Tiến Thoái Lưỡng Nan


Người đăng: KennyNguyen

Có một chuyện mà người xuyên việt nên biết và phải luôn luôn nhớ kĩ, đó chính
là họ không thể thay đổi bản chất thế giới, hay nói đúng hơn là thời kì, thời
đại mà họ xuyên đến. Họ chỉ có thể lượn lách, biến đổi suy nghĩ biến đổi bản
thân, kể cả biến đổi hệ tư tưởng của mình để hòa nhập cùng thế giới đó. Để rồi
cuối cùng những kẻ xuyên này dùng chính kiến thức vượt thời gian của mình để
tìm chút ưu thế mà làm nên sự nghiệp mà thôi. Họ không thể lật tay làm mưa
ngửa tay lằm nắng được, nhân xuyên thì vẫn là người mà không phải là thần, đó
là một điều hiển nhiên. Và chỉ những kẻ xuyên nào va vấp thất bại, va vấp sự
bất lực trước sức mạnh của thời đại thì kẻ đó mới ngộ ra được mà tự chuyển
biến bản thân để thích nghi cùng thời đại. Kẻ nào không thích nghi được tất
nhiên sẽ bị đào thải.

Nếu xét trên mặt thích nghi thì có lẽ trong 4 người thì Hương Lan là kẻ thành
công nhất và cũng là thích nghi triệt để nhất, thích nghi đến độ biến chất.
Cũng đơn giản vì nàng gặp phải trường hợp bất lực nhất, bi thảm nhất, tủi hổ
nhất thê nên nàng đã rút ra bài học để rồi biến chất hoàn toàn. Kẻ xếp thứ hai
là Nguyên Quốc rồi, bởi vì hắn đang phải lăn lộn để xây dựng một đế chế của
mình, mọi chuyện tưởng như thuận lợi nhưng càng về sau thì càng vất vả khó
khăn, cộng cả những lần gần như thất bại. Nếu may mắn không đứng về Nguyên
Quốc có lẽ hắn đã bị đánh bại hoàn toàn mà triệt để trầm luân. Cũng may sức
thích nghi của tên này cũng thuộc dạng thượng thừa. Nhưng về bản chất thì
Nguyên Quốc vẫn chưa biến chất. Chỉ riêng hành động bao bọc 500 nữ tù nhân
người Việt cổ cùng đám trẻ con và người già sau đó tiếp tục kháng chiến thì
cũng biết lương tri của hắn còn nhiều. Tất nhiên sẽ không còn nữa một Nguyên
Quốc đối xử tốt với cả tù binh đich nhân, sẽ không còn nữa một Nguyên Quốc
lưỡng lự tiêu diệt các Lang Cun ( quý tộc ) không thuần phục mình, sẽ không
còn nữa một Nguyên Quốc vì lo cho tính mạng binh sĩ mà quên cả an nguy của bản
thân… Chỉ còn một Nguyên Quốc là Kiêu hung thời loạn.. một nguyên quốc tàn bạo
với địch nhân nhưng sẽ còn một cái gì đấy gọi là nhân đạo đối với người mình.
Có lẽ hai kẻ chậm lụt nhất lại là họ Vương và Hải khi cả hai đều quá dễ dàng
mà có được một vị trí khá ưng ý trong triều đình Đông Ngô, hai kẻ này không
biết rằng nguy cơ đang dần đến với họ.

Trong khi một Hương Lan không còn là Hương Lan yêu quốc, hi sinh bản thân để
là những điều tốt đẹp cho người mình yêu. Trong khi người con gái đó đã quên
đi mục đích ban đầu của sự hi sinh nhẫn nhục mà tiến hành hàng loạt mưu kế để
thảo mãn dục vọng trả thù của bản thân thì người con trai đó vẫn còn giữ lại
tình yêu dân tộc, phấn đấu vì một Việt tộc không bị bắc thuộc. Phấn đấu vì một
nền văn minh bị phương bắc trà xóa và bôi bẩn, phấn đấu vì một lần nữa gặp lại
Hương Lan cô bạn học thầm yêu thương hắn. Mỗi lần nghĩ về những câu nói của
Lan trong hang động ngày ấy là mỗi lần trái tim Nguyên Quốc như thắt lại, mỗi
lần nghĩ đến Lan thì tình cảm trong hắn lại lớn thêm một chút. Để đến ngay hôm
nay đây hắn thấy mình yêu thương Lan mất rồi. Thế nhưng sự đời thật ngang
trái, lúc này người con gái ấy liệu còn hình bong hắn trong trái tim. Mọi
chuyện thật khó có lời giải đáp…

- Tháo hết trâu ra khỏi xe, mỗi người tự vác lương thực di chuyển về phía
hang động… một nhóm đi sau cùng tìm cách xóa dấu vết triệt để nhất… phải nhanh
chóng…

Đây là mệnh lệnh Nguyên Quốc đưa ra…. muốn trường kì kháng chiến trong hâu
phương của địch nhân thì vấn đề lương thực quá quan trọng. Nguyên Quốc ra lệnh
ngày đêm chuyển hết lương thực về hang động trên núi kia. Xong tất cả phải đi
một vòng lớn cộng thêm xóa dấu vết cẩn thận. Nếu để cho quân Đông Ngô biết
được hang ổ thì đó là một tai nạn mang tính hủy diệt đối với cả quân và dân
Đại Việt bộ.

Thật ra đây là lương thực cho 4 ngàn quân Đông Ngô đang tấn công Khúc Dương
cùng trong 1 tháng nghĩa là nấu chuyển hết số lương này thì nghiễm nhiên hơn
một ngàn người cả dân lẫn quân Đại Việt trong vòng hơn 3 tháng không hề phải
lo nghĩ đến lương thực. Mà hơn ba tháng là một con số rất dài đủ để làm rất
nhiều chuyện ảnh hưởng đến cuộc chiến Khúc Dương.

Nhưng có lẽ vì nhân xuyên đã ảnh hưởng tới tất thảy lịch sử diễn ra trong vòng
năng 229 và 230 của thời đại này. Theo lịch sử đáng lẽ ra Sĩ Huy phải bị đánh
bại từ lâu rồi, hắn sẽ ra đầu hàng quân Đông Ngô sau đó sẽ bị lừa về Kiến
Nghiệp mà bị xử tử… Nhưng giờ đây sự thật là Sĩ Huy đang sống nhăn răng và
phòng thủ cực kì hiệu quả trước sức mạnh như vũ bão của quân Đông Ngô do Lữ
Đại chỉ huy.

Điều này thực sự không có gì khó hiểu cả, thật ra số lượng binh của Sĩ Huy
không hề ít, nói đúng ra là Giao Châu không hề ít người nếu so sánh cùng các
quốc gia trung nguyên lúc này. Nên nhớ giai đoạn trước của Tam Quốc đó là từ
năm 190 đến năm 220, được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao tranh
giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực của Trung Hoa, như các cuộc giao
tranh của Tào Tháo, anh em Viên Thiệu - Viên Thuật, Tôn Kiên, Lưu Biểu, Lưu
Bị, Đổng Trác, Lữ Bố, quân Khăn Vàng v.v… Những cuộc chiến này khiến dân số
vốn phồn thịnh của Trung Nguyên giảm một cách nghiêm trọng. Mà nghiêm trọng
nhất đó là đàn ông khỏe mạnh số lượng giảm cực lớn sau những cuộc chiến tranh
sát phạt kéo dài, trong khi đó Giao Châu nằm ngoài vùng phủ song của cuộc
chiến trên, họ cứ yên ấm mà phát triển dân số. Mặc dù bị cha con họ Sĩ bóc lột
sức lao động nhưng không thể không phủ nhận Sĩ Nhiếp nếu xét trên khía cạnh
của một kẻ thực dân đô hộ thì sẽ được xếp vào hàng ngũ… tốt nhất từ trước tới
nay. Chính vì lí do này Giao Châu của Người Việt còn trở thành một nơi tị nạn
lý tưởng cho người Hán tại trung nguyên loạn lạc, điều này có thể thấy được
điều kiện sống tại Giao Châu cực tốt vào lúc này.

Nói đi cũng phải nói lại điều kiện tự nhiên của Giao Châu là cận nhiệt đới gió
mùa lại thêm song ngòi chằng chịt… Với lượng mưa hàng năm lớn đến mức lũ lụt
thì họ rất hiếm khi phải lo về hạn hán mà chỉ lo về chống lũ mà thôi. Tất
nhiên thời này chưa có hiện tượng chặt phá rừng, cộng thêm chưa có vụ thủy
điện sả nước bừa bãi do đó lũ cũng không phải quá nguy hiểm đến mức trôi nhà
ngập thành… Chỉ cần khơi thong tốt dòng chảy, đắp đê hơi cao ở những vùng canh
tác thì thực sự lũ lại không quá nhiều vấn đề. Tất nhiên công lao chắn lũ
nhiều nhất vẫn là các khối rừng nguyên sinh rậm rạp khắp nơi giữ nước. Chính
vì điều kiện tự nhiên thuận lợi đến như vậy nên việc thiếu lương đối với người
Việt hầu như không có. Điều này là trái ngược với điều kiện của Hoa Hạ khi dân
chúng nơi đây rất nhiều vùng canh tác lúa mì dựa chính vào lượng mưa ít ỏi
hàng năm. Tất nhiên khu vực quanh sông Dương Tư của Hoa Hạ cũng trở thành vựa
lúa được, xong chiến tranh liên miên đã phá hủy tất cả hệ thống canh tác nơi
đây. Loạn Khăn Vàng cũng là do an hem nhà Trương Giác dựa thế loạn dân thiếu
đói, người chết khắm nơi mà tìm cách lợi dụng…. mà thành.

Nói tất cả điều này để minh chứng mộ điều 3 vạn quân liên hợp giữa Bách Việt
và Đông Ngô đang tấn côn phòng tuyến của Sĩ Huy tại Cửu Chân chỉ là muối bỏ
biển so với con số 30 vạn dân tại Cửu Chân cộng thêm 5 vạn lính tinh nhuệ
người Việt cổ mà Sĩ Huy mang theo từ Giao Chỉ rút lui chiến thuật về Cửu Chân.
Trong lịch sử đúng là không hiểu Sĩ Huy thế nào đầu hàng Lữ Đại, nhưng trên
thực tế lúc này hai bên đang đánh ngang cơ nhau. Sĩ Huy với tổng số binh lên
đến 7 vạn người nhiều hơn gấp hai lần Lữ Đại, mà quân Sĩ Huy là người Việt bản
địa thong thuộc địa hình nên hoàn toàn chiếm ưu thế về mặc chủ động. Nhưng
liên quân Đông Ngô lại có mặt hơn đó là về trang bị là vũ khí sắt thép, cung
dài nỏ cứng… và có hoen 10 chiến thuyền lớn yểm hộ. Đây chính là điểm mà Sĩ
Huy khó có thể dùng ưu thế số lượng để vượt qua.

Giờ đây có lẽ Sĩ Huy chưa thua vì Nguyên Quốc tổ chức quấy phá rất hiệu quả ở
hậu phương Lữ Đại… Lão già Hà Tùng làm quá đẹp khi quân số tại Thu Khuê liên
tục gia tăng và trở thành mối uy hiếp với toàn bộ các thành trì thuộc Miền Bắc
Giao Châu. Nó như một thối xương cứng đâm vào cổ họng quân Đông Ngô nhưng
không có cách nào rút ra… không có chiến thuyền thì căn bản không thể làm gì
khu căn cứ với 2000 quân "tinh nhuệ" này được. Còn nếu Lữ Đại điều số thuyền
chiến còn lại về song Bạch Đằng thì căn bản tại tiền tuyến hắn không có gì đấu
lại cùng 7 vạn quân không ngại sống chết của Sĩ Huy. Tính thế của Lữ Đại đó là
tiến thối lưỡng nan. Lúc này nếu Lữ Đại rút về tấn công Nguyên Quốc thì tất
nhiên Sĩ Huy sẽ bám theo mà cho một đòn trí mạng. Còn nếu Lữ Đại muốn tấn công
Sĩ Huy dồn dập để dành chiến thắng nhanh chóng rồi quay về Giao Chỉ thì tổn
thất rất là kinh người. 7 vạn binh sĩ đứng yên cho người giết cũng là giết đến
mỏi tay chứ đừng nới trên tay họ có vũ khí sắc lém ( cho dù đó là vũ khí
đồng).


Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương #84