Đột Phá (1)


Người đăng: KennyNguyen

Tiếp theo là hàng loạt vấn đề được đưa ra vừa mang tính chất thông báo kết quả
cho Nguyên Quốc vừa mang tính chất bàn bạc vừa mang tính thông báo. Để phục vụ
vấn đề sản xuất khí tài cho quân đội ngày càng mở rộng thì hậu cần quân từ 300
người đã mở rộng thành 450 người trong đó 150 nhân mới đều là thiếu niên 14,
15 tuổi, thật không thể nào làm khác được vì trưởng thành nam nhân nhập ngũ
chiến đấu hết rồi. Nhưng thiếu niên thời này 14,15 tuổi đã lao động cực kỳ
tốt. Sức sản xuất của hậu cần binh tăng mạnh một cách đáng kể. Nguyên Quốc đặt
tên riêng cho nhóm này là cục quân khí, tuy nói là quân khí nhưng những vật
dụng thường ngày cho dân chúng thì nếu rảnh họ vẫn chế tạo.

Theo tình hình thông báo thì cuộc sống tại Khúc Dương Thành của nhân dân khá
là sôi nổi. Vì có tiền tệ nên việc lưu thông và định giá hàng hóa trở nên dễ
dàng hơn rất nhiều. Các cửa hàng cũng mọc ra không ít, nhất là lúc này phụ nữ
Việt cũng tham gia những công việc mà tưởng chừng như đàn ông mới tham gia, ví
dụ như rèn đúc đồng thì có không ít mẹ của các thiếu niên mở lò rèn trước đây
cũng tham gia vào, sau mẹ thì là cô, bác chị gái đều có thể tham gia. Lực
lượng dân quân cũng có đến 500 nữ binh sĩ tham gia luyện tập thường xuyên để
thủ thành trì.

Điểm tiến bộ nhất của Đại Việt không ngờ lại là cung tên. Nguyên Quốc lo lắng
đến sức lực của người Việt mà chế cánh cung khá mềm cộng thêm hệ thống ròng
rọc trợ lực, vậy nên cây cung cũ này lực kéo chỉ bằng một nửa cung Hán nhưng
tầm xa lại ngang ngửa với cánh cung của người Hán là tầm 90m. Cánh cung Nguyên
Quốc chế tạo nhẹ đến nỗi phụ nữ và thiếu niên Đại Việt đều dùng được. Mà lượng
cung Hán phức hợp Nguyên Quốc thu được rất nhiều qua các trận đánh, nhất là
lần khuân kho cảng thủy quân Nam Triệu được tận 2000 thanh. Vốn dĩ lực kéo cần
thiết của mấy thanh cung Hán này cần rất mạnh gần như gấp đôi cung trợ lực của
Đại Việt nên Nguyên Quốc thả chúng vào dân gian cho nhân dân sử dụng nhưng
Nguyên Quốc khinh thường sức sáng tạo siêu cấp của người Việt.

Dân chúng học theo cung quân đội Đại Việt mà tự chế tạo ra các ròng rọc đồng
lắm vào cung Hán. Nhưng vì cánh cung hán quá dài nếu lắp kiểu 3 dây thì khoảng
cách kéo lên tới cả mét. Thế nên họ cắt bớt đoạn đoạn hai đầu cánh cung cho
ngắn bớt, sau đó lắp hệ thống ròng rọc trợ lực vào. Kết quả là lực kéo bằng
2/3 trước kia mà mũi tên đi xa đến 130m. Toàn bộ dân chúng Đại Việt ai ai cũng
có một cây cung loại này, phong trào luyện cung tên nở rộ khắp nơi.

Nhưng đó là về mặt dân gian, bên phía quân đội cũng đã thay đổi toàn bộ cung
tên của họ để tận dụng tối đa sức lực của binh sĩ. Cánh cung giờ làm bằng gỗ
Thanh Tùng nguyên khối dài 1,4m có lắp trợ lực, tầm xa đến 150-160m đây là
cung tiễn trang bị chính thức cho quân thủ thành, hoặc thủy quân. Nhưng quân
bộ binh đánh du kích thì trang bị cung mỏng hơn ngắn hơn chỉ dài 1.2m với tầm
bắn 120m mà thôi. Du kích cần bắn nhanh và không vướng khi di chuyển vậy nên
cần vũ khí chuyên biệt hơn. 120m đã là con số hài lòng đối với Nguyên Quốc
rồi. Chính vì lý do này một loạt cung tre quân đội bị thải loại, cung này rất
nhẹ và mềm lại càng thích hợp hơn cho phụ nữ và thiếu niên.

Nói một cách chuẩn xác nếu giờ đây có ai đó tấn công thành Khúc Dương sẽ phải
đối phó 500 tiễn thủ chuyên nghiệp với tầm bắn 160m, khả năng xuyên giáp đáng
kể và tầm, và 4000 tiễn thủ phụ trợ tầm bắn 90m-120m bao gồm phụ nữ và thiếu
niên Đại Việt . Phong trào huấn luyện quân sự là toàn dân.

Vấn đề chế cung không hề đơn giản với dây cung đòi hỏi chất lượng cực cao.
Xong điều này chả làm khó được dân Đại Việt . Trâu rừng là có hạn việc săn bắn
không dễ dàng nhưng câu cá sấu là chuyện khác. Đúng vậy nếu hỏi nhiều nhất tại
Giao Châu là gì vài thời điểm này. Xin thưa đó là Giao Long( Cá Sấu) . Đầm lầy
bãi bồi có ở khắp nơi trên đất Giao Châu, đây là nơi sinh sống lý tưởng cho cá
Sấu. Trước kia dân Việt cổ sợ Cá Sấu như thần do lớp da của chúng quá chắc
chắn vũ khí đồng không làm gì được. Nhưng nay thì khác. Thuyền độc mộc cộng
thêm lưỡi câu thép to bản nối với dây gân bò. Cộng thêm vài cái lao thép có
ngạnh vậy là một bộ săn cá sấu ra đời. Cả một vùng đầm lầy xung quanh sông Lục
Hải số lượng cá sấu như bị giảm mạnh vì nạn săn bắn quá độ. Người Việt lấy da
cá sấu làm giáp bọc ngoài lớp mây để chống cháy. Thịt để sấy khô ướp muối dùng
dần. Quan trọng nhất là gân cá sấu chất lượng tốt hơn gân bò quá nhiều.

Phải nói lúc này đây hình tượng lính Đại Việt rất quái, vì họ mặc giáp là da
cá sấu bọc ngoài lớp mây nên nhìn rất xù sì và xấu xí. Nói đúng hơn là hình
tượng của họ hơi kinh dị. Cộng thêm việc săm mình và cắt tóc ngắn thì giới
trung nguyên chắc lại gọi Việt tộc là Man dân rồi. Nhưng nếu so sánh về mặt
bằng chung văn hóa thì Hán tộc chẳng qua cũng chỉ ngang ngửa Việt tộc mà thôi.

Theo như dự kiến sẽ là một tháng thời gian huấn luyện thủy binh mới và tiến
hành tấn công Ninh Hải, nhưng quả thật người dân sông Cẩm chưa thể hồi phục
lại sức lực sau 1 tháng. Vì lí do an toàn cho lần hành động này Nguyên Quốc
quyết định dời cuộc chiến thêm một tháng nữa tức là sẽ tấn công Ninh Hải vào
tháng 2 năm 230. Có thể vì Nguyên Quốc xuyên không mà thò một tay khuấy tung
Giao Chỉ khiến cho quân Đông Ngô do Lữ Đại không thể bào chiến thắng nhanh
chóng Sĩ Huy như trong lịch sử, cũng có thể vì nguyên nhân khác mà giờ đây Sĩ
Huy vẫn dằng co với Lữ Đại mặc dù đang ở thế yếu.

Nhưng 2 tháng để cho Đại Việt bộ tại Khúc Dương biến đổi rất nhiều. Với sự lao
động cần mẫn của cả 7000 quân và dân Đại Việt thì rất nhiều công trình được
hoàn thành. Thứ nhất là tuyến phòng thủ dài 3km dọc bờ sông Lục Hải đã hoàn
thành với tường gỗ cao 10m được phủ bởi đất rất dày. Phía trên tường thành là
lộ rộng 5m giúp cho việc tác chiến cực dễ dàng.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là 3 bánh xe nước khổng lồ, với những xô chứa nước
được gắn ở mép ngoài cùng của dầm mái chèo ( xem ảnh chú thích bên dưới). Khi
dòng nước chảy qua sẽ khiến bánh xe quay tròn và đưa xô chứa nước lên đỉnh của
bánh xe cao tới 20m này. rồi từ đây nước sẽ được rót vào hệ thống máng dẫn
nước trên cao dẫn tới khu vực canh tác lúa nước cao hơn 10m so với mặt sông
Lục Hải. Hệ thống bánh xe nước này ngày nay vẫn thấy ở các con suối nhỏ nơi
vùng cao các bà con dân tộc sinh sống, nhưng vào thời điểm này thì có lẽ đây
là chiếc bánh xe nước đầu tiên của thế giới. Để tạo ra được các bánh xe nước
này thì công lao to lớn nhất dĩ nhiên là người đưa ra thiết kế Lý Nguyên Quốc.
Nhưng những người thợ tay nghề bậc cao làm ra chúng lài là công tượng cục cơ
khí kết hợp 200 tù binh công tượng đóng thuyền người Hán. Phải nói một cách
công bằng tay nghề mộc của người Hán mạnh hơn người Việt. Bánh xe nước khổng
lồ này có hệ thống vòng bi trục bằng sắt, đây là một sự kết hợp tuyệt vời giữa
cơ khí hiện đại và cơ khí trung cổ, nó khiến cho bánh xe nước chạy trơn chu
hơn rất nhiều. Mỗi bánh xe như vậy cố thể múc đến 150 lít nước một phút, năng
suất của chúng cao hơn gấp 150% so với người anh em trong sử sách ghi chép, vì
đơn giản chúng dùng trực bi để vận hành.

Chưa dừng lại ở đó Nguyên Quốc còn tung ra các thiết kế bánh xe nước dạng nhỏ
để phục vụ cho các mục đích tỉ nước các khu vực cao thấp khác nhau với độ
chênh lệch nhỏ trong khu canh tác ( xem chú thích). Thực ra người hiện đại rất
khó tưởng tượng ra các loại máy móc cơ khí sức nước kiểu này. Chỉ có Nguyên
Quốc là một khảo cổ gia nên đông tây kim cổ gì các nền văn minh hắn đều có tìm
hiểu. Mà khác với những nhà khảo cổ đương thời, ngoài đam mê về khảo cổ các di
tích của người Việt Nguyên Quốc quan tâm nhất đến khảo cổ về văn minh Hồi
Giáo. Phải đây là một nền văn minh bị thế giới xem nhẹ và lãng quên, nhưng quả
thật đây mới là nền văn minh với nhiều phát minh ảnh hưởng đến khoa học hiện
đại. Ví dụ như trục cam biến chuyển động tròn thành chuyển động tịnh tiến, hay
ngược lại là do người Hồi Giáo phát minh tước người phương Tây 5 thế kỷ. Vậy
mà bấy lâu người ta vẫn nhầm tưởng đây là phát minh của người phương tây… và
rất nhiều ví dụ khác như xilanh bơm, hệ thống xiphong điều khiển lượng nước
v.v.. Nền văn minh từng là trung tâm của thế giới gần 5 thế kỉ vậy mà bị lãng
quên và không được đánh giá một cách chính xác. Chính điều này khiến Nguyên
Quốc đam mê nghiên cứu, và những cỗ máy như vậy chính xác xuất phát từ những
tìm tòi đó.


  • Chú thích https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=131568190987359&id;=100024025355502


Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương #70