khí toàn quân mà
không chịu giết. Nói Tào Tháo ái tài thi quên mẹ đi cho nhanh. Xét theo tính
cách Tào Tháo, dù được xem là trọng hiền tài, nhưng ngay cả văn tài như Thẩm
Bối, Trần Cung, kể cả “chiến thần” Lữ Bố cũng bị Tháo giết thẳng tay không gì
luyến tiếc. Nhất là kẻ thù mà Tào Tháo ghét nhất lúc này là Lưu Bị đang trước
mắt liệu hắn có thể ái tài một tướng quân của kẻ địch mà ra mệnh lệnh ngớ ngẩn
đến vậy để rồi làm chậm cả bước tiến của quân đoàn. Kẻ kiêu hung như Tào Tháo
không bao giờ làm vậy nếu tướng địch là… đàn ông…. còn nếu là đan bà thì phải
xét. Vì Tào Tháo có một nhược điểm trí mạng đó là háo sắc, nhưng việc háo sắc
của tên này có chút hơi bệnh. Đó chính là ưa thích chiếm vợ của kẻ khác hay
nói đúng hơn là chiếm vợ cảu địch nhân thua trận… Vậy nên khi nhận ra Triệu
Van là nữ tướng dũng mãnh thì hẳn là với sở thích đặc biệt thì Tào Tháo thấy
được "hương vị" khác của Triệu Vân mà ra một mệnh lệnh bá đạo như vậy. Nếu chỉ
là muốn bắt sống bình thường thì cứ bắn tên cho què mẹ nó đi, hoặc bắn bị
thương đi rồi bắt lấy điều trị tính sau. Nhưng đằng này Tào Tháo háo sắc sợ
làm tổn thương minh châu, người đẹp nên mới ra cái mệnh lệnh siêu vô lý như
thế. Cũng may mắn vì vậy mà Triệu Vân thoát chết và cứu được A Đẩu.
Còn một chuyện nữa đó là Triệu Vân từ chối kết hôn một cách vô lý. Khi được
giao giữ chức Thái thú quận Quế Dương thay hàng tướng Triệu Phạm. Phạm có
người chị dâu ở góa 3 năm, rất xinh đẹp, muốn gả cho Triệu Vân làm thiếp, song
Vân kiên quyết cự tuyệt, khiến Triệu Phạm trở mặt với Lưu Bị, còn vị phu nhân
kia thì xấu hổ vô cùng. Nếu xét ra thì Triệu Vân cực trung thành với Lưu Bị,
có khi còn trung thành hơn cả Quan Vũ… mà đúng thật là trung thành với Lưu Bị
hơn Quan Vũ nhiều nếu đem ra so sánh. Nếu đã trung thành như vậy tại sao không
hi sinh một chút mà nạp một người thiếp giúp cho việc trấn giữ Quế Dương thêm
nhẹ nhàng. Vậy mà cứ khăng khăng từ chối một người thiếp để dẫn đến Triệu Phạm
trở mặt làm phản. Điều này quá vô lý ở một vị tướng quân văn võ toàn tài có
tàm nhìn xa trông rộng. Vậy nên cuối cùng chỉ có thể Triệu Vân là nữ giả nam
mà thôi. Còn bàn về trung thành thì Triệu Vân hơn Quan Vũ vì hắn chưa bao giờ
có ý định rời trận doanh của Lưu Bị cả. Nên nhớ trong thực tế không có kết
nghĩa vườn đào gì cả, Quan Vũ chỉ là thuộc hạ tin cẩn của Lưu Bị mà thôi hoàn
toàn không có kết nghĩa gì đó.
Năm 198, Lã Bố lại trở mặt đánh Tiểu Bái. Tuy Quan Vũ và Trương Phi khỏe mạnh
hơn người nhưng vì quân ít nên vẫn bị bại trận và theo Lưu Bị chạy khỏi Tiểu
Bái và cầu viện Tào Tháo. Kể từ đó cả Lưu, Quan, Trương đều là thủ hạ của Tào
và lúc này Quan Vũ được Tào Tháo khá trọng nhìn thấy thế Tào có tương ai thì
Quan cũng muốn theo rồi. Nhưng vì sự kiện tranh dành một nữ nhân mà Quan hận
Tào nghiêng hẳn về phía Bị. (Năm xưa, cấp dưới của Lữ Bố là Tần Nghi Lộc từng
có một người vợ họ Đỗ vô cùng xinh đẹp. Quan Vũ nhìn trúng Đỗ thị, đem lòng
thầm mến nàng từ lâu. Khi Tào Tháo cùng Lưu Bị liên thủ bao vây Lữ Bố ở Hạ Bì,
Quan Vũ từng nhiều lần yêu cầu Tào Tháo ban thưởng Đỗ thị cho mình sau khi phá
được thành. Lúc đầu, Tháo sảng khoái đáp ứng. Nhưng tới khi thành bị phá, Tào
Tháo phát hiện "người phụ nữ này quả không tầm thường", liền thẳng tay đem
nàng nạp làm thiếp Vào thời điểm mất đi người phụ nữ mình yêu mến, lòng của
Quan Vũ đã ngả sang Lưu Bị. Điều này giúp ông trở thành một trong những cánh
tay đắc lực của Lưu Bị sau này, đồng thời cũng biến ông thành kẻ địch đáng gờm
của Tào Tháo.)
Quay lại vấn đề giới tính của Triệu Vân thì vì nàng là nữ giới nên luôn được
lãnh nhiệm vụ bảo vệ gia quyến, nữ nhân của họ Lưu, không một thằng đàn ông
nào yên tâm giao người đàn bà của mình cho một viên tướng trẻ, đẹp trai bảo vệ
cả, trừ khi gã này là thái giám… hoặc là nữ giả nam. Bài học đắt giá cho việc
giao nữ nhân của mình cho tướng trẻ chăm sóc có lẽ là Chu Du. Chu Du và Tiểu
Kiều là cặp anh hùng sánh thuyền quyên. Tuy nhiên, Chu Du mải mê chiến trận
nên sau 12 năm kết hôn, thời gian hai người gần nhau thì ít, xa nhau nhiều
hơn. Sau khi đại thắng Xích Bích, Chu Du cho viên gia tướng là Chu Hưng đi đón
Tiểu Kiều từ Sài Tang Khẩu về nhà ở Kiến Nghiệp để chăm sóc. Một người là mỹ
nhân đương xuân thì, một là trai trẻ đầy sinh lực, ở gần lâu ngày lửa và rơm
bén nhau, quan hệ vượt quá giới hạn chủ - tớ. Tất nhiên là Lưu Bị không bị
phạm sai lầm ấu trĩ như vậy, bởi vì hắn quá yên tâm với Triệu Vân rồi.
Nhưng dù Triệu Vân có công lao hãn mã, năng lực phi phàm nhưng không bao giờ
được chính thức cầm quân mà cùng lắm cũng chỉ được làm tướng tiên phong mà
thôi. Quan trọng vì thói đời trọng nam khinh nữ lúc này nên Triệu Vân không
thể được cất nhắc. Thôi thì đành vậy nhưng mà đến khi chết rồi thì lần thần
mãi đến lúc Khương Duy lên tiếng Triệu Vân lắc lư mãi mới được truy phong Hầu
gia. Khổ sở một vị nữ anh hào.
Chú thích : Vào cuối năm 1999, một đội khảo cổ của chính phủ Trung Quốc đã
khai quật mộ của Lưu Bị đã phát hiện một số lượng lớn các văn vật cuối đời nhà
Hán. Trong số những văn vật này, điều khiến người ta kinh ngạc nhất chính là
những ghi chép của hoàng đế Lưu Bị. Từ những ghi chép này người ta đã khám phá
ra một bí mật suốt 2000 năm nay vẫn chưa được biết đến. Đó là danh tướng Tam
Quốc Triệu Vân thực chất là… gái giả trai.
Những ghi chép của Lưu Bị cho thấy ông ta đã nhiều lần bàn bạc với Gia Cát
Lượng về danh phận của cô gái mang tên Triệu Vân. Điều đáng tiếc là vì nhiều
lý do khác nhau, chỉ có một bộ phận bản ghi chép này được công bố. Đáng tiếc
hơn nữa, trong những nội dung được công bố đó, lại không có nội dung mang bí
mật rất quan trọng này.