Luyện Binh Mà Thôi.


Người đăng: hieu03052002

Thật ra kị binh của Đại Việt vẫn rất non trẻ, họ chỉ thành thục một số chiến
thuật cơ bản nhất của kị binh, cộng thêm chỉ có một số ít chiêu số trên lưng
ngựa mà thôi. Những chiêu số và chiến thuật này đều là Nguyên Quốc trước đây
có đọc qua những giới thiệu trong các nghiên cứu ve lịch sử, rồi hắn kết hợp
cùng suy luận cùng khả năng sử dụng binh khí của bản thân mà xây dựng nên. Nếu
để so sánh Kỵ binh Đại Việt và các đội Kỵ Binh lừng danh như Hổ Báo Kỵ của
quân Ngụy, Thiết Kỵ Tây Lương của Mã gia - Bạch Mã Nghĩa Tòng của Công Tôn
Toản, Bạch Mạo Thân Binh của Lưu Bị. Tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập
khiễng khi mà Kỵ Binh chỉ mới thành lập được 2 năm mà thôi, trong đó thời gian
chính thức tập trung huấn lyện chỉ là 7 tháng. Nhưng không thể nói Kỵ Binh
Đại Việt quá yếu vì họ có những thế mạnh hết sức riêng biệt như Voi Chiến,
đây là khắc tinh của ngựa chiến, Kỵ Ngưu vừa là yếu điểm lại vừa là ưu điểm,
Yếu điểm ở chỗ chúng lầm lì hơn Ngựa chiến, khó mà tăng tốc một cách đột ngột,
thứ hai tốc độ của ngưu quả thật không thể so với ngựa cho được, vậy nên nếu
chiến đấu theo kiểu dã chiến đuổi bắt thì Ngưu Kỵ đảm bảo bị Mã Kỵ vờn đến
chết, thế nhưng chúng cũng có ưu điểm đó là hành quân rất bền, Khả năng mang
vác nặng tốt, bơi giỏi . Và quan trọng là nếu đối đầu trực tiếp xông vào nhau
đảm bảo Mã Kỵ sẽ chịu thiệt vì thiên tính của mã là sợ ngưu, thêm vào đó chiêu
húc thẳng vào đối phương rất nguy hiểm… Ưu điểm tiếp theo của Kỵ binh Đại
Việt đó là truy trang bị như Trọng Giáp kị binh nhưng họ lại chiến đấu như
kinh kị binh được. Điều này có được là do giáp của Đại Việt nhẹ hơn rất
nhiều giáp của Hán tộc trọng binh gồm toàn sắt thép… Một Trọng Giáp Kỵ Binh
của quân Hán dù là ngựa tốt cũng chỉ có thể xung phong một lượt tầm 200m là
hết đất dùng. Thế nhưng vì Đại Việt giáp nhẹ hơn, Trâu có lực tải lớn hơn
thế nên sự đáng sợ trong khi xung phong vào bộ binh đội hình của quân Đại
Việt là rất lớn.

Bên cạnh đó cũng kể đến các chiêu thức của Đại Việt đơn giản, cái này vừa có
yếu điểm, lại cũng có ưu điểm, yếu điểm đó là nếu bị tách khỏi đội hình thì kỵ
Binh Đại Việt không thể đấu tay đôi cùng các đội Kỵ Binh khác thế nhưng vì
chỉ có vài động tác đơn giản nên binh sĩ Đại Việt tập luyện rất thành thục
chúng. Nhìn trong chiến trường có thể thấy được đơn giản nhưng sức sát thương
cực cao, nơi nào Ngưu Kị đi qua là máu vương tới đó…

Đúng lúc này thì tiếng kèn réo rắt của bộ binh vang lên… Bộ Binh của Đại
Việt đã xuất trận… Thật ra theo chương pháp thì Cung tiễn thủ phai bắn một
vài lượt gây náo động những hàng tiền phong của quân địch thì mới cho Kỵ binh
lao vào, lúc ấy mới giảm thiểu thương vong cho Kỵ binh. Thế nhưng đó là lý
thuyết, chiến trường là nơi thực tiễn để vận dụng lý thuyết một cách linh
hoạt, đấy là lý do sách binh thư cả đống, ông nào cũng thuộc nhưng có mấy ai
thành chủ tướng ba quân được. Có đôi khi nhạy cảm chiến cơ là yếu tố năng
khiếu bắt buộc của chủ tướng ba quân. Ma nói về điểm này thì nói thật Triệu
Quốc Đạt có phần nhỉnh hơn Nguyên Quốc, có thể nhận xét là vội vàng và võng
đoán thế nhưng trận chiến ngày hôm nay tại ngoại thành Chân Nhung đã nói lên
rất nhiều điều.

Mỗi một trận chiến thì chiến trường biết đổi tróng mặt, nếu dập khuôn theo
sách binh thư cũng có thể thành một vị tướng quân chỉ huy quy củ. Chậm chắc,
cùng với vững vàng, ít gặp sai lầm dẫn đến ba quân bị diệt, nhưng lại dễ bỏ lỡ
thời cơ. Nói đến dẫn quân thì hai dạng người linh động cùng bao thủ đều có ưu
nhược điểm nhất định. Người lãnh đạo là biết vận dụng họ sao cho hợp lý từng
thời điểm, từng chiến trường phù hợp.

Ở trận chiến mà Triệu Quốc Đạt đang chỉ huy thì thời cơ đến đúng lúc khi quân
tâm của lính Đông Ngô tan rã, hàng ngũ xáo động một cách kịch liệt khi chủ
tướng của họ bị bắn chết tươi trên chiến trường, lúc này toàn quân chưa ai
đứng ra tiếp nhận chỉ huy. Lúc này nếu để cho cung thủ từ từ tiến lên xạ kích
đôi khi lỡ nhịp trận chiến. Chính vì thế Triệu Quốc Đạt xua ngay Voi chiến mở
đường kị binh mở rộng chiến quả. Và quả thật Triệu Quốc Đạt hắn thành công
tuyệt đối khi Tượng Binh và Ngưu binh của Đại Việt xỏ xiên một cách dễ dàng
qua đội ngũ đối phương. Giờ đây họ đã chạy xuyên hẳn qua hàng ngũ của Đông Ngô
quân một đoạn và đang tổ chức binh lực tập kích hâuk phương của địch. Trong
khi đó bộ binh Đại Việt đã áp sát đến tầm 50m tiền quân nhốn nháo không có
hình thù của Đông Ngô.
Nhưng Triệu Quốc Đạt không ra lệnh cận chiến ngay lập tức, Đại Việt người
vẫn còn một vũ khí chưa sử dụng qua. Chỉ thấy hàng lính đi đầu của Đại Việt
không phải trường thương binh mà là một nhóm thuẫn binh tay cầm mũi lao. 200
lính ném lao rút ra ngọn lao dài 1.2m sau lưng mà bắt đầu lấy đà. Còn cách 20
m thì các binh sĩ cầm lao này phi thẳng mũi lao về địch thủ sau đó giơ thuẫn
mà xếp lại đội hình theo các hàng dọc. Từ hai bên các phương trận trường
thương binh phía sau tiến lên vượt qua thuẫn binh, chỉ thấy sau khi vượt qua
thuẫn binh thì nhóm phương trận này liền giãn nở khoảng cách lập tức chỗ trống
là không hề còn…

Một dàn trường thương như rừng chĩa thẳng về phía trước mà đâm, họ chỉ đâm với
3/4 sức mạnh mà thôi sau đó sẽ đều tăm tắm rút lại. Phương trận trường thương
đâm theo nhịp điệu của kèn hiệu, rất quy củ, rất đều đặn…

Trận chiến này quá là may mắn với dân quân mà Triệu Quốc Đạt đã dày công huấn
luyện bao lâu, những đội quân chưa thực sự trải qua chiến tranh quá quy mô như
thế này cần một đối thủ nhẹ kí nhưng không quá yếu để tẩy lễ. Và hôm nay họ đã
may mắn gặp được cơ hội này.

Mỗi lượt đâm là một loạt tiếng rên la cộng thêm máu tươi phun tứ tán, nếu nói
là đồ sát một bên thì cũng không đúng vì quân Đông Ngô trong tuyệt vọng bắt
đầu tổ chứng những nhóm phản công… Đại Việt trường thương binh bắt đầu xuất
hiện thương vong khi bị áp sát. Dù vậy nếu tiếp tục theo xu thế này thì chỉ
cần mỗi Trường Thương binh tiếp tục tiến lên cũng có thể đánh tan quân Đông
Ngô rồi. Nhưng Triệu Quốc Đạt đã coi đây là một cuộc "tập trận" thực tế mang
tính quy mô thế nên hắn không bỏ lỡ cơ hội tận dụng tất cả những quân bài mình
có trong tay để thử nghiệm. Không phải Triêu Quốc Đạt khinh địch mà tình hình
thực tế chiến trường đến lúc này cho phép hắn làm điều đó… Chỉ thấy tiếng kèn
trận lại réo rắt vang lên, các Phương Trận bắt đầu co lại tạo thành các khe
trống bên cạnh mình, từ đây những binh sĩ đã ném lao rút ra Gladious kiếm hai
lưỡi cùng thuẫn bài che chắn tiến vào trận địa.

Chiếc thuẫn bài chữ nhật cong đặc chưng của lính la mã, cộng thêm kiếm
Gladious, mũ sắt, áo giáp kín thân, họ không khác mấy binh lính Legion. Có
điều vì trang bị để leo trèo công thành nên giáo của họ nhỏ nhẹ hơn Legion
trọng bộ binh nhiều. Thuẫn của họ cũng bé hơn, Kiếm cũng ngắn hơn với tầm 60cm
lưỡi mà thôi. Thứ này trang bị để cho chiến đấu không gian hẹp, linh động
không vướng víu mà vẫn đảm bảo an toàn nhất định.

Kiếm giáp thuẫn binh hạng trung được tung vào chiến trường đã nhấn chìm đi một
chút gì đó hi vọng mong manh của người Hán tại nơi đây. Chỉ thấy từng nhóm 5
người Kiếm thuẫn che chắn cho nhau mà lao vào quân Đông Ngô như hổ lạc bày dê,
trong khi hai bên va chạm dồn nén đến giơ tay lên cung khó thì các binh sĩ trẻ
khỏe Việt tộc vẫn nhanh nhẹn báo liệp sát con mồi. Bất quá nếu quan sát kĩ thì
họ chỉ có hai ba chiêu thức mà thôi.

Lấy thuẫn cản phía trước, trùng trọng tâm đẩy thuẫn, tay phải đâm ra ngoài,
góc độ đâm có thể từ dưới xéo lên để xuyên vào nách, đây là vị trí cực khó
phòng thủ. Nếu lực đẩy đủ mạnh khiến quân địch mất trọng tâm thì họ sẽ đâm
theo chiều từ trên xuống để xuyên họng đối phương. Chỉ thấy các bóng kiếm như
lưỡi rắn thò ra thụt vào sau tấm thuẫn lớn che chắn mưa gió không lọt, mỗi lần
như vậy là mạng người ra đi hoặc chân tay đứt gãy. Chiêu tiếp theo đó là hếu
sức đẩy địch nhân quá mạnh không kéo giãn được khoảng cách thì họ sẽ dùng
thuẫn mà chọc thẳng xuống mu bàn chân đối phương, đau đớn Hán tộc nhân sẽ lộ
sơ hở để những chàng trai Đại Việt thu gặt tính mạng. Quan trọng nhất là
người việt bất kì đẩy hay đâm đều tuân theo theo nhịp điệu, có thể là nhóm nhỏ
năm người, hay nhóm lớn do nhiều nhóm nhỏ ghép lại, vừa cường đại, lại vừa
linh hoạt…


Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương #198