Người đăng: KennyNguyen
Chiến tranh sảy ra bất ngờ và tàn khốc không thể tưởng tượng được tại Nhánh
trường khu vực Kiếm Các. Sự thật chứng minh một điểm là Gia Cát Lượng và Lưu
Bị sai rồi, triệt để sai lầm một dạng. Mà cũng chứng minh một điểm đó là toàn
bộ hệ thống chiến tranh cổ đại Trung Quốc hay nói một cách khu trú hơn là hệ
thống chiến tranh thời Tam Quốc sai rồi. Sai nghiêm trọng. Mỗi lần tiến công
một thế lực khác thì tầng lớp lãnh đạo bàn lên bàn xuống, vì thực sự quyền lực
về quân sự lúc này khá phân tán, cộng thêm kiểu mưu sĩ như rừng lắm thầy nhiều
ma. Mà thêm một hiện tượng nữa là một gia tộc có thể đầu nhập cho vài thế lực
để phục vụ, kể thư họ Tuân có người làm quan lớn cả ba quốc gia Ngụy- Thục -
Ngô. Mà người như họ Tuân chả thiếu ví như họ Gia Cát cũng làm y như vậy.
Chính vì vậy việc tấn công chớp nhoáng thường là không bao giờ diễn ra cho
được. Thông thường thì ngươi chưa kịp đánh ta thì ta đã biết trước C-M nó rồi.
Bởi vì lý do đơn giản thám tử có mặt bất kì nơi đâu, có câu động binh lương
thảo đi trước, thế nên chỉ cần ngươi động binh là ta biết ngay lập tức. Thêm
vào đó việc một Thế gia tham gia nhiều thế lực khiến cho việc các thế gia này
âm thầm can thiệp vào chiến tranh là có. Ví như Dĩnh Xuyên là của họ Tuân
chúng ta vậy thì muốn đánh ở đây các ngươi ai thắng ai thua nên để họ Tuân
chúng ta quyết…. Kiểu như vậy nên một cuộc tấn công mang tính chất bất ngờ và
phủ đầu là không thể diễn ra.
Thế nhưng ngày hôm nay vì sự kiện đón bất ngờ Tôn Thượng Hương mà Lý Nghiêm
bắt buộc phải tấn công không hề báo trước không hề chuẩn bị. Nếu bình thường
ra nếu chuyện này thông qua triều đình sẽ bị bàn lên bàn xuống sau đó là tăng
binh từ các vùng để tạo nên một lượng quân vừa đủ an toàn để tấn công, sau đó
là công tác hậu cần lương thảo..v..v… Chuẩn bị xong thì Tôn Thượng Hương cỏ đã
xanh mồ. Nhưng mộ cuộc tấn công mà ngay cả chủ sự cũng không hề chuẩn bị thì
lại càng là bất ngờ kinh khủng dành cho kẻ bị tấn công.
Quân sĩ tại ba cứ điểm Bạch Đế Thành, Ba Động, Lâm Giang của Thục Hán có đến 3
vạn quân… mà quân đồn trú Kiếm Các, Tuy Lăng cũng có đến 4 vạn người… Bình
thường ra nếu Lý Nghiêm đem một vạn quân mà đến đây diễu võ thì đảm bảo chết
không có chỗ trôn, ít nhất hắn cũng phải tụ tập được hai vạn với dám suất
binh. Mà đến khi tụ tập hai vạn quân thì thám tử Đông Ngô thể nào chả đánh hơi
được mùi vị, chính vì lẽ đó sự vôi vàng lập công của Lý Nghiêm tạo thành một
kết quả không ngờ. Một trận chiến phủ đầu tổng lực không hề báo trước. Hắn chỉ
xuất binh đủ 1 vạn quân tại Bạch Đế thành bằng thuyền và xuôi về phía đông một
cách nhanh tróng nhất. Trong suy nghĩ của Lý Nghiêm đó là có đi mà không có
về. Trước khi xuất phát thì Lý Nghiêm đã làm sẵn chuẩn bị chạy trốn cùng thân
vệ, hắn chấp nhận tiêu hao một vạn quân Thục Hán để tạo nên hỗn loạn giúp
Hương Lan và một vài thân vệ có thể trùng vây mà về Thục là được rồi.
Nhưng suy nghĩ thật quá xa vời thực tế khi mà một vạn quân Thục mang trí quyết
tử đục thủng phòng tuyến 2 vạn quân Đông Ngô tại Kiếm Các không một chút khó
khăn. Vốn dĩ quân Đông Ngô có được vũ khí mới như nỏ Ballistas, máy ném đá
Catasplus lại thêm cả một vài khẩu thần công đã chuyển lên hai vùng biên giới
nước Thục và Ngụy, nhưng chính những thứ này lại gây nên sự chủ quan khinh
địch đến đáng trách của thủ vệ nơi đây. Điều đáng trách đáng giận này lại do
hệ thống tình báo một phần làm nên, việc Gia Cát Lượng chuẩn bị Bắc tiến ai
cũng biết, đến quân Nguy cũng biết thì cớ gì đồng minh Đông Ngô lại không
biết. Trong hoàn cảnh này quân Đông Ngô tạo biên giới phía tây hoàn toàn không
cảnh giác một chút nào. Một phần họ nghĩ Thục- Ngô là đồng minh mặc dù tạm
thời, thứ hai Thục Hán đã chuyển hết quân lên phía bắc là Ba Tây thành để
chuẩn bị ra Kỳ Sơn thì không thể nào có vấn đề gì nơi biên giới cho được. Có
thì có lèo tèo vài vụ tiểu đả tiểu nháo của binh sĩ hai bên mà thôi, hành động
quân sự một cách quy mô thì hoàn toàn không thể thực hiện được.
Chính vì sự lơi là như vậy cho nên một vạn quân Thục Hán công phá 2 ngàn quân
thường trực tại phòng tuyến Kiếm Bình trong nháy mắt, gần như toàn bộ chiến
thuyền, quân cảng nơi này đều bị tận diệt. Quan trọng nhất là mấy khẩu pháo
thần công chưa kịp bắn phát nào thì bị tịch thu thành chiến lợi phẩm cả rồi.
Yên hỏa báo động tuy kịp thời thắp lên nhưng quân Thục Hán xuôi dòng nên tốc
độ cực nhanh, Nha Quý ( có sách nói là Tỉ Quy nơi mà Lưu bị trong lần Đông
trinh cuối cùng đã ở đây nửa năm) cạnh Kiếm bình nhận được tin thì cũng là lúc
quân Thục đã ập đến nơi. 5 ngàn quân Đông Ngô không ra một cái đôi hình cụ thể
nào mà vội vàng xông ra cản đường đón đánh. Thế nhưng một vạn quân Thục Hán
ban đầu là tâm chịu chết nhưng sau khi đâm thủng Kiếm Bình như tờ giấy thì
tinh thần lại như cầu vồng, ai quân tất thắng, nhưng sĩ khí cao cũng tất thắng
vậy. Từ chỗ không còn mong trở về thì Lý Nghiêm lại đánh hơi ra một cơ hội,
một cơ hội tuyệt vời đó là vừa đánh ra uy phong của bản thân lại vừa lao ra
một công trạng cực lớn… Ánh mắt của hắn giờ đây vậy mà nhìn thẳng Kinh Châu…
Năm ngàn quân Đông Ngô cũng chả cản được bao nhiêu lâu bước chân thần tốc của
quân Thục Hán, hay nói chính xác đó là mái chèo thần tốc thì đúng hơn. Cái này
phải trách tướng lãnh Đông Ngô gặp biến mà quá mất bình tĩnh. Nếu đã không kịp
chuẩn bị, số lượng lại kém hơn địch nhân thì đóng cửa quân cảng lại không
nghênh chiến. Dù quân Thục Hán có đục được phòng tuyến mà chạy đến tận Kinh
Châu thì thế nào, với một vạn quân thì họ chả sủi được tăm với trọng binh nơi
đây. Chỉ cần chơi bài bế môn canh sau đó để quân Thục vòng sâu lãnh địa sau đó
tổ chức lại phòng tuyến mà chặn đường lui cũng như tiếp viện thi đảm bảo quân
Thục chết không có chỗ chôn. Thế nhưng khốn nạn ở chỗ là có hai chữ bất ngờ,
vì bất ngờ nên họ không biết quân Thục xuất kích bao nhiêu, giả như có 10 vạn
quân thục xuất kích thì sao. Lúc đó Kinh Châu sẽ nguy sớm tối. Vậy nên hết chủ
tướng Kiếm Bình đến chủ tướng Nha Quý vội vang lãnh quân ứng chiến rồi vội
vàng bị đánh tan… Chỉ trong một ngày trời quân Thục đã tiến quân từ Kiếm Bình
đánh thẳng đến Nha Quý và trực chỉ Di Lăng. Chính sách của Lý Nghiêm lúc này
la đánh nhanh, đánh mạnh và thọc sâu đánh không cho quân Đông Ngô trở tay
kháng cự… Đây là một tư tưởng hoàn toàn mới lạ vì thời này là theo kiểu đánh
được thành trì nào là đóng quân giữ chặt nơi đó đảm bảo hậu cần v.v…. Không
thể không nói vì tình thế bức bách mà Lý Nghiêm làm liều, nhưng hắn liều lại
có phong thái triết lý quân sự hiện đại trong đó.
Vậy là quân Thục Hán bỏ qua các thành trì mà chỉ đánh bại hết thủy quân nơi
này và tận diệt họ sau đó tiến lên. Nhưng đến Di Lăng thì bước tiến của quân
Thục buộc phải chậm lại vi nơi này có chứa trọng binh có đến 1 vạn quân Đông
Ngô đã tụ tập. Nhưng sĩ khí của quân Thục Hán quá cao khiến cho Lý Nghiêm cắn
răng mà lao đến. Sự thật chứng minh quân số ngang nhau, chất lượng như nhau
thì sĩ khí là quan trọng nhất…. Thủy chiến trên sông quân Thục xuôi dòng chiếm
ưu thế, sĩ khí cao, lại đánh bất ngờ nên hoàn toàn chiếm ưu thế. Nhưng tuy vậy
họ vẫn khó đánh tan được số lượng quân ngang ngửa minh một cách nhanh chóng.
Nếu cứ kéo dài dằng co như vậy rất có khả năng quân từ Kinh Châu tiếp viện kịp
thời Di Lăng, đến lúc đó tận diệt sẽ là quân Thục Hán. Hiện nay Thục Hán đang
là cô quân trong lòng địch, Lý Nghiêm lúc này lại như kiến vò trên chảo nóng,
hắn quyết định nếu trong 2 canh giờ không công phá được thủy quân Đông Ngô thì
hắn sẽ để lại một vạn quân mà tự mình bỏ chạy. Lý Nghiêm tin tưởng Tô Hương
Lan đã thoát về Thục Hán rồi vì trong thảo thuận thì quân Thục chỉ cần đục
thủng Kiếm Bình và Nha Quý là đủ.
Đang lúc Lý Nghiêm hối hận thối ruột vì lòng tham thì bỗng nhiên hậu quân Đông
Ngô loạn tơi bời, thì ra Tôn Thượng Hương định bỏ lại 3 ngàn bộ tướng mà theo
thuyền nhỏ thoát đi thế nhưng từ Sâm Lăng dời đi được 30 km thi ả chứng kiến
cảnh Quân Thục đang chiếm ưu thế tuyệt đối trên Sông Trường Giang đoạn Di
Lăng. Cơ hộ không phải bỏ lại Bộ Tướng và 3000 quân thì cớ sao ả không làm, có
lực lượng này trong tay thì tiếng nới của Tôn Thượng Hương tại Thục Hán sẽ còn
mạnh hơn nữa. Chính vì vậy khi Kinh Châu chưa kịp tiếp viên cho Di Lăng thì
Tôn Thượng Hương và 3000 bộ tướng đã đến trước và tấn công vào hậu quân Đông
Ngô . Cái này gọi là chó cắn áo rách, nhà dột gặp mưa…. quân Di Lăng của Đông
Ngô đã vào thế hạ phong lại bị tập kích quá bất ngờ vào hậu trận, cắt cả đường
lui về Di Lăng… trận chiến này có thể đoán ra kết quả dễ dàng.