Kỵ Binh Đại Việt


Người đăng: hieu03052002

- Kỵ binh xông lên…

Tiếng kèn dài ngắn báo hiệu Kị binh xung trận trầm muộn vang lên, đây chính là
điểm mới trong huấn luyện của người Đại Việt, hệ thống truyền tin trong
chiến trận bao gồm cơ hiệu, kèn và trống, giờ đây kèn đã thay thế hẳn tù và
trong việc điều khiển quân đội trong các đơn vị nhỏ từ 2000 người đổ xuống…
kèn lớn trầm muộn là xung phong của kị binh, kèn nhỏ réo dắt tạo nhịp cho bước
chân hành quân của lính đánh bộ. Thu quân vẫn dùng tiếng chiêng, cờ hiệu trên
tháp cao phù hợp cho những trận đánh lớn phục vụ cho các các đơn vị chiến đấu
ở cách xa nhau khiến việc truyền tin bằng Kèn không quá chính xác. Trống trận
là nhịp điệu chung điều khiển tiết tấu của trận đánh, thúc dục xông trận, đi
đều tiến chậm… Tất cả quân nhân Đại Việt việc đầu tiên học tập là làm quen
với việc đi đều, chạy đều, xếp hàng ngũ quay trái phải… và quan trọng nhất đó
là làm theo các hiệu lệnh bằng những dụng cụ trên. Kế đó họ mới được đào tạo
về cách sử dụng binh khí, phối hợp. Chính vì thế không có 5-6 tháng đào tạo
đảm bảo quân Đại Việt không thể chiến đấu hiệu quả. Những người dân binh mới
tuyển chỉ có thể đảm bảo hậu cần mà thôi, họ không được phép tham chiến cho
đến khi tình hình quá bi đát và không còn đường cứu vãn… Chính vì thế nhìn
quân Đại Việt gần 3 vạn người tập trung Hợp Phố nhưng thực sự có thể chiến
đấu theo đội hình thì chỉ tầm 1 nửa số lượng mà thôi mà thôi.

Nhưng tất nhiên ngoài Hậu cần thì lính dân quân có một nơi hữu dụng, đó chính
là phục vụ cho những đội chiến đấu du kích. Chiến đấu du kích thật ra cũng đòi
hỏi phối hợp giữa các nhóm cực ăn ý, nhưng mỗi nhóm chỉ cần một vài lão binh
kinh nghiệm dẫn dắt để đóng vai trò gắn kết mà thôi. Những đội nhỏ du kích thì
không cần xếp hàng hay nghe quân kèn trống hiệu, quan trọng nhất đối với họ là
nhanh nhẹn, nắm bắt thời cơ và phối hợp cá nhân tốt mà thôi. Một đội tầm 10
đến 20 người thì rất dễ quản lý bằng giọng nói mà không nhất thiết phải dùng
đến quân hiệu.

Đội dân quân mà Triệu Quốc Đạt chỉ huy tuy là dân quân trẻ tuổi nhưng lại có
kinh nghiệm phong phú nhất trong tầng lớp dân binh, họ đã từng chiến đấu tại
Khúc Dương, và liên tục cọ sát tại chiến tuyến KaLong. Quan trọng là những
người này đã thấy máu, đã luyện tập trong hơn 7 tháng rồi. Nhưng kể cả như vậy
vẫn có hồi hộp nhất định, vì đây la lần đầu tiên họ chiến đấu độc lập mà bên
cạnh không có quân chính quy kinh nghiệm…

Bốn thớt voi chiến dẫn đầu xông lên, 12 kị ngưu tiếp bước…. Những thớt voi
chiến Đại Việt được trang bị rất hoàn hảo khi gần như toàn thân đều được bọc
bởi giáp mây ép cùng lưới thép mỏng… mặc dù không thể chế tạo giáp quá dày ảnh
hưởng đến tải trọng của chúng nhưng vậy cũng đủ chắn cung tên và ngăn cản một
phần giáo mác.

Đối diện với 4 thớt voi đực trưởng thành toàn thân bọc giáp cao đến 3,5 m thì
không mộ đội bộ binh nào đủ can đảm đẻ đối đầu. Sơn Việt rất có kinh nghiệm
đối phó Voi Chiến nhưng nếu họ nhìn thấy những thớt voi này chắc cũng lắc đầu
mà chào thua.. Đơn giản chiến đấu cùng Voi chiến được chỉ có thể dùng trương
thương dài 4-5m tạo thành tường chông mà dọa dẫm không cho chúng tiến lên,
hoặc sử dụng sự nhanh nhẹn lăn ngang mà tấn công vào chân, bụng khiến chúng
đau đớn mà mất khống chế, cách cuối cùng và dễ dàng nhất là dùng cung thủ tiêu
diệt nài tượng. Thế nhưng muốn làm điều này với Voi Chiến Đại Việt thì khó
như lên trời, chân và bụng voi chiến đều có mảnh giáp nhẹ bao phủ, Nài tượng
thì có được lớp bảo vệ cấp sĩ quan,căn bản mũi tên rất khó gây tổn thương cho
họ….

Bốn thớt voi chiến xông vào giữa đoàn quân 500 người có vẻ như ít ỏi, nhưng
nếu tham gia trực tiếp chiến trương mới thấy chúng hung vĩ cỡ nào, 500 người
chỉ có thể xếp thành 5 phương trận, mỗi phương trận tầm 30 người một hàng, mà
mỗi con Voi có thể xông vỡ một đội hình xếp 30 người kiểu này… căn bản là tàn
sát chỉ thấy trong chốc lát binh lính Đông Ngô không biết tiến hay lui do chủ
tướng phị sát hại quá nhanh đã lãnh trọn sự công kích của 4 con voi chiến… Số
lượng người bị giết không quá nhiều vì binh lính sợ hãi dạt hết hai bên đường
mà Tượng Binh đi qua… Thế nhưng tượng binh chỉ là mũi dao mà thôi, lưỡi dao xé
rách đội hình quân Đông Ngô lại là đám Ngưu Binh đang tăng tốc phía sau… Với
Yên nhị kiều và vũ trang giáp nặng thì Kỵ Ngưu mới chính là các cỗ se tăng cơ
động và hiệu quả hơn cả tượng binh về mặt thu gặt tính mạng quân thù.. Vì nhóm
bộ binh những hàng đầu của quân Đông Ngô không hề cản trở được một giây nào
Tượng Binh khiến lũ voi như chỗ không người xông vào trận địa cung thủ Đông
Ngô đến lúc này lính bắn tên của Đông Ngô đã mất tác dụng hoàn toàn và bỏ chạy
tứ tán…

Một hàng 120 ngưu binh chia thành bốn đội hình tam giác mũi nhọn xé rộng thêm
vết thương do mũi dao Tượng Binh đã gây ra.. Chỉ thấy lính trường thương của
Đông Ngô cũng cố gắng giương thương chống đỡ, nhưng đội hình của họ đã không
còn, vậy nên từ vị trí mặt đối mặt chiến đấu họ bị đám ngưu kỵ Đại Việt chọc
vào bên hông… Chỉ thấy quân Đông Ngô như những cây ngô trong mùa gặt hái, Ngưu
binh đi đến đâu họ sẽ bị húc bay hoặc đẩy dạt qua hai bên… lính ngưu kị chỉ có
đúng một động tác là giơ trường thương ra phía trước đâm trúng mục tiêu thì họ
sẽ thả lỏng tay để tránh chấn thương, sau đó họ rất thành thục mà trở ngược
đầu thương, khi Chiến Ngưu phóng qua đối thủ cũng là lúc nó giúp Kỵ Ngưu binh
sĩ rút ra đầu thương trong cơ thể địch nhân. Trong phim thường thấy những cảnh
như kị sĩ xỏ xiên một địch nhân thì "dùng sức " mạnh siêu nhân của mình mà
nhấc bổng đối phương trên đầu thương như nhấc bổng bong gòn rồi quăng ra
ngoài. Đây thực sự con mẹ nó quá hư cấu… muốn cầm cán thương mà nhấc một người
ở đầu thương nặng tầm 50kg thì ít nhất lực nâng phải là 150kg, lại thêm gia
tốc của chiến mã hay chiến ngưu thì nó sẽ lê tầm 500kg, vậy mà điều phi thực
tế này vẫn được khan giả gật gù khen hay vì chúng đẹp mắt…

Suốt 7 tháng trời những kị ngưu binh sĩ hay kỵ mã binh sĩ chỉ có một nhiệm vụ
phóng ngựa thật nhanh đâm người rơm, trở tay quay đầu thương, từ tốc độ chậm
đến tốc độ cao… Có những lúc họ bị phản lực đẩy bay khỏi Kỵ ngưu mà thương thế
đến cả tuần không bình phục nổi, có những khi cổ tay sưng phồng bong gân vì
động tác không đúng… Nhưng không có một kỵ binh nào bỏ cuộc. Để được chọn làm
kị binh những người này được sang lọc kĩ như lính Legion, tuy không đòi hỏi
thể hình to lớn nhưng nhanh nhẹn, khỏe mạnh đều là hạng nhất. Kỵ binh tượng
binh,là lực lượng đặc biệt trong Đại Việt, học là niềm mơ ước vươn tới của
không biết bao nhiêu quân nhân. Chính vì lý do vậy cho dù vất vả, gian khổ bao
nhiêu thì những người này vẫn ưỡn ngực mà luyện tập không bỏ cuộc..

Có những kị binh không kịp trở đầu thương thì sẽ ngay lập tức rút ra Katana
bên hông mà chiến đấu. Kiếm của bộ binh là Gladoust nhanh nhẹ, dễ sử dụng hơn,
linh hoạt hơn, quan trọng là dễ trang bị với số lượng lớn… nhưng nếu để dùng
cho kị binh thì hoàn toàn không thích hợp, tại sao lại như vậy chỉ vì Katana
có độ cong phù hợp giảm bớt lực phản chấn cho cánh tay binh sĩ sử dụng, sắc
bén hơn đồng nghĩa lực cản giảm đi khi chém vào đối phương. Chỉ thấy mọt vài
kỵ binh Đại Việt phải dùng đến kiếm rồi, động tác của họ chỉ đơn giản là giơ
kiếm sang ngang, khi đến gần mục tiêu sẽ điều chỉnh độ cao lên xuống để chém
vào cổ, ngực hay cánh tay đối thủ…. Họ không hề dùng lực vì với tốc độ chạy
của Chiến Ngưu hay Chiến mã nếu thêm lực sẽ làm tổn thương cánh tay ngay lập
tức. Không những không thêm lực mà khi lưỡi kiếm chạm vào đối phương họ phải
chủ động hơi ngửa tay đẻ giảm lực va chạm. Cái khoảnh khắc chạm, nghiêng tay,
giảm lực là hàng trăm hàng ngàn lần đổ mồ hôi thực hiện với người rơm… Trên
thao trường đổ thêm một giọt mồ hôi thì trên chiến trường bớt đi một bát máu…
điều này hoàn toàn là có lý của nó.

Một số Ngưu Kỵ không tấn công trúng đối thủ thì lập tức bỏ qua mà cắm đầu lao
thẳng phía trước tìm đối thủ mơi… nguyên tắc của kỵ binh là chạy không dừng,
dừng là tử vong… Trong các bộ phim về chiến tranh cổ trang thường là các kị
binh phóng vào giữ đám bộ binh rồi ngồi trên ngựa đâm chém hai bên như đúng
rồi… còn bộ binh thì hết thằng này đến thằng khác xông vào giơ cổ cho kỵ binh
chém… điều này ấu trĩ đến vô cùng… Khi Kị binh mất đi tốc độ mà xa lầy trong
biển bộ binh thì họ yếu như con sên, chỉ cần một mũi thương chọc bụng ngựa là
có thể dễ dàng lấy lạng kỵ binh. KỴ binh khi mất tốc độ thì toàn bộ sơ hở rất
nhiều, tuy có lợi thế từ trên cao nhưng lại cũng chính vì thế mà họ mất tầm
nhìn và không đảm bảo được phòng vệ vùng chân, hông, lưng…

Nhưng yếu tố tốc độ không phải là vấn đề của Kỵ Binh Đại Việt vì họ đã có
Chiến tượng mở cho một con đường xuyên suốt, công việc của họ là phóng Mã,
Ngưu dọc theo con đường này mà mở rộng nó ra mà thôi.


Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương #197