Người đăng: KennyNguyen
Những chiếc bánh xe nước khổng lồ này là trực tiếp cắm xuống dòng sông Lục Hải
sao?. Làm sao có chuyện dễ dàng như vậy. Cắm một chiếc bánh vào giữa dòng
không nói đến độ khó của việc các trụ cố định. mà căn bản chúng không thể tồn
tại với mùa nước lũ của Giao Châu cho được. Việc chế tạo bánh gỗ cực nhanh và
dễ đối với các công tượng. Vì gỗ là không thiếu, mà loại gỗ để dùng là Tùng
sam cực nhẹ và bền với nước. Tất nhiên có sự lựa chọn tốt hơn đó là Gỗ Giẻ Đỏ
nhưng Tùng San lại được ưu tiên vì nó có kích thước lớn hơn và dài hơn Giẻ đỏ,
do vậy khi chế tạo những đại hình khí cụ như bánh xe nước cao 20m này thì vẫn
nên dùng loại gỗ Tùng Sam.
Gỗ thì Đại Việt không thiếu, chạy vào rừng cưa một buổi sau đó cho voi kéo
ra đem đi sấy khô là xong hoàn toàn. Công nghệ "phá rừng" của Đại Việt đã có
một bước tiến vững chắc với tốc độ tàn phá khủng khiếp. Nhưng tính ra số lượng
gỗ Đại Việt khai thác chỉ là muối bỏ bể đối với diện tích rừng nguyên sinh
thời này mà thôi. Chỉ sau 2 tuần thì 3 chiếc bánh xe gỗ đã hoàn chỉnh được tạo
ra với những mộng ghép và khớp nối chắc chắn vô cùng từ bàn tay người thợ lành
nghề Hán tộc. Nhưng công việc tiếp theo mới thực sự là mất thời gian và sức
lực. Một con sông nhỏ được đào song song cùng sông Lục Hải được tiến hành đào
bới. Con sông này chỉ dài 1km thôi và cách sông Lục hải 500m về phía bờ. Phía
thượng nguồn thì rộng đến 20m nhưng phía hạ lưu con sông này chỉ có 10m mà
thôi. Con sông này được đào sâu còn hơn cả lòng sông Lục Hải và được kè … gạch
cẩn thận. Phải đó là kè gạch mà không phải đá.. bởi thời này không có thuốc nổ
thì khai thác đá vất vả hơn nhiều nung gạch bằng thang đá…. Nói chung là gạch
này chất lượng không hề cao bởi lẽ không tốn công nhào trộn hay tinh lọc đất
sét, vì Đại Việt cần số lượng gạch lớn chứ không cần chất lượng cao… Việc
lắp 3 bánh xe dọc con sông dài 1km này dễ dàng hơn nhiều việc đem bánh xe nước
ra giữa dòng Lục Hải mà lắp…. 7000 người thanh nhau lao động không kể ngày
đêm, kể cả Nguyên Quốc cũng tham gia vào công việc đào đắp này.
Cuối cùng thì sau hai tháng cũng đến ngày đào thông miếng đất cuối cùng để dẫn
nước từ Lục Hải vào con song đào lịch sử này. Tất nhiên cửa sông đào sẽ có hệ
thống cửa 3 lớp bằng các tấm gỗ lớn, có thể điều chỉnh lượng nước ra vào, nếu
vào lúc lũ lụt thì có thể đóng hoàn toàn để bảo vệ các bánh xe nước trong kênh
đào. Ngày tháo nước vào kênh đào là ngày hội vui nhất của nhân dân Đại Việt
bộ. Một kì tích dã được chính bàn tay họ tạo ra, với sự lãnh đạo anh minh của
tù trưởng thần tiên Lý Nguyên Quốc . Không ai bảo ai người dân quỳ xuống mà
cúi lạy hình bong sừng sững bất động nơi kia, đó là hình ảnh của Nguyên Quốc
khi hắn cũng đang xúc động mà nhìn dòng nước đang mãnh tiến đưa vào trong hệ
thống mương máng canh tác của những thước ruộng vuông vi cao hơn 10m so với
mực nước song Lục Hải. Kể từ đây diện tích canh tác của Khúc Dương sẽ mở rộng
vô hạn kể, bởi chỉ càn có thời gian họ lại sẽ đào Kênh dẫn nước và tạo thêm
bánh xe vậy thì những vùng đất cao hoàn toàn có thể canh tác một cách thuận
lợi. Mà chỉ riêng con kênh đào mang tên Anzarali này cũng có thể lắp được thêm
ít nhất 3 bánh xe nữa cơ đấy. Tất nhiên những bánh xe nước lắp phía dưới thì
động lực có lẽ sẽ thấp hơn chút đỉnh.
Vui nhất có lẽ là trẻ em Đại Việt, đã không ít đứa nhảy ùm ùm xuống kênh đào
mà bơi lội đơn giản bơi nơi này không sợ cá Sấu hay trăn rắn gì cả. Ít nhất là
giờ này chưa có đấy… Mỉm cười thỏa mãn Nguyên Quốc quay mình mà ra lệnh…
- Tất cả tập trung ươm mạ cấy lúa thôi, năm nay chúng ta sẽ bội thu….
- Chủ công muôn năm… tù trưởng muôn năm…. thủ lĩnh muôn năm….
Rất nhiều cách gọi khác nhau chưa thống nhất đều để ám chỉ Nguyên Quốc mà
thôi, nhưng theo nghĩa nào thi hắn vẫn là người đứng đầu, người mang lại kì
tích cho 7000 người dân Đại Việt. À mà nhầm là 10 ngàn người dân Đại Việt,
phải là 10 ngàn chứ không phải 7 ngàn… 7 ngàn người chỉ là đang tập trung tại
Lục Hải bộ mà thôi… còn có 1000 người đang xây dựng hàng rào phòng thủ cao lớn
dài dằng dặc tại Đồng Muối, và 2000 người đang khởi công xây dựng lại căn cứ
Đồn Mỏ… Vì đâu lại mọc ra 3000 người này… điều này phải nói đến Khu căn cứ
trên sông Giá mà Nguyên Quốc quyết định cho xây dựng tại đảo nổi Thu Khuê.
Không nói đâu xa sau khi Nguyên Quốc rời Sông Giá xuôi dòng Bạch Đằng mà về
Khúc Dương thì Hà Tùng đã bắt đầu hành động nơi đây. Với 800 thủy binh Việt
gốc Hán và 100 nhân đã từng thuộc chiến bộ của họ hà thì lão già này bắt đầu
diễu võ đương oai tại các khúc song lớn lọc sông Kinh Môn, Sông Giá và Sông
cẩm có những lúc lão còn phóng tới gần cả thành Bắc Đái để uy hiếp. Điều quan
trọng đó là các tướng sĩ gốc Hán đều cắt tóc ngắn, đôi khi là cạo trọc cả nai
bên mai, thân thể thì để trần săm đầy hình Giao Long. Lão Hà Tùng này đã nói
với Lý Nguyên Bảo và các tướng sĩ Việt gốc Hán.
- Mấy đứa muốn thành người Việt trước tiên phải học tiếng Việt, văn hóa Việt…
thay đổi đầu tiên là từ ngoại hình đi…
Vậy là 800 binh sĩ chịu đau đớn mà săm toàn bộ cơ thể hình Giao Long dữ tợn và
cắt tóc ngắn. Nhìn đám binh gốc hán này giờ đây ngoài hơi trắng và to cao một
chút thì không khác gì Việt Tộc Âu- Lạc. Chính vì họ đầy hình săm cộng thêm
tóc ngắn nên các bộ lạc hai bờ các con Sông Kinh Môn, Sông Giá và Sông Cẩm khi
thấy chiến thuyền đi qua đều nhảy ra mà hoan nghênh tới tấp. Đây chính là mưu
sách của Lão Hà để dụ các cá nhân còn sót lại cảu các bộ lạc bị đánh tan ở hai
bên bờ sông. Chỉ trong vài tuần nhân số tại Thu Khuê tăng lên thêm hơn ngàn
người, trong đó các chiến bộ rải rác của người Việt là 400 chiến binh. Đến lúc
này áp lực lương thực khiến căn cứ nơi này không chịu nổi. Lão Hà đành cử 2
chiến thuyền chở 400 người sơ tán bớt về Khúc Dương trong đó 200 người chèo và
200 người được vận chuyển, đều là dân thường binh lính đi theo chỉ có 20 người
để dẫn đường và điều hướng. Biết được tình hình Nguyên Quốc quyết định tách ra
5 chiến thuyền đang neo đậu tại Đồng Muối thực hiện các chuyến đi lại từ Đồng
Muối căn cứ đến Thu Khuê đảo nổi để di tản dân chúng. Thu Khuê dự định sẽ xây
dựng thành căn cứ quân sự thuần chất nên chỉ có binh sĩ ở lại mà thôi.
Sau hai tháng vất vả thì quân số tại thu khuê tăng lên đến 1 ngàn 800 người
trong đó các chiến binh ở lại là thủy quân gốc hán 8 trăm và chiến binh Việt
tộc hơn 1ngàn người. Còn dân thường thì vận chuyển hết về Khúc Dương chủ yếu
tập trung tại Đông Mỏ và Đồng Muối xây dựng căn cứ. Hai nơi này sở dĩ quá
trình xây dựng kéo dài hơn vì không có vơi cũng như Trâu kéo búa máy mà hoàn
toàn dựa vào sức người. Nhưng kể cả như vậy thì cả hai khu này trở nên khan
trang hơn rất nhiều, dự kiến sẽ hoàn công trong không xa. mà trong 3000 người
dân thường này cũng không thiếu nam nhân trưởng thành, khả năng cao sau khi
xây dựng hoàn tất thì phụ nữ sẽ được vận chuyển về khúc dương lo việc sản xuất
hậu phương còn các Nam nhân sẽ ở lại thực hiện huấn luyện quân sự và trở thành
binh sĩ trấn thủ các cứ điểm này. Các sĩ quan từ Khúc Dương đã được cử đến đây
để thực hiên bước đầu quá trình huấn luyện.
Việc đồng hóa các bộ tộc này không gặp quá nhiều khó khăn vì đa số Lang bộ của
họ đều theo Sĩ Huy chiến đấu, tiếp theo đó là bị tàn sát bởi quân Đông Ngô ,
một số ít còn lại đã bị lão Hà Tùng thuyết phục. Không thuyết phục được thì
lão già ngoan độc này đã bí mật giải quyết cả rồi. Nói chung cách làm việc của
lão này triệt để hơn Nguyên Quốc nhiều lần, và hiệu quả cực cao.