Người đăng: KennyNguyen
Đến lúc này thì Nguyên Quốc cũng không muốn cãi láo nữa, hắn biết rằng đây là
phương án tốt nhất rồi. Nếu như vẫn cố chấp mang toàn bộ quân Đại Việt hướng
về Tây Bắc mà đột phá thì thương vong sẽ càng nghiêm trọng hơn. Nguyên Quốc
làm một quân lễ nghiêm trang chào 50 chiến sĩ cảm tử sau đó vỗ nhẹ vai tên
thiếu niên binh Lý Hi Vọng. Tên này bị bắt tòng bịn cùng cha năm 15 tuổi, cả
hai cha con đều bị bắt làm nô lệ đến nay đã hơn 1 năm rồi. Có lẽ đây là lần
cuối cùng hai cha con gặp nhau, Lý Hi Vọng cắn chặt nôi đến bặt máu. Hắn không
khóc ít nhất là không khóc trước mặt người đan ông kiên cường kia, hắn mở to
mắt để nhìn người cha đã từng là ngư dân, là binh sĩ quèn, rồi là Thiếu Tá
thủy quân Đại Việt và giờ là người anh hùng của Đại Việt với dòng máu Hán tộc.
Mọi việc đã chuẩn bị hoàn tất, 50 binh sĩ cầm sẵn đuốc trong tay có thể đốt
sáng rồi chạy bất kì lúc nào. Nguyên Quốc dùng đèn pin ra lệnh cho 50 đặc
nhiệm trên cổng thành nhanh tróng quay về vị trí trung quân.
Tình thế trên cạn thật căng thẳng nhưng tình thế dưới nước thì sao. Xuôi theo
dòng sông chỉ 4km là ra tới biển chặng đường này rất nhanh. Binh sĩ Đông Ngô
trên các thuyền nhỏ đã thấy từ xa thấp thoáng bóng các chiến hạm to lớn của
Đại Việt.
- Bẩm Thiếu Tá, thuyền quân ta trở lại nhanh hơn dự kiến, nhưng tín hiệu của
họ đều là mở cả năm cửa sáng. Không hề nhấp nháy... Tín hiệu rất lạ...
Trên chiến hạm một tên hoa tiêu từ trên cột buồm đang ghé vào miệng loa ống
đồng mà nói vọng xuống, ống đồng này truyền trực tiếp đến lâu các chỉ huy của
Hà Thuẫn. Chỉ thấy Hà thuẫn cũng nâng một chiếc Thiên lý nhãn mà quan sát các
bóng lửa chập chờn trong đêm ở phía tây truyền đên. Chợt hắn giật mình kinh
hãi.
- Chủ công gặp nạn, thuyền nhỏ bị giặc chiếm... Mau thông báo các thuyền
chuẩn bị chiến đấu. Khóa kĩ tù binh Sơn Việt tất cả chèo thuyền cùng lên boong
chiến đấu. Cấm không bắn đạn lửa, không được hủy thuyền bé. Chúng ta cần
thuyền để vào sông cứu chúa công. .... Nhớ dặn các thuyền cứ vờ như bị mắc lừa
chờ chúng lại gần tầm tên thương thì bắt đầu bắn.
Cùng thời điểm này thì 20 chiến sĩ Đại Việt chỉ còn lại 12 người đang ôm những
khúc luồng mà trôi theo dòng nước. Tám đồng đội của họ đã táng thân miệng Cá
Sấu, tận mắt họ nhìn cảnh đồng đội đàng sống sờ sờ bên cạnh bỗng nhiên bị một
luồng nước mạnh kéo xuống rồi tiếp theo là bọt ngước trắng xóa vùng vẫy rồi
từng bóng đen theo mùi máu mà tụ tập lấy để dằng xé nạn nhân. Con đường di
chuyển này chỉ có thể miêu tả đó là kinh hoàng như bước chân vào chốn địa ngục
nhân gian. Cái cảm giác cái chết luôn cận kề bên cạnh mà không thể kháng cự là
cực kì khủng bố. Nó có thể dễ dàng phá hủy tinh than của một chiến binh có
tinh thần thép. Nhóm lính Đại Việt cứ thế mà tiếp tục vật lộn với nỗi sợ hãi
trong đêm tối mờ mịt mà tiến lên, quả thật đây là những giây phút khủng hoảng
nhất trong cuôc đời của bọn họ. Nên nhớ kẻ sát thủ trong bong đêm kia chính là
Cá sấu nước lợ (còn gọi là cá sấu hoa cà, cá sấu hoa, cá sấu đa sừng, cá sấu
lửa, cá sấu Đồng Nai có tên khoa học là Crocodylus porosus). Thân có màu vàng
ánh, sắc màu xanh là cây, có vẩy đen xen lẫn; đầu dài và thuôn. Con trưởng
thành khổng lồ dài đến 8m cá biệt có những con sống lâu năm dài đến cả chục
mét. Đây là đối thủ mà con người không thể kháng cự chỉ với những vũ khí như
đao kiếm cầm tay, nhất là chiến đấu trong nước. Môi trường nước Cá Sấu chính
là thiên hạ vô địch thủ.
Thật ra các chiến binh Sông Cẩm cũng như chiến binh Sông Giá đều là hảo thủ
quần nhau với cá Sấu, vì cuộc sống của họ là đấu tranh cùng loài này để dành
dật từng thước đất sinh tồn. Do môi trường sống của Cá Sấu và người là cạnh
nhau nên cả hai đều liên tục va chạm và xâm phạm lãnh địa cảu nhau. Thế nhưng
Chiến Binh Lạc Việt chưa bao giờ đối diện với sự tấn công của Cá Sấu vào bao
đêm dưới nước, đây là một trải nghiệm khác hoàn toàn. Mà đối thủ của họ trước
kia là cá sấu đầm lầy và các sấu nước ngọn ( Ngày này có tên là cá sấu Xiên)
kích thước chỉ có 4m khi trưởng thành mà thôi, căn bản loài cá sấu nhoe bé đó
không bao giờ có thể so sánh được với Siêu Cá Sấu nước lợ dài cả 8m này.
Trong lúc nhóm binh sĩ báo tin của Đại Việt đang vật lộn với sợ hãi giữa
dòng thì trung quân của Đại Việt đang nấp kín trong đám lau sậy và bụi rậm
ven cánh rừng thưa gần thành Ninh Hải. Tất cả ánh mắt của đám quân sĩ ẩn núp
này đang đỏ bừng vằn lên những tia máu, mắt họ đang ngấn lệ mà nhìn 50 tử sĩ
đốt lên những cây đuốc mà chạy nhanh về phía bờ biển. Chỉ trong chốc lát những
đám đuốc lập lòe đã khuất sau những khóm cây của cánh rừng thưa….
Cũng không phải chờ lâu một đám "dân phu" cầm thao binh khí bằng thép non đặc
chưng của quân Đông Ngô lao ra khỏi cửa đông của thành Ninh Hải mà đổi theo
đám người Lý Nguyên Phúc. Thì ra đây chính là 500 "dân phu" khuân vác các bao
lương thực vào ban ngày. Chẳng qua thám báo của Đại Việt thiếu kinh nghiệm,
họ chỉ cần chú ý đến kiểu tóc và vết săm trên người các dân phu này thì sẽ
biết ngay đây là lính Sơn Việt mà thôi. Thêm vào đó là nhìn các vết bánh xe sẽ
thấy được chúng hằn rất nông trên đường và không có vẻ gì là có sự nặng nề của
các bao lương thực. Vì vốn dĩ chúng chỉ là các bao rơm và lá mà thôi.
Quân Đại Việt vẫn năm im bất động nhìn đám quan Sơn Việt chạy qua trước mặt
mình, thật ra trong suy nghĩ của họ không có một tia sợ hãi. Ai cũng nghĩ đến
việc xông ra mà chém giết lũ khốn nạn đang dày xéo mảnh đất thân yêu của họ.
Nhưng lý trí của họ cho biết được đây là ý nghĩ không hề sáng suốt. Chưa biết
có thắng hay không khi cận chiến lũ Sơn Việt hổ báo này, nhưng phía sau họ
chắc chắn sẽ có các cánh quân khác. Đúng như dự đoán của quân Đại Việt có
tới ba cánh quân khác nhau lần lượt chạy qua nơi ẩn náu của họ trong một
khoảng thời gian ngắn, mỗi cánh quân phải lên tới 400 người hoặc hơn. Nguyên
Quốc thầm toát mồ hôi lạnh, theo như ước tính phải có tới 2000 quân đã được
rút về từ bờ đông Lục Hải để tiến hành phục kích họ. Quả thật tên chủ tướng
bên Đông Ngô quá ưu ái nhánh quân này của Nguyên Quốc rồi. Sau nửa tiếng đồng
hồ từ khi cánh quân cuối cùng đi quá thì không có bất kì dị động nào tiếp
theo. Quân Đại Việt từ từ bò ra khỏi nơi ẩn nấp mà bám lấy dây thừng từng
đội từng đội đi theo Nguyên Quốc tiến về phía Tây Bắc.