Người đăng: KennyNguyen
Những tưởng German người bá đạo thì tốc độ sẽ nhanh chóng hơn lính Legion số
lượng chỉ bằn họ một nửa, tất nhiên di sau Legion còn có 200 lính Ấn độ thế
nhưng họ chỉ là phụ binh thu gặt thành quả của Legion mà thôi. Legion tiếp
nhập vào đồi hình toàn thuẫn bài của quân Đông Ngô chỉ chậm hơn phía hậu quân
German người một nhịp mà thôi. Một nhịp chậm này là bởi vì các cung tiễn thủ
bên cách đột nhiên lấy Legion làm mục tiêu nên Antonius Commodus không thể
không tiến hành phòng thủ kín kẽ hơn và hạ chậm một chút tốc độ. Vậy nhưng dù
chậm hơn một nhịp nhưng sự tiếp cận của quân Legion bài bản hơn quân German
nhiều. Những Legion một tay cầm trường thương đã bị họ chặt ngắn một chút, một
tay cầm thuẫn bài đặc chế của người Đại Việt mà tiếp xúc thân thiết cùng
nhóm thuẫn bài của người Đông Ngô. Phải nói thuẫn bài kiểu Đông Ngô có hai
loại. Một loại gọi là thuẫn bài do đao thủ thuẫn, hình tròn đườn kính tầm
60-70cm dùng bằng một tay, tay còn lại dùng đao hoặc kiếm. Loại thuẫn bài thứ
hai gọi là kị mã thuẫn, đó là loại thuẫn bài bằng gỗ dày nặng nề cao đến gần
bằng đầu người to bản, chỉ có thể dựng trên đất mà không thể duy trì nhấc trên
tay mà chạy. Nói đúng hơn thì những người lính sử dụng thuẫn bài này cũng có
trang bị đao hoặc kiếm nhưng họ dùng cả hai tay để nhấc thuẫn bài nên không hề
có khả năng dùng hai loại vũ khí trên. Kèm theo lính đại thuẫn là lính trường
thương đứng phía sau lính thuẫn bài để tiến hành tấn công địch nhân khi họ
tiếp cận.
Lần này chiến tranh tại Giao Châu thì lính Đông Ngô cực ì ít khi sử dụng loại
đại thuẫn nặng nề vì chiến tran với người Bách Việt thường không có kị binh
theo đại đội. Vậy nên đại thuẫn không có tác dụng mấy, chúng quá nặng nề cho
di chuyển và hoạt động, nhất là trong những trận chiến tại rừng già và địa
hình chật hẹp phức tạp của Giao Châu càng ít ủng hộ đại thuẫn của người Hán.
Những đại thuẫn này thường được dùng cho các cuộc đại chiến tại bình nguyên
rộng lớn của Trung Nguyên mà thôi. Khí đó các đại thuẫn dựng lên sẽ như một
bức tường thành có thể chống lại cả cung tên và kị binh một cách hiệu quả.
Đôi hình tường thuẫn phía trước của người Đông Ngô là một hàng đao thủ thuẫn
hay là hai hàng một đứng một quỳ để che chắn đầy đủ, tiếp theo là hàng trương
Mâu nặng nề. Thể trạng người Á Đông đảm bảo không thể sử dụng trường Mâu bằng
một tay cho được. Vậy nên cùng lắm hệ thống phòng ngự ngay mặt của người Hán
bao giờ cũng chỉ là nhiều nhất ba hàng như vậy. Tiếp theo sau đều là trường
mâu binh nhằm bổ xung vào chỗ trống nếu hàng trước ngã xuống. Tất nhiên cũng
có kiểu bố trí một loạt các đao thuẫn binh làm nhiều lớp tạo chiều sâu phòng
thủ. Nhưng trong trận chiến tại binh nguyên chật hẹp này Tống Kham sử dụng một
lớp trường mâu cùng một lớp đao thuẫn thủ phía trước tạo thành lớp phòng ngự
thứ nhất. Lớp này phía hậu quân đã bị đập tan tành bởi chiến thuật phóng
thương của người German rồi lao vào cận chiến. Và điều này cũng tương tự đối
với chiến thuật của người La Mã, họ cũng dùng chính những cây thương đã chặt
ngắn trong tay để biến thành cây lao mà tiến hành tấn công làm rối loạn trận
địa địch trước khi lao vào cận chiến.
Phải nói Antonius Commodus cực kì bất đắc dĩ, phải nói rằng công việc ném lao
này hoàn toàn không dành cho đội ngũ của hắn đang chỉ huy lúc này. Nếu nói đến
ném lao đội thì đó phải là lính bộ binh hạng nhẹ (Velites). đây là các công
dân nghèo khó của La Mã, những người không đủ khả năng tự trang bị một cách
đầy đủ. Bộ binh nhẹ chỉ có một giáp nhẹ (chủ yếu là áo được thuộc từ da thú
hoặc tốt hơn là áo lưới sắt), lao, đoản kiếm, và có thể thêm một chiếc áo
choàng lông sói hoặc sư tử. Vai trò chủ yếu của họ trong chiến đấu là lính ném
lao phụ trợ - những người sẽ tấn công đối phương đợt đầu tiên để làm họ rối
loạn hàng ngũ hoặc yểm trợ cho những đội quân đứng sau. Sau khi phóng lao, bộ
binh nhẹ rút về tuyến sau qua khoảng trống giữa các tiểu đoàn và được bộ binh
nặng che chắn trước sự tấn công của địch.
Nhưng lúc này Antonius Commodus đào đâu ra những thứ này, bắt lính Ấn làm thì
không được rồi, chỉ sợ khi lính Ấn rút về sẽ làm loạn đội hình của hắn, thế
nên Antonius Commodus đành phai để đội ngũ của minh kiêm cả nhiệm vụ của bộ
binh hạng nhẹ và lính chủ lực (Principes). Thế nhưng trong một trận chiến số
lượng nhỏ như vậy thì việc này hoàn toàn có thể chấp nhận được. 93 người lính
Legion của Antonius Commodus đều là các hảo thủ đã theo hắn chinh chiến sa
trường vài năm nay và được đào tạo cực kì bài bản để giết người, vậy nên việc
đảm nhận hai chức năng với họ không có gì là khó. Đừng tưởng lính German đột
phá dễ dàng mà là giỏi, nói một cách chính xác thì người German ăn may mà
thôi. Sự dã man của họ cộng ngoại hình và tiếng gầm như dã thú làm trấn nhiếp
quân Đông Ngô vậy nên mới tạo ra hiệu quả đột phá như vậy. Nhưng chỉ cần tiếp
xúc vài lần thì đảm bảo quân Hán sẽ có sức kháng cự nhất định với sự sợ hãi.
Lúc ấy nếu còn ùa lên như ong vỡ tổ như vậy thì chắc chắn thương vong của
người German sẽ cực lớn. Thế nhưng cách đánh bài bản của người La Mã thì người
quen hay không quen kệ mẹ ngươi, bố mày cứ theo chương pháp mà đánh thể nào
cũng đục thủng phòng tuyến của mày.. Đây là một trong những sự nguy hiểm của
quân La Mã khiến cho những binh đoàn Legiong của họ gần như vô địch thủ trong
vài thế kỉ tại Châu Âu.
Chỉ thấy trong làn mưa tên của lính Đông Ngô thì tốp quân Legion vẫn lầm lũi
tiến lên. Những chiến khiên "Composite" của Đại Việt chế đúng theo kiểu dáng
khiên La Mã hình chữ nhật uốn cong về hai bên. Nhưng nếu so sánh thì chiếc
khiên này nhẹ hơn rất nhiều với khiên La Mã chính gốc. Nó có nhược điểm là yếu
thế khi va chạm với khiên nặng nhưng lại có ưu điểm là tăng linh hoạt cho
người sử dụng, và giảm yêu cầu chất lượng lình thể của binh sĩ, khiến cho lính
Đại Việt có thể dùng được. Chỉ thấy cung tên của người Hán là vô dụng trước
binh sĩ Legion kinh nghiệm trận mạc với chiếc thuẫn to đùng trong tay. Chỉ
thấy khi còn cách 30m thì Antonius Commodus và đồng đội căn đúng thời điểm
cung thủ đối phương lên dây đà mà tiến hành phóng đi những ngọn pilum ( lao)
của mình. Chỉ thấy một loạt lính Đông Ngô hàng đầu ngả rạp xuống, thảm trạng
không khác hậu quân bị người German phóng lao là bao nhiêu. Thế nhưng nếu ai
đó tinh tế mà nhìn kĩ sẽ thấy được sự khác biết rất lớn. Thứ nhất khoảng cách
phóng lao của ngươi German là 40m mà lính Legion là 30m, từ đây có thể thấy
lực của người German mạnh hơn lính Legion khá nhiều. Thế nhưng nếu nhìn kĩ thì
sẽ thấy độ chính xác của lính Legion khi phóng lao là cực lớn, 93 ngọn lao mà
có đến gần 120 lính Đông Ngô thiệt mạng. Trong khi 200 ngọn thương của German
chỉ khiến tầm gần 100 người thiệt mạng mà thôi. Kế đến là người La Mã phóng
lao dưới làn mưa tên của quân Đông Ngô với một tay cầm khiên và một tay phóng
lao, nhưng người German chạy tự do không một chút phòng thủ mà ném lao. Nếu
cung thủ Đông Ngô đủ can đảm thì hoàn toàn có thể gây nên thương vong cho họ
vào lúc này. Chỉ qua những điểm khác biệt nho nhỏ trên đã thấy được người La
Mã vẫn là bậc thầy chiến tranh so với người German cơ bắp phát triển.