Người đăng: KennyNguyen
Thông tin chính xác hoàn toàn thì không có, nhưng thông tin cơ bản thì chỉ một
lát sau thì Abdukrahman và đội ngũ của hắn biết được ngay lập tức vì gần 150
lính Đông Ngô đã bị bắt cộng thêm vào là toàn bộ thương nhân và gia đinh cua
họ số lượng lên tới gần 2 ngàn người. Tính ra thì tù binh và quân số của
Abdukrahman là gần ngang nhau nên đây cũng là một khó khăn nhất định khiến
Abdukrahman phải cử ra 500 thủy thủ của mình làm nhiệm vụ canh trừng các tù
binh xếp thành đống ở khu trung tâm cảng.
- Abdukrahman đại nhân, giết hết chúng đi… chỉ có thế chúng ta mới rảnh nợ mà
chiến đấu tiếp..
Đây là ý nghĩ của Huneric, có vẻ rất dã man nhưng phù hợp tình hình hiện tại.
Đây là lối suy nghĩ kiểu người Vandal, chiến tranh là không giữ tù binh. Còn
Antonius Commodus và Gaius Antony thì có suy nghĩ giữ lại làm nô lệ, có thể
bán lấy tiền. Đây là suy nghĩ của La Mã và Ai Cập nơi có chế độ nô lệ phát
triển. Còn Abdukrahman thì quyết giữ lấy để làm con tin đòi tiêng chuộc. Đây
là suy nghĩ thương nhân cộng cướp biển điển hình. Một nhóm quân hợp chủng quốc
nho nhỏ 2000 người mà có đầy đủ màu sắc, đúng là chim sẻ nhỏ nhưng cũng đầy đủ
ngũ tạng….
Lúc này đây đã 4 giờ sang rồi, nhưng tất cả quân sĩ hợp chủng quốc này không
thể nghỉ ngơi cho được. Họ còn phải bàn bạc kế hoạch để chuẩn bị tiếp chiến
cùng quân Đông Ngô trong thành Hợp Phố, mà cũng có thể là quân Đông Ngô từ
biên giới sông Kalong trở về…
- Abdukrahman đại nhân, về mặt quân số trong thành trì gần đây chỉ có một
ngàn người. Vậy nên chúng không thể tổ chức toàn bộ quân tấn công chúng ta
được, cùng lắm chúng sẽ cho xuất binh từ 500 đến 700 người mà thôi. Quan trọng
nhất đó là ta nghi ngờ chúng xuất binh chỉ mang tính thăm dò… nhưng nếu chỉ
cần chúng xuất binh thì chúng ta hoàn toàn có thể phục kích chúng tại đây… sau
khi ăn hết số quân này thì khả năng cao chúng ta có thể chiếm giữ tòa thành
trì kia… đến lúc đó thì kể cả 3 ngàn quân tinh nhuệ của địch nhân quay lại
chúng ta đều nắm giữ thế chủ động.
Người lên tiếng lần này là Gaius Antony, hắn đang chỉ vào cái bản đồ thu được
trong trướng bồng của tên trưởng quan thủ vệ Hợp Phố cảng tên Tống Khả, tên
này cũng bị bắt trói gô ở kia và đang bị tra tấn một cách dã man để khai ra lý
do quan Đông Ngô rút đi. Thế nhưng quả thật Tống Khả thuộc dạng xương rất
cứng, dù có đánh đập tàn nhẫn ra sao hắn cũng quyết không khai một lời. Hán
tộc không phải không có hán tử anh hùng, dân tộc nào cũng có những cá nhân
xuất sắc và những cá nhân bại hoại cả chẳng qua tỉ lệ hơi có khác nhau mà
thôi.
- Ta không đồng ý với ý kiến của Gaius Antony, Hợp Phố cảng là đường lui của
chúng ta, đánh chiếm Thành trì thì có gì khó, thế nhưng ngươi nghĩ ra chưa,
chúng ta chỉ có 2000 người hơn một chút, giờ chiếm thêm thành trì là phải
chia quân. Nếu 3 ngàn binh của địch nhân quay lại đánh chiếm cảng biển thì
Nguyên Quốc Hoàng Đế - Kẻ Nhốt Giữ Các Vị Thần làm sao có thể cập bến. Chúng
ta làm sao có thể rút lui. Theo ta thì cử thám báo theo dõi tình hình phía nam
trong phạm vi 10km, kiến tạo các cộ lửa báo hiệu. Nếu xuất hiện địch nhân thì
báo động để trung quân chuẩn bị. Còn thành Hợp Phố vẫn phải đánh, phải phá vỡ
hệ thống phòng ngự cũng như cướp hết lương thực rồi rút đi. Khi ấy 3000 quân
địch có trở về mà trú đóng ở Thành trì cũng không có tác dụng. Chỉ cần đợi
Nguyên Quốc Hoàng Đế - Kẻ Nhốt Giữ Các Vị Thần đến nơi thì có thể mở rộng tấn
công lên phía bắc rồi…
Phải nói Antonius Commodus vẫn là nhà quân sự hợp cách hơn Gaius Antony cái
nhìn của hắn sâu xa và thấu đáo hơn nhiều riêng chiêu thức tấn công thành trì
sau đó phá hủy hệ thống phòng ngự như cầu treo, cổng thành, các vũ khí phòng
thủ… cộng thêm bê hết lương thực đi thì 3 ngàn quân Đông Ngô có quay lại chiếm
tòa thành này cũng vô tác dụng mà thôi… Đợi đại quân của Nguyên Quốc tới nơi
thì muốn tái chiếm Hợp Phố quận thành hoàn toàn không là vấn đề. Kế hoạch của
Antonius Commodus không vội vàng nhưng rất hiệu quả và an toàn..
- Được rồi kế hoạch của Antonius Commodus rất hợp lý… chúng ta theo đó mà
làm, tiếp theo chúng ta bàn đến vấn đề chuan bị cho trận chiến ngày mai với
quân thủ thành Hợp Phố… các ngươi có ý kiến gì…
Abdukrahman quyết định lựa chọn phương án của Antonius Commodus, mặc dù
Abdukrahman hắn không phải là nhà quân sự nhưng kế hạch của Gaius Antony và
Antonius Commodus ai hơn ai kém thì người ngoài nghề cũng nhìn ra được cả.
- Nơi này có một bình nguyên nhỏ, đủ để quân Legion chúng ta tác chiến… chúng
ta sẽ làm mũi nhọn đột kích xé vỡ đội hình địch nhân… Gaius Antony cùng
Huneric hai cánh hỗ trợ đánh tan hoàn toàn đối phương. Kể cả chúng mang cả
ngàn quân ở Hợp Phố thì cũng không thoát nổi, trận chiến ngay hôm qua ta đã
ước lượng sơ qua về quân đội nơi đây, chất lượng binh sĩ thấp đến kinh ngạc.
Antonius Commodus lại là người lên tiếng, kế hoạch của hắn là tìm binh nguyên
bằng phẳng đánh nhau theo kiểu dàn trận theo đúng quy củ của Legion La Mã. Thế
nhưng ý kiến của Antonius Commodus lại vấp phải sự phản đối của Gaius Antony.
- Antonius Commodus ngươi cho là lúc này ngươi đang cầm trong tay toàn bộ 800
quân Legion? dang trận đánh nhau bình nguyên tất nhiên chúng ta có thể thắng
dễ dàng, thế nhưng thiệt lại chắc chắn là có. Ngươi biết hôm qua có đến 20
người chết và gần 30 người bị thương… Ta không nói cách của ngươi không được
nhưng theo ta nên làm khác đi thì mới bỏ ra ít nhất tổn thất mà đạt được cao
nhất hiệu quả… Ý kiến của ta là…..
Huneric thì không hề lên tiếng trong việc này. Hắn chỉ biến dẫn người German
đánh nhau mà thôi. Cứ xông thẳng lên mà chém giết cần gì dài dòng lắm chuyện.
Thế nhưng chiến thuật bao giờ cũng rất quan trọng, Abdukrahman quyết định chọn
phương án của Gaius Antony để thực hiện.
Nói đến đây câu truyện thì cũng phải đề cập qua tình hình Châu Âu và Địa Trung
Hải lúc này. Ai Cập lúc này đã hoàn toàn bị chinh phục bởi La Mã và trở thành
một hành tỉnh của Đế Quốc La Mã mà thôi. Vị quân chủ cuối cùng của Vương quốc
Ptolemaios là nữ hoàng Cleopatra VII nàng tự tử cùng tình nhân của mình là
Mark Antony sau khi Octavianus chiếm được Alexandria và đội quân đánh thuê của
bà chạy trốn. Vương triều Ptolemaios phải đối diện với các cuộc khởi nghĩa của
người Ai Cập bản địa, nguyên nhân thường là vì chính thể này không được lòng
dân và tham dự nhiều cuộc chiến bên ngoài lẫn bên trong khiến quốc lực suy
thoái, kết quả bị La Mã sáp nhập.
Nhưng thời kì này thì La Mã cũng chả tốt đẹp gì cho cam khi mà họ rơi vào một
giai đoạn khủng hoảng trầm trọng mà trong lịch sử còn gọi là "vô chính phủ
quân sự" hoặc "khủng hoảng hoàng đế". à giai đoạn mà đế quốc La Mã được cho là
gần như sụp đổ dưới áp lực kết hợp của các cuộc xâm lược, nội chiến, bệnh
dịch, và suy thoái kinh tế. Cuộc khủng hoảng bắt đầu với vụ ám sát hoàng đế
Alexander Severus dưới bàn tay của quân đội, và khởi đầu một giai đoạn kéo dài
suốt năm mươi năm, trong đó có từ 20 tới 25 người tự xưng là Hoàng đế, chủ yếu
là các tướng lĩnh La Mã nổi tiếng, trên toàn bộ hoặc một phần của đế quốc. Đế
quốc La Mã bị chia thành ba quốc gia thù địch: đế quốc Gallia, bao gồm các
tỉnh La Mã là Gaul, Britannia và Hispania (một thời gian ngắn), Đế chế
Palmyrene, bao gồm các tỉnh miền đông như Syria Palaestina và Aegyptus và phần
trung tâm của đế quốc La Mã nằm giữa chúng.* ( xem bản đồ chú thích) . Và lúc
này Ai cập thuộc quyền cai trị của Đế chế Palmyrene.
Chính cuộc khủng hoảng của La Mã khiến cho các cuộc nổi dậy của dân bản địa Ai
Cập trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng kết quả họ vẫn bị quân đội hung
mạnh của Đế chế Palmyrene đè bẹp. Và Gaius Antony chính là một trong những thủ
lãnh phong trào kháng chiến của dân bản địa Ai Cập (Egypt).
Nói về Gaius Antony thì hắn thuộc dòng rõi Marcus Antonius ( người tình của nữ
hoàng Cleopatra). Nhưng khốn nạn là cha của Gaius Antony lại là một đứa con
ngoài giá thú của một quý tộc họ Antonius và một phụ nữ Ai Cập. Chính vì lý do
này mặc dù cha của Gaius Antony được đào tạo một cách bài bản, có tri thức và
kiến thức quân sự cũng như chính trị rất tốt nhưng lại bị xua đuổi khỏi vòng
quyền lực của nhà Antonius. Mà quan trọng nhất là sau khi bị đánh bại bởi
Octavianus tại trận thủy chiến Actium và tại trận đánh quyết định bên ngoài
Alexandria, Marcus Antonius đã tự tử, và gia tộc Antonius đã xuống giốc không
phanh. Cha của Gaius Antony bị buộc ra khỏi gia tộc và không được công nhận
cũng như không được mang họ Antony. Sau đó Gaius Antony là kết quả của phụ
thân hắn và một phụ nữ Ai Cập, tên này từ nhỏ đã được phụ thân đào tạo rất bài
bản về cả chính trị lẫn quân sự nên cho dù có hơi kém hơn Antonius Commodus
nhưng cũng không kém quá nhiều. Hắn đã tổ chức một cuộc nổi dậy của người Ai
Cập và tự minh xưng họ Antony nhưng không được dòng họ Antony ở La Mã công
nhận. Cuối cùng thì cuộc khởi nghĩa của Gaius Antony thất bại và hắn rơi vào
cảnh nô lệ cho đến bây giờ.
Về phần Antonius Commodus thì đơn giản hơn, hắn chính là một trưởng quan của 3
đơn vị bộ binh tinh nhuệ Legion phục vụ cho đế quốc Gallia, sau những trận
chiến đẫm máu giữ đế quốc Gallia và Roman Emprie ( không phải là Đế quốc La Mã
cũ mà chỉ là phần trung tâm, lúc này La Mã bị tách làm 3. Gallic EmPrie hay Đế
quốc Gallia, Roman Emprie, Đế chế Palmyrene). Nhưng Antonius Commodus bị ganh
ghét bởi một tên trưởng quan là Postumus mà đưa đến thảm kịch ngần ngàn quân
trực thuộc Antonius Commodus bị thảm sát chỉ còn lại vài trăm người sống sót
và thành tù binh nô lệ, "lô hàng" 93 người lính Legion mà Abdukrahman mua để
là quân đội cũ của Antonius Commodus thế nên họ phối hợp chiến trận cực kì
cường đại.
Nói về Huneric thì còn đơn giản hơn nữa, lúc này các Bộ lạc German quả thực
trình độ văn hóa không quá cao, họ bị xâm lấn, chiếm đóng bởi quân La Mã,
nhưng các cuộc nổi dậy của họ không bao giờ chấm dứt cả, chính vì lý do này nô
lệ German phương bắc và nô lệ Ai Cập cũng như Nô lệ Chiến binh Legion lúc này
không thiếu do các cuộc chiến lớn nhỏ sảy ra như cơm bữa tại các vùng quanh
Địa Trung Hải.
Bản đồ La Mã lúc này
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=163329967811181&set;=a.104937783650400.1073741827.100024025355502&type;=3&theater;