Người đăng: KennyNguyen
Thủy quân Đại Việt tại Thu Khuê đảo nổi được mệnh danh trung đoàn thủy binh
Giao Long với thành phần hỗn tạp giữa Việt và Hán. Đội ngũ này trang bị chủ
yếu là các vũ kí từ sắt non thu được khi công phá trại thủy quân Đông ngô. Áp
lực về chế tạo binh khí lên cục quân khí là rất lơn vào lúc này, vì họ cong
đang bận trang bị 1300 bộ cho Trung đoàn thủy binh Cự Kình chuẩn bị tấn công
Ninh Hải. Việc mở rộng Cục quân khí đến 500 người đã là vượt qua hạn mức cho
phép rồi bởi Nguyên Quốc cũng cần lao động cho vụ mùa sắp tới đây. Chính việc
bức xúc về nhân lực phân bổ cả về xây dựng lẫn sản xuất ngày mùa khiến cho kế
hoạch 1 tháng tấn công Ninh Hải chậm thành 2 tháng. Trang bị không đủ thì
không thể đem 1300 thủy quân mới toe này đi chịu chết được.
Trung đoàn thủy binh Cự Kình có chỉ có 200 lính lính Sơn Việt bị bắt trước làm
phu trèo thuyền, do đó số lượng còng thiếu thì các thủy binh này phải tự thay
nhau mà thực hiện. Số thuyền của trung đoàn này là 7 chiếc, 7 chiếc tiếp theo
là của thủy quân Sông Lục Hải, 8 chiếc đã được điều đi cho thủy quân Thu Khuê
đảo nổi. Tổng số 22 phúc thuyền dài 25m của Đông Ngô đã được Nguyên Quốc sử
dụng hoàn toàn cho 3 cứ điểm thủy quân của Đại Việt . 4 chiếc Lậu thuyền vẫn
không được sử dụng mà để đắp chiếu ngoài khơi Đồng Muối.
1300 thủy quân thuộc Trung đoàn thủy binh Cự Kình nếu xét cho cùng thì chỉ
thuộc vào hạng thủy quân trong các tốp thủy quân Đại Việt mà thôi. Hạng nhất
dĩ nhiên là các thủy binh việt gốc hán đang đóng quân tại Thu Khuê đảo nổi với
tên Giao Long. Hạng nhì là thủy binh do Lê Loi chỉ huy có tên Lục Hải đóng tại
căn cứ Lục Hải. Hạm đội này với một nửa là thủy binh gốc hán mới cứu về từ
quân cảng Nam Triệu một nửa là binh sĩ Việt Gốc đã có thời gian quen thuộc với
huấn luyện thủy chiến 4 tháng vậy nên sức chiến đấu rất đáng kể. Nhưng nhóm
thủy binh Cự Kình là mới nhất, họ mới chỉ tham gia huấn luyện được 2 tháng mà
thôi, các sĩ quan chỉ huy đều phải lấy từ bên thủy quân Lục Hải bù đắp vào.
Cũng may mà quá trình huấn luyện kéo dài đến 2 tháng nên nhóm quân này đã
không còn quá bỡ ngỡ trước việc di chuyển trên biển và tiến hành tổ chức tấn
công bằng các loại vũ khí mới của Đại Việt.
Một điều nghịch lý đó là Trung đoàn thủy binh Cự Kình lại được lãnh nhiệm vụ
viễn trinh đầu tiên mà không phải hai trung đoàn thủy binh giàu kinh nghiệm
hơn. Điều này cũng dễ lý giải vì 4 ngàn quân Sơn Việt bên bờ đông Lục Hải gây
nên áp lực cực lớn, chỉ có trung đoàng thủy Binh Lục Hải mới có khả năng phong
tỏa tốt nhất đám quân thiện chiến này. Còn về Giao Long trung đoàn thì nhiệm
vụ còn nặng nề hơn khi họ bao hết cả hai thành trì Kê Từ và Bắc Đái. Nếu xét
như vậy thì nhiệm vụ tấn công Ninh Hải coi như là nhẹ nhàng nhất rồi, tân binh
như Trung đoàn thủy binh Cự Kình đi viễn chinh là chính xác.
Ngày 4 tháng 2 năm 230 Bảy chiến thuyền treo cờ chim Lạc cộng thêm lá cờ hình
cá voi xuất bến Lục Hải xuôi dòng ra cửa biển. Vì đảm bảo vạn vô thất nhất thì
Nguyên Quốc chính là chủ soái trong việc xuất binh lần này. Thành Khúc Dương
đã đi vào một guồng máy vận hành khá khoa học, việc Nguyên Quốc không có mặt
nơi này thực sự không ảnh hưởng nhiều. Quan trọng là Khúc Dương trong thời
gian ngắn không thể gặp bất kì nguy cơ nào kể cả từ các thành trì đồng Bằng
Bắc bộ hay từ 4 ngàn quân Sơn Việt bên bờ đông Lục Hải.
Một điểm đặc biệt nữa chính là bảy chiếc chiến thuyền thuộc Trung đoàn thủy
binh Cự Kình được trang bị khủng bố nhất Đại Việt với toàn bộ công nghệ tốt
nhất đều tập trung ưu tiên vào chúng. Đầu tiên đó chính là ống nhòm. Trên mỗi
chiến thuyền đều có một ống nhòm lớn phía trên bục cao của cột buồm dành cho
hoa tiêu quan sát. Tiếp theo đó là ống nhòm của sĩ quan chỉ huy thuyền. Việc
truyền thông tin trên thuyền được hệ thống hóa bởi các ống đồng nối từ lâu các
của chỉ huy hên cột buồm hay xuống khoang trèo. Thậm chí có các ống đồng chạy
dọc thân thuyền để thông báo mệnh lệnh cho các nỏ thủ Ballista. Với hệ thống
này thì thông tin trên thuyền luôn được đảm bảo nhanh và chính xác hơn rất
nhiều lần truyền tin bằng miệng hoặc bằng người chạy đi chạy lại. Hệ thống
truyền tin giữa các thuyền thì Nguyên Quốc đã hệ thống cờ hiệu phức tạp sẽ đào
tạo riêng cho nhóm các hoa tiêu trên cột buồm. Còn trong đêm tối thì việc
truyền tin này lại trở nên đơn giản hơn với hệ thống hò đốt gồm năm cửa đóng
mở theo các tầng suất khác nhau để tạo nên thông tin truyền đạt.
Những hệ thống truyền tin trên không thể thực hiện một cách chuẩn xác nếu
không có ống nhòm trang bị. Nói đến ống nhòm với mắt thấu kính màu xanh, cộng
thêm hơi có gợn sóng làm cho chất lượng hình ảnh quả thật là khá kém, nhất là
những chiếc ống nhòm bé của sĩ quan chỉ huy. Nhưng kể cả như vậy thì đây cũng
là một tiến bộ vượt xa thời đại này. Nó mang lại ưu thế quá lớn cho thủy quân
Đại Việt trong việc tác chiến cũng như phát hiện địch nhân.
Đêm ngày 5 tháng 2, tòa thành ấp Nin Hải đang ngập chìm trong bóng tối. Chỉ có
vài ánh đuốc leo lét bên tường thành đất thấp lè chừng 2,5m mà thôi. Tòa thành
ấp này quả thật là khá bé với chiều dài mỗi cạnh chỉ là 500m mà thôi. Lúc này
đây một đám binh lính đang dần tiếp cận khu thành trì này, từ sáng nay Nguyên
Quốc và hạm đội đã có mặt tại khu vực vịnh biển Ninh Hải ( Móng cái ngày nay)
nhưng tất cả chiến thuyền đều neo đậu ngoài khơi xa mà cho thuyền bé tiến nhập
điều tra tình hình. Các thám báo quân Đại Việt dùng thuyền nhỏ đi ven theo
cây cối của các rừng cây ngập mặn mà tiến vào Sông Ka Long một con sông chảy
qua vùng đất Ninh Hải. Rất may mắn là tại đây nhóm thám báo bắt gặp hai cậu bé
người Âu Việt, chúng chính là người dân sống xung quanh thành ấp Ninh Hải nên
hiểu rất rõ về nơi này. Cha đứa trẻ này đã chết trong cuộc tiến quân đường bộ
lần thứ nhất của quân Đông Ngô. Mẹ chúng thì bị bắt vào thành phục vụ binh sĩ
đóng tại đây, thật ra thì không cần nói rõ cũng biết mẹ của hai đứa bé này
đang chịu cảnh đối xử như thế nào. Cũng khá ngạc nhiên là hai đứa bé này có
thể sống sót qua 6 tháng thời gian quân Ngô chiếm đóng Giao Châu miền bắc.
Thì ra hai đứa bé này một 12 tuổi một 8 tuổi cả ngày lang thang ngoài đồng
ruộng bỏ hoang mà bắt rắn, ếch nhái cùng một số động vật như gà rừng để lót
bụng…. Cua cá chúng cũng bắt không ít để tồn tại, may nắn nhất đó là chúng
không bị cá Sấu xơi tái. Ban ngày tiếp cận thành Ninh Hải để thám thính là
không thể nhưng với ống nhòm nhỏ được trang bị thì không cần thiết phải tiếp
cận thành trì như xưa. Thông qua dẫn đường của hai đứa bé này thì các thám báo
rất nhanh tìm thấy vị trí một ngọn núi nhỏ thuận tiện cho việc quan sát dành
Ninh Hải phía dưới.
Thông qua loại dụng cụ " thiên lý nhãn" này, các thám báo của quân Đại Việt
đã nắm rõ tình hình trong thành Ninh Hải một cách dễ dàng. Quả thật trong
thành vận chuyển ra vào rất nhiều xe chứa các bao tải nhìn có vẻ như là lương
thực vậy. Ngoài ra nơi này còn có tới 500 thanh niên trai tráng Lạc Việt đang
làm phu khuân vác và vận chuyển. Số lính canh phòng tại tòa thành này chỉ có
vào khoảng 200 người mà thôi. Chính vì nguyên nhân như vậy Nguyên Quốc quyết
định ghe theo ý kiến của các sĩ quan như Hà Thương, Hà Thuẫn và Lý Nguyên Phúc
( là một người hán được Nguyên Quốc ban tên họ) đó là cho thuyền Chiến ban đêm
vào tới cửa biển sông Ka long sau đó vận chuyển lính bằng thuyền nhỏ rồi tập
trung đánh vào thành Ninh Hải lúc nửa đêm. Mục đích của họ là đốt cháy lương
thực và rút lui nên trang bị khá nhẹ nhàng chủ yếu là mang theo dầu hỏa mà
thôi.