Người đăng: KennyNguyen
Nếu muốn nói đến vì sao Nguyên Quốc phải tiếc nuối thì phải quay ngược thời
gian về hai tháng trước, lúc này cũng có một cuộc xuất binh bằng đường thủy,
nhưng đây là cuộc xuất binh từ Linh Lăng thành của Tô Hương Lan và Lý Khả Nhi.
Hơn mười lăm thuyền chiến trùng điệp tiến về phía Động Đình Hồ. Hay nói một
cách chính xác hơn họ đang tiến về khúc sông hẹp từ trên đường từ Động Đình Hồ
đến Linh Lăng. Lúc này cả Hương Lan lẫn Khả Nhi đều mặc chiến giáp kín thân,
anh khí bừng bừng. Nhưng Hương Lan mặc chiến giáp chỉ để bảo vệ bản thân trước
mũi tên hòn đạn trên chiến trường mà thôi, thời gian mang thai mặc dù nàng
chăm chỉ luyện tập hô hấp theo bí kíp từ Triệu Vân nhưng đó chỉ là phương pháp
tăng lên nội lực mà thôi,chiêu thức thì nàng chưa hề luyện qua một chút nào vì
sợ ảnh hưởng thai nhi. Vậy nên dù lúc này Hương Lan đã có một luồng nội lực
kha khá trong người nhưng nếu bảo nàng đem chúng ra sử dụng thì không được
rồi. Thế nhưng không thể nói luồng nội lực này vô dụng cho được, vì được sự hô
ứng của luồng nội lực khá tinh thuần này mà sức khỏe cũng như phản ứng nhanh
nhẹn của cơ thể Hương Lan dĩ nhiên mạnh mẽ hơn người thường rất nhiều. Nếu
nàng học thêm một chiêu ba thức từ bí kíp của Tử Long thì chắc chắn binh sĩ
bình thường không thể chiến thắng nổi Hương Lan cho được.
Thật chất ra nơi mà đội quân của Hương Lan đang hướng đến là ngã ba sông
Trường Thủy nơi có huyện thành Hình Dương, tại đây nến hướng về phía Tây Nam
mà đi thì đó là Linh Lăng nơi Hương Lan đang trú ngụ, còn nếu hướng về phía
Đông Nam mà đi thì đó là hướng về Quế Dương. Địa hình nơi nhánh sông rẽ về
Linh Lăng khá trật hẹp và nó thích hợp cho một trận phục kích chiến, và đúng
là nơi đó đang diễn ra một trận đánh ác liệt giữa một bên là quân chính quy
tinh nhuệ Đông Ngô và một bên là các thổ dân bản địa Bách Việt. Đội hình 25
chiến thuyền Đông Ngô này là của Tôn Quyền từ Vũ Xương lặn lội đi thăm Tô
Hương Lan sau sinh nở, không hiểu sao nhóm phản loạn người Bách Việt tại vùng
Trưng Dương, Hình Dương, Tương Đông, Kỳ Dương có thể nắm bắt được hành tung
của Tôn Quyền mà ra tay phục kích.
Tổng toàn bộ quân Đông Ngô có đến 5000 người là cận vệ tinh nhuệ của Tôn Quyền
với thống lĩnh cấm vệ quân là Đinh Phụng. Đinh Phụng quê ở An Huy ông bắt đầu
sự nghiệp của mình bằng cách phục vụ cho quân Ngô và làm một đội trưởng dưới
quyền Cam Ninh, trong các trận chiến, ông luôn xung phong đi đầu và hăng hái
chiến đấu, lập nhiều chiến công vang dội. Sau này Đinh Phụng là một trong
những tướng võ thời Tam Quốc. Ông theo phò Ngô từ thời Tôn Sách, hay cầm quân
chung với viên tướng Từ Thịnh. Sau khi Tôn Sách chết ông theo phò Tôn Quyền và
tiếp đến là Tôn Hưu. Trong trận Lữ Mông đuổi theo và giết chết Quan Vũ, Đinh
Phụng cùng với Từ Thịnh là một trong các tướng cùng nhau rượt đuổi Quan Vũ và
góp phần làm Quan Vũ tử trận. Có thể nói Đinh Phụng là một chiến tướng khá
xuất sắc của Đông Ngô nhưng lúc này hắn đang lâm vào tình thế cực kì khó khăn.
Còn Tôn Quyền quả thật mặt cắt không còn giọt máu nào khi chứng kiến quân Bách
Việt nhung nhúc trên bờ cũng như trên mặt sông.
Quân khởi nghĩa Bách Việt do Liên Hoa dẫn đầu, Liêu Hoa chính là một nữ tướng
thuộc bộ lạc lớn nhất tại vùng Bách Việt Hoa Nam Linh Lăng và Quế Dương này,
mà bộ lạc đó chính là nơi mẫu thân Tôn Thượng Hương trước kia làm thủ lãnh, và
nay truyền lại cho Tôn Thượng Hương. Mẫu thân Tôn Thượng Hương cũng là họ Liễu
và có quan hệ huyết thống cùng Liễu Hoa tướng quân. Tất nhiên chức tướng quân
này là tự phong trong các tộc Bách Việt nơi đây mà không phải quan chức của
triều đình Đông Ngô. Lúc này đây có tới cả chục bộ lạc Bách Việt hưởng ứng lần
phục kích Tôn Quyền này của Liễu Hoa. Vấn đề lần phục kích chiến này có liên
quan gì tới Tôn Thượng Hương thì tạm thời chưa bàn đến, thế nhưng khí thế quân
Bách Việt quả thực cực kì hoành tráng với 2 vạn quân tập trung hai bên bờ sông
mà dùng bè gỗ cộng thêm thuyền độc mộc tiến hành áp sát 30 chiến thuyền Đông
Ngô tấn công. Điểm chết người là không biết những người này làm thế nào mà
biết được lịch trình của Tôn Quyền sau đó tổ chức phục kích rất bài bản và quy
mô.
Tôn Quyền lúc này đang hối hận không thôi, đáng lẽ ra hắn không nê đi về phía
Nam này, cho dù có cưng chiều Hương Lan như thế nào đi chăng nữa thì đó cũng
là một việc cực kì tối kị đối với vị Hoàng Đế Đông Ngô này. Vùng đất Miền nam
Đông Ngô hay còn gọi là Hoa Nam này cực kì không ổn định, kể cả chính quyền
Hán tộc tại Đông Ngô đã cố gắng tìm đủ mọi cách áp bức, chen ép, đàn áp cũng
như đô hộ. Vậy nhưng một năm có dăm ba cuộc khởi nghĩa nhỏ, vài năm có một
cuộc khởi nghĩa lớn là chuyện cơm bữa. Ấy vậy nên mới có truyện Tôn Kiên hạ
mình cưới mẫu thân của Tôn Thượng Hương là Liễu Thị, mặc dù có lẽ chính Tôn
Kiên lúc đó cũng khá buồn nôn đấy, vì Liễu Thị trong suy nghĩ của người Hán là
một nữ tử " man di " lăng loàn … mà cũng có thể nói là vậy vì Liễu thị trước
khi cưới Tôn Kiên đã có một hậu cung hùng hậu với khá nhiều nam sủng. Nhưng
đấy là xét trên ánh mắt của người Hán mà nói thôi, vì họ dùng lăng kính, tư
tưởng của bản thân mà phán quyết Liễu Thị. Nhưng nếu xét trên văn hóa mẫu hệ
của bộ tộc Phượng Hoàng thì đó là chuyện bình thương hơn cả mức bình thường.
Việc tộc Bách Việt luôn phản kháng triều đình nhà Hán là có nguyên nhân của
nó. Lịch sử tồn tại và tiến hoá của dân tộc Việt là hành trình lui dần về
phương nam trước sự lớn mạnh của Hán tộc để bảo tồn nòi giống. Từ thời cổ đại,
dân tộc Việt đã mất Thái Sơn (tỉnh Sơn Đông, bắc Trung Hoa) là cái nôi văn hoá
đầu tiên (“Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
đây là một câu ca dao ai cũng biết nhưng ít người để ý… Việt Nam có địa danh
Núi Thái Sơn sao? tất nhiên Thái Sơn ở đây là chỉ vùng đất mà tổ tiên chúng ta
đã đánh mất vào tay người Hán nhưng câu ca dao này cũng là một bằng chứng ghi
dấu cái nôi văn hoá đầu tiên của dân Việt). Sau khi Thái Sơn bị Hoàng Đế xâm
chiếm, con cháu Thần Nông đã rút về Đông Đình Hồ vùng Lĩnh Nam để xây dựng lại
căn cứ địa văn hoá lần thứ hai. Khi Lữ Gia thất trận, các dân tộc Bách Việt
thuộc nước Nam Việt đã chạy vê Phong Châu ở phương nam hội nhập vào Âu Lạc để
xây dựng lại căn cứ địa văn hoá thứ ba. Đây là lý do khi Hai Bà Trưng khởi
nghĩa các dân tộc Bách Việt thuộc 65 thành ở Lĩnh nam đã hưởng ứng. Địa lý
chính trị thời kỳ Hai Bà chính là vùng Lĩnh Nam và nước Nam Việt cũ. Mặc dầu
cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, công cuộc thống nhất Bách Việt của
Hai Bà đã tái hợp Bách Việt và kéo các dân tộc Bách Việt ngồi lại với nhau.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã cho các dân tộc Bách Việt và các gia đình vọng
tộc ở miền Hoa Nam niềm hy vọng phục hoạt dân tộc Việt. Vùng đất Âu Lạc với
những địa linh như Phong Châu, Mê Linh và những nhân kiệt như Hai Bà Trưng và
Bà Triệu, và những danh tướng trong đoàn quân kháng chiến, đã nêu tấm gương
yêu nước và là niềm hy vọng cho nòi giống Bách Việt.
Từ khi cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược của Lữ Gia và Triệu Dương
Vương thất bại (111 TCN) đất Nam Việt bị nhà Hán chiếm đóng và danh xưng Việt
đã bị linh lạc bởi quá trình đô hộ và đồng hoá. Từ thời kỳ Hán thuộc trở đi,
danh xưng Việt đã biến mất trong các sách sử của Trung Quốc, và được thay thế
bằng hai chữ An nam và Giao Chỉ. Ngay cả thời kỳ Hai Bà Trưng danh xưng Việt
cũng chưa được phục hoạt. Khoảng cách thời gian giữa Lữ Gia và Lý Bôn là hơn
650 năm. Tại sao khi Lý Bôn (544) lên ngôi ông lấy đế hiệu là Nam Việt Đế? Ý
thức Việt trong đế hiệu đó ở đâu ra? Phải chăng suốt 650 năm bị Hán hoá, một
tầng lớp nhân dân Bách Việt từ miền Lĩnh Nam rút về vùng đất Âu Lạc, Việt
Thường vẫn giữ vững ý thức Việt, lưu giữ và bảo tồn nó qua không gian và thời
gian Có thể nói tinh thần Việt tộc không bào giờ bị phai nhòa dụ người Hán có
cố gắng tàn phá, bôi xóa đến đâu đi chăng nữa… Lúc này đây 5000 quân Hán tộc
Đông Ngô đang run sợ trước sức tấn công mãnh liệt của hơn hai mươi ngàn quân
Việt tộc kiêu dũng thiện chiến mặc dù trang bị của họ cực kì lạc hậu.
Trích dẫn : Nguyễn Xuân Phước