Triển Khai Binh Lực


Người đăng: KennyNguyen

Thật ra Hợp Phố ngày nay nằm trên vị trí khu tự trị Khâm Châu thành phố của
người Choang thời hiện đại. Và Hợp Phố cảng là Vịnh Khâm Châu thời hiện đại… (
Xem chú thích bản đồ dưới) Nơi này cực khì dẽ phòng thủ và khó tấn công bằng
đường biển. Cái Vịnh Khâm Châu này như một lòng chảo biển ăn mòn vào đất liền
bên cạnh đó còn có một vùng biển ăn thật sâu vào đất liền mà thời hiện đại
Trung Quốc đặt tên nó là Maowei Sea… Chính cái biển ăn sâu vào đất liền với
hình dáng như một cái chai thủy tinh với đáy hướng vào đại lục cổ hướng ra
biển này có thể tận dụng làm một nơi chứa chấp thủy binh cực lù bí mật. Và từ
đây bất kì lúc nào hải quân cũng có thể xuất phát để tiến hành hỗ trợ cho Hợp
Phố cảng nếu nơi này bị tân công…

Nguyên Quốc rất trú trọng phòng thủ bờ biển lúc này nên hắn quyết định xây
dựng thêm cảng biển tại Mao wei Sea .. Mà nơi này hắn đặt tên là Bắc Hải ….
thật ra địa danh Bắc Hải là một nơi khác, thế nhưng hắn thích đặt tên như vậy
thì bố thằng nào làm gì được hắn, tại đây lời nói của Nguyên Quốc là thánh
chỉ. Thật ra công việc xây dựng cảng Hợp Phố và hệ thống phòng ngự Vịnh Hợp
Phố tiến triển cực nhanh.

Số là hơn hai vạn dân Bách Việt mà chủ yếu là Âu -Lạc chiếm đa số tạo Hợp phố
chỉ có 15 ngàn người đồng ý di dân mà thôi, còn lại 6 ngàn thanh niên, man
nhân trưởng thành sống chết đòi ở lại tham gia quân ngũ… Nguyên Quốc cũng đành
chịu mà thôi… tỉ lệ quân và dân của Đại Việt đang mất cân đối nghiêm trọng
nhưng Nguyên Quốc không thể làm khác, 6 ngàn tân binh này cũng là một lực
lượng rất đáng kể trong xây dựng cũng như canh tác các mảnh ruộng màu mỡ tại
Hợp Phố. Vậy nên Nguyên Quốc quyết định giữ lại họ để tiến hành huấn luyện sơ
bộ và tham gia hoạt động xây dựng cơ sở nơi đây…

Các chiến thuyền trở người dân di cư về Ninh Hải thì đồng thời cũng chở binh
lính và các loại vật tư quay trở về Hợp Phố… Các thiết bị như cưa thép, búa
máy tháo rời, than đá v.v… được vận chuyển liên tục giữa hai bên Ninh Hải và
Hợp Phố. Với tốc độ chóng mặt chỉ trong một tuần thời gian thì Hợp Phố cảng đã
tràn ngập binh lính Đại Việt tổng số quân mà Đại Việt đổ vào Hợp Phố giờ
đây đã tăng lên đến 21 ngàn người. Trong đó có 3 ngàn bộ binh tinh nhuệ đặc
chủng theo lối xây dựng của binh đoàn Legion do chủ tướng Hà Thương cầm đầu,
phó tướng gồm Antonius Commodus, Gaius Antony và Huneric … đội quân này bao
gồm 200 lính Đại Việt và gần ngàn lính hợp chủng quốc tạo thành nhiệm vụ của
họ là xây dựng phòng tuyến tại con sông nhỏ có tên Nam Liêu vắt qua địa phận
Uất Lâm và Hợp Phố. Tiếp theo đó là 3 ngàn bộ binh ưu tú do Lý Đại Hổ chỉ huy
tại phòng tuyến Ka Long giờ chuyển đến thành Hợp Phố tại thành thế ỉ dốc tương
hỗ cùng quân của Hà Thương tại Nam Liêu cứ điểm… 5 ngàn thủy quân do Nguyên
Quốc chỉ huy thì có 3,5 ngàn quân sử dụng thuyền đáy bằng đóng quân tại Hợp
Phố cảng còn 1,5 ngàn quân trên thuyền đáy nhọn long cốt 15m dài thì đóng quân
tại cảng Bắc Hải biển đang xây dựng. Mà đội ngũ dân quân đông đảo trên 1 vạn
người thì phân tán các nơi hỗ trợ quân chính quy cùng là lực lượng xây dựng
chính của khu vực quân sự này, trong đó có 4 ngàn dân quân điều động từ Khúc
Dương thành. Đây là lực lượng dân quân liên tục tập trận và cọ sát tại Ka Long
nên chất lượng khá cao, có thể coi là lão binh nếu được trang bị đầy đủ. 6
ngàn tân binh dân quân là người bản địa Hợp Phố thích hợp cho việc canh tác
xây dựng và thám báo vì họ thong thuộc địa hình nơi đây… Ngoài ra còn kể đến
lực lượng 2000 lính Hán tù binh khổ sai mà quân Đại Việt bắt được, vốn dĩ là
3000 nhưng Abdukrahman chọn ra 1000 cường tráng người để bổ xung vào đội chèo
thuyền cho hắn, lính nô lệ đã bị xung quân mất rồi.

Việc triển khai bố trí của quân Đại Việt không thể không nói là rất nhanh và
chuẩn xác, đây chính là một thành công cực lớn của Nguyên Quốc khi đầu tư rất
nhiều vào việc đào tạo các cấp sĩ quan của Đại Việt . Họ đào tạo theo cách
truyền tay hình kim tự tháp, chính là tướng lĩnh cấp cao truyền dạy cho sĩ
quan thấp hơn, cứ vậy mà quân đội Đại Việt là một bộ máy khổng lồ vừa chiến
đấu vừa học tập không bao giờ ngơi nghỉ. Tất nhiên hình thức này cũng có tệ
đoan chính là sự đồng bộ không cao, nếu mộ cánh quân có chủ tướng với kiến
thức tốt thì vô hình chung mọi sĩ quan trong đó đều được hưởng lộc và ngược
lại. Dù vẫn biết như vậy nhưng hình thức đào tạo tập trung Nguyên Quốc vẫn
chưa thể thực hiện được trong giai đoạn hiện tại. Đại Việt vẫn chưa thực sự
có một khoảng thời gian yên ổn kéo dài… Nhưng kể cả là như vậy, với phong trào
dạy và học lên cao nhue hiện nay thì chất lượng nhận thức của quân Đại Việt
đang dần dần dần lấn lướt quân Hán ở tầm trung và thấp… nói vậy vì Đại Việt
vẫn chưa có các nhân vật kiệt xuất như Khổng Minh, Khương Duy, Lục Tốn, hay Tư
Mã Ý… thế nhưng nói về nhận thức của binh sĩ thì lính Đại Việt mạnh hơn
nhiều lính Hán nói chung. Vì trên đất Hán chả có tên sĩ quan nào rỗi hơi đi
giảng học thức với lính quèn cả. Trong quân Hán thì số binh sĩ biết viết tên
bản thân còn hiếm đấy, nhưng quân Đại Việt sau 2 năm vất vả phổ cập thì
thằng nào cũng đọc thông viết thạo, tất nhiên văn chương chỉ là kiểu nói gì
hàng ngày thì viết như vậy thôi.. thế nhưng trình độ học thức như vậy mà vứt
vào môi trường Á Đông thì quá là vượt trội. Các biệt còn có những tên biết cả
chữ Latin lẫn chữ Đại Việt Âu-Lạc… quả thật là bất khả tư nghị.

Việc xây dựng vẫn cứ tiến hành, các pháo đài bờ biển được dựng lên san sát kết
cấu vẫn là đóng cọc gỗ, trát đất trộn rơm rạ hay tro trấu… tất nhiên cấu trúc
đất này không mấy vững bền nhưng có một ưu điểm đó là xây dựng cực nhanh… Quan
trọng là với sáng tạo lưỡi cưa thép của Nguyên Quốc thì việc chặt gỗ trở nên
rất thuận tiện… những cây gỗ to được kéo khỏi rừng bởi sức voi và trâu sau đó
dùng búa máy đóng thành dãy cọc khung cho các chòi canh. Nói là chòi canh
nhưng với quy mô này có thể nói là pháo đài nhỏ thì đúng hơn… Chính vì khung
xương bằng các cọc gỗ khổng lồ mà độ bền chắc của các pháo đài nhỏ này không
cần phải bàn cãi… Tất nhiên có xi măng thì tốt thế nhưng Nguyên Quốc không
nghĩ đế chuyện này… nói thì dễ làm thì khó việc tạo ra xi măng là bất khả thi
với Nguyên Quốc.

Nhưng vẫn có một con đường… người Hy Lạp,La Mã có kiểu xi măng trộn bằng bụi
núi lửa rất bền chắc, Nguyên Quốc đã đánh chủ ý lên vật liệu này… Abdukrahman
đã trên đường về Mazun rồi, Nguyên Quốc dặn hắn ở lại Bắc Đái một thời gian để
chờ các chiến thuyền to lớn kiểu mới hoàn thành sau đó mới tiến hành một
chuuyến đi kế tiếp. Ngoài Nô lệ chiến binh, nữ nô để cải tạo nòi giống thì
Nguyên Quốc đặc biệt chú ý công tượng La Mã, Hi Lạp. Mệnh lệnh đưa ra là mua
cũng được, cướp cũng được bắt cóc cũng xong phải mang đủ 1000 tên thợ đá và
thợ xi măng về đây. Trong bức chiếu chỉ đưa cho Abdukrahman mang về Bắc Đái
thì Nguyên Quốc đã dặn Hà Công Tùng điêu động tất cả lụa, gấm, đồ thủ công mĩ
nghệ, vàng bạc trong kho cho Abdukrahman tạo điều kiện cao nhất để hắn đổi
nhiều nhất nô lệ về cho Đại Việt . Đây là bước đập nồi dìm thuyền của Nguyên
Quốc rồi đấy…

Mà thật ra thì lúc này Đại Việt cũng không hề cần vàng bạc làm gì, có thì họ
cũng buôn bán với ai bây giờ? chỉ cần quan tâm lương thực, Sắt, đồng, than đá
mà thôi… Khi nào hòa bình lập lại thì lúc đó mới có thể tính chuyện làm giàu
cho được.

Nói về công tác tại Hợp Phố thì có một chuyện phải nói đến, đó là trang bị cho
quân đội. 6000 tân binh không hề có vũ khí, Nguyên Quốc đành phải cho họ dùng
vũ khí của người Hán thu được tạo Hợp Phố. gần 1000 binh sĩ nô lệ cũng không
có vũ khí, áo giáp thuận tay. Vũ khí thì có thể chế tạo tại chỗ vì 500 thợ
sắt thuộc cục quân khí đã có mặt tại Hợp Phố và đang xây dựng lò cao tại Hợp
Phố cảng, rất nhanh thôi các vũ khí mới sẽ ra đời. Nhưng áo giáo thì lại là
một vấn đề phức tạp… Vì nhà máy chế tạo áo giáp mà cả một dây truyền phức tạo
đến tên răng được xây dựng tại Chi Lăng, thứ này không thể di chuyển nổi. Vì
vậy số đo kích thước cơ thể quân sĩ nô lệ được chuyển về Chi Lăng để chế tạo
sau đó mới điều ra chiến trường… Quá trình này rất tốn thời gian, chính vì vậy
những người lính to cao phương tây tạm thời đeo yếm trước ngực vậy.

Chú thích bản đồ Hợp Phố :

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=164502561027255&set;=a.104937783650400.1073741827.100024025355502&type;=3&theater;


Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương #185