Người đăng: KennyNguyen
Kế hoạch của Nguyên Quốc được các tướng lãnh cũng như quan viên Đại Việt bổ
xung chi tiết để thành một sách lược hoàn chỉnh. Việc di chuyển của hai đội
buôn được thực hiện ngay trong những ngày đầu năm mới 231. 11 thuyền buôn do
Abdukrahman dẫn đầu xuất phát từ cửa Nam Triệu tiến về phía bắc mà tới hợp
phố. 20 chiến thuyền Đại Việt do Krishna và Hà Thương, Hà Thuẫn thống lĩnh
tiến về phương nam tiến hành tiếp xúc cùng Lâm Ấp sau đó tiến xa hơn để đến
Phù Nam.
Sở dĩ chỉ có 11 thuyền buôn đi về phía Hợp Phố vì trong đó có một chiếc vị giữ
lại và tháo tung ra để tìm hiểu cách chế tạo thuyền của Ba Tư… sau đó kết hợp
với cách đóng thuyền của người Hán để tạo ra những chiến thuyền tốt hơn. 800
thợ đóng thuyền ban đầu Nguyên Quốc bắt được ở sông Cẩm đã bắt đầu chế tạo các
loại thuyền nhỏ dài 15- 20m ngằm phục vụ chiến đấu trên song, trong 7 tháng
thời gian họ vừa học tập nghiên cứu vừa chế tạo các loại thuyền theo thiết kế
long cốt của Nguyên Quốc. Chiến thuyền long cốt là thiết kế của thời đại tiên
tiến hơn lúc này khá nhiều… Nếu xét một cách chính xác thì thuyền Long Cốt hay
thuyền đáy nhọn đã xuất hiện từ rất lâu vào khoảng thế kỉ thứ 3 trước CN tại
vùng biển địa trung hải… Nhưng nó chủ yếu phổ biến tại phương tây mà thôi. Còn
phương Đông điển hình là Hán tộc lại trung thành với kiểu thuyền đáy bằng, với
kết cấu thân thuyền như hộp diêm. Từ kết cấu đáy bằng này mà người Hán múa vẽ
ra đủ loại thuyền chiến có hình dạnh phản lại động lực học ví như những lâu
thuyền gần như hình vuông rộng dài đến hơn trăm m. Loại thuyền lâu như một
pháo đài trên mặt nước này khả năng di chuyển có thể nói là rùa bò điển hình.
Nhưng không hiểu vì một lý do nào đó mà phương đông cực kì trung thành với mẫu
thuyền hình hộp diêm này, cho tận đến thế kỷ 14, 15 họ vẫn không hề thay đổi
thiết kế cơ bản của nó. Điển hình nhất là thủy chiến giữa Nhật Bản và Hàn quốc
thì các con thuyền gỗ hình bao diêm vẫn là các thiết kế được ưa chuộng hơn cả.
Vẫn biết rằng đã có sự thong thương và giao lưu van hóa Đông Tây từ thời Đông
Hán, vậy tức là các mẫu thuyền long cốt đáy nhọn đã xuất hiện tại phương Đông
khá sớm nhưng dường như chúng không được chấp nhận một cách mạnh mẽ. Sau thời
Đông Hán là một khoản thời gian dài gián đoạn giao lưu thương mại trên biển
giữa Đông và Tây, chính điều này càng làm cho những thiết kế thuyền không mấy
khả quan hình hộp chữ nhật của cổ chiếm lĩnh vị trí chủ chốt trên biển phương
Đông. Mãi cho đến Vasco da Gama vào thế kỉ 16 đã vô tình khám phá ra phương
Đông màu mỡ, từ đó đã mở đầu cho một cuộc cách mạng giao lưu văn hóa cũng như
khoa học kĩ thuật giữa Đông và Tây, kể từ đây các thiết kế Long cốt thuyền đáy
nhọn được tiếp nhận nhiều hơn tại phương Đông với những ưu điểm khá vượt trội
của nó so với thuyền đáy bằng hộp diêm của phương Đông.
Là một nhà khảo cổ học thì Nguyên Quốc chả lại gì đối với những kết cấu khác
nhau của các loại thuyền bè này. Nếu nói về kết cấu hiện đại cảu thuyền sắt có
lẽ Nguyên Quốc hơi gượng khi nói mình hiểu biết, thế nhưng nghiên cứu về sự
phát triển các loại thuyền bè qua từng giai đoạn cũng là một trong các môn học
bắt buộc đối với khảo cổ gia. Thế nên để vẽ ra một bản thiết kế long cốt hạm
không có gì khó với Nguyên Quốc cả. Nhưng vấn đề là vẽ được, nói được nhưng
công tác thực tế để chế tạo thành công một chiếc thuyền thì hắn không biết.
Vậy nên tất cả đều phải dựa vào 800 thợ thủ công chế thuyền bắt được từ Đông
Ngô, và hơn 1500 tay chế thuyền người Âu Việt để tạo nên một nhóm chuyên đóng
mới các chiến thuyền cho phù hợp điều kiện Đại Việt.
Chủ lực trong việc đóng thuyền vẫn là 800 tay thợ người Hán vì 1500 tay thợ
người Đại Việt chỉ quen chế tạo thuyền độc mộc mà thôi. Việc này liên quan
đến nhu cầu của người Đại Việt chỉ cần thuyền độc mộc để sử dụng trên sông
và các vùng biển nông mà thôi. Thêm vào nữa hạn chế không có đồ sắt đã khiến
họ không thể có dụng cụ mà chế tạo các loại thuyền ghép ván với khích thước
lớn cho được.
Kẻ cả 800 tay thợ chuyên gia đóng thuyền hộp diêm người Hán cũng khá bỡ ngỡ
trước thiết kế mới quá nhiều đường cong này của Nguyên Quốc . Lý niệm chế tạo
thuyền Long cốt trái ngược nhiều so với thuyền hộp diêm khiến những người Thợ
này cực kì khó khăn trong việc vừa nghiên cứu vừa chế tạo mới chiến thuyền cho
Đại Việt . Để giảm độ khó nên Nguyên Quốc quyết định chế tạo các lợi khoái
thuyền chỉ dài 15m rộng 4,5 m để phục vụ cho tác chiến trên song nước. Những
mong sau khi chế tạo nhiều loại thuyền nhỏ này thì những người thợ này sẽ quen
tay hơn mà có thể tiến hành chế tạo những Long Cốt thuyền lớn hơn.
Nguyên Quốc hoàn toàn đúng với suy đoán của mình, vì chế thao thuyền nhỏ làm
bước đệm nên sau 7 tháng thời gian an ổn trong hòa bình hơn 2300 người thợ
đóng thuyền Đại Việt đã cho ra đời 30 chiến thuyền dài 15m với hai hàng mái
chèo ngang có thể chở tối đa 50 lính cộng thêm 40 tay chèo. Thật ra tốc độ
đóng thuyền của Đại Việt rất nhanh vì các công nghệ mà họ đang có, ví như
sấy gỗ, cưa gỗ bằng sắt với sức kéo động vật, và thời gian gần đây là cưa gỗ
với động lực từ các bánh xe nước thủy lợi. Điểm quan trọng kinh người đó là
những thủ thuật làm cong gỗ mà Nguyên Quốc đọc trong sách báo mà cả ngàn năm
sau con người mới phát minh ra không ngờ lại có thể ứng dụng một cách dễ dàng
đến vậy.
Thiết kế và lý niệm chế tạo thuyền Long Cốt đáy nhọn được Nguyên Quốc tổng hợp
lại như sau
- Sống chính ngoài, sống dưới đáy, là một thanh gỗ chạy dọc đáy thuyền phía
ngoài, có chức năng rẽ nước cũng như chức năng va đập húc đối với thuyền
chiến…
- Gỗ ốp sống chính: Long cốt giăng, thanh đệm sống đáy.
- Cong gian có: cong đáy, cong hông, cong đứng còn gọi là đà, cong giang,
sườn.
- Sống dọc đáy: sống tử phụ, thanh dọc đáy.
- Cánh sống chính, còng gọi là sống nằm, ky nằm.
- Sống dọc hông, dọc mạn, dọc nách, ván bia boong (ván mép boong, lá mái),
thanh chống va (tài cán),
sống mũi (lô mũi), sống đuôi (lô lái), ván vỏ hay gọi là ván bao v.v…
Bí quyết trong đóng tàu thuyền gỗ để có độ bền chắc và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
cao là:
- Sống chính ngoài phải là một cây gỗ hoàn chỉnh, càng dài càng tốt, được cây
gỗ dài 13 - 14m là hợp lý, nếu phải nối thì mồi nối phải tránh chỗ bệ cột buồm
, kiêng nối nhiều đoạn (3 đoạn trở lên).
- Sống chính trong phải chạy dài từ mũi đến lái, nối liền với các kết cấu
xung quang sống mũi, sống đuôi.
- Cong gian: gỗ cong gian có góc tròn, phải dùng các gỗ cong thiên nhiên. Nếu
thiếu gỗ cong phải dùng nhiều khúc nối lại với nhau, nhưng phải tránh gỗ ngang
thớ. Hai cánh cong gian phải làm bằng cùng một loại gỗ để trọng lượng phân bố
đồng đều, tàu thuyền khỏi bị nghiêng ngang.
- Ván bọc (vỏ thuyền) để ghép dọc theo khung tàu thuyền đ̣i hỏi phải cong
hình vỏ đỗ và vặn ốp lên cả hai đầu mũi và đuôi thuyền, do đó phải dùng phương
pháp đốt lửa hơ nóng gỗ và uốn ép gỗ khá đặc biệt. Đây là công khá phức tạp,
đ̣i hỏi tài năng song Nguyên Quốc đã tận dụng công nghệ sấy khô sau đó phun
hơi nước nóng rồi ép thành khuôn cho vào sấy lại lần thứ 2. Vì công nghệ này
mà các Ván bọc vốn tốn nhiều thời gian chế tác nhất lại thành ra chế tạo nhanh
nhất và đều nhau nhất, thường khi ghép vào độ cong đều đặn như nhau vì chúng
được ép từ khuôn mà ra.
Nhưng phần khó khăn của Đại Việt đó là các mọng ghép các mối nối toàn là tận
dụng lại từ công nghệ đóng thuyền hộp diêm nên có đôi chút khập khiễng. Rất
may lúc này có đoàn thuyền thương nhân đến từ Ba Tư này quá hợp lý và đúng
lúc. Một con thuyền đáy tròn của người Ba Tư được tháo tung ra để các thợ Đại
Việt học hỏi các cách khớp nối đặc biệt của loại tàu này.
Tàu thuyền sau khi xảm xong thì nhất cũng phải thui đốt phần vỏ tàu từ mực mớm
nước trở xuống. Trước kia tàu thuyền gỗ được thui đốt bằng bổi, lá thông… một
tháng 1 lần. Thời điểm này người ta thường dùng các loại keo dán khác nhau để
trét kẽ chống thấm nước, hằng hà xa số các loại keo thiên nhiên được nghĩ ra,
đến cả mật ong, bùng đất keo hồ tinh bột từ ngũ cốc cũng tham gia vào công
cuộc chống thấm. Nhưng hiệu quả của chúng quả thật không mấy cao… Nhưng Đại
Việt có một tài liệu bí mật để xử lý chuyện này. Ngoài các loại sơn thông
thường mà thời này hay dùng thì Đại Việt có một thứ đó là nhựa đường có từ
việc chưng than đá lấy dầu hỏa… nhựa đường Đại Việt có thể nói là rất nhiều
khi mà họ liên tục không ngưng nghỉ khai thác than để chế tạo dầu thô. Đây là
vũ khí giúp họ nắm thế chủ động ở mọi chiến trường nên cho dù trong hoàn cảnh
nào nó đều được ưu tiên thực hiện đầu tiên. Mà hiệu suất từ than ra dầu hỏa
thì kém vô cùng, thành thử ra thứ họ thu được nhiều nhất lại là nhựa đường
đấy.
Chính nhựa đường đã làm cho quá trình chống thấm các thuyền của Đại Việt
giảm đến tối đa, và hiệu quả có thể nói là cao nhất vào lúc này. Các vật liệu
khác không thể vượt mặt nó trong việc chống thấm cho thuyền bè.