Người đăng: KennyNguyen
Nguyên Quốc đang ngẫm nghĩ về cả hai phương án, còn về thông tin về tình hình
bán đảo Đông Dương do Abdukrahman đưa lại thì Nguyên Quốc không cho là đúng.
Chuẩn xác lúc này đúng là Bán Đảo Đông Dương phần phía Tây khá rời rạc với các
bộ lạc không mang tính gắn kết cao với chỉ một vùng đất khá đông dân được gọi
là Sri Ksetra Kingdom và sau này là tiền thân của Miến Điện. Nhưng về mặt phía
Nam bán đảo Đông Dương thì hoàn toàn khác với Abdukrahman tin tức.
Lúc này đây tại phía nam bán đảo Đông Dương có tồn tại một vương quốc tên Phù
Nam, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ
(Việt Nam), về phía Tây đến Thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến
phần phía Bắc bán đảo Mã Lai. ( xem chú thích phía dưới). Đây là một quốc gia
được xây dựng với dân tộc bản địa người Mon với ngôn ngữ Vnom (Khmer). Tiền
thân của Phù Nam là Vương triều của Kaundinya tồn tại khoảng hơn 150 năm, trải
qua 3 đời vua. Các thư tịch cổ của Trung Quốc phiên âm tên 3 vị vua này là Hỗn
Điền, Hỗn Bàn Huống (127-217) và Hỗn Bàn Bàn (217-220). Một vị tướng của Phù
Nam mà Lương thư của Trung Quốc phiên âm là Phạm Sư Mạn lên làm vua, lập ra
Vương triều họ Phạm lấy tên quốc là Phù Nam…. Nền văn minh của người Mon Khmer
nơi này khá kém với nền văn minh thời đồ đồng thụt lùi khoảng vài trăm năm so
với người Âu Lạc ( Âu Lạc không phải không biết chế tác khai thác đồ sắt mà
sau khi Triệu Đà thất thủ thì vương quốc Nam Việt bị nhà Hán đô hộ và chúng đã
thực hiện chính sách hán hóa xóa xổ nền văn minh Âu Lạc thêm vèo đó là cấm
đoán chế tác đồ sắt, tất cả những gì khai thác được đều được chuyển về trung
Nguyên… đây là mệnh lệnh của Lữ Hậu vợ Lưu Bang và nó cứ thế được tiến hành
cho đến lúc này)
Trong sách sử có ghi lại như sau " Người Phù Nam thường buôn vàng bạc, tơ lụa.
Con cái nhà quý tộc thường mặc xà-rông bằng lụa the. Đàn bà thì mặc một thứ áo
vải luồn qua đầu. Người nghèo thì quấn một mảnh vải thô quanh mình. Họ đúc
nhẫn và vòng đeo tay bằng vàng, làm bát đĩa bằng ngọc. Họ đốn cây lấy gỗ làm
nhà và rào vườn tược chung quanh nhà. Nhà vua ở trong một nhà lầu có tầng gác.
Dọc bờ biển, người ta trồng cây thốt nốt lá dài dùng để lợp nhà. Người ta đóng
những chiếc thuyền dài tám, chín trượng (tức hơn 20m), rộng sáu, bảy phần mười
trượng. Mũi thuyền và lái thuyền giống như đầu và đuôi cá. Nhà vua ngự trên
mình voi. Đàn bà có thể cưỡi voi đi. Họ thích chơi chọi gà. Họ không có nhà
tù. Khi có kiện cáo, tranh chấp, họ vứt nhẫn vàng hoặc trứng vào nước sôi. Ai
dúng tay lấy ra mà không bị bỏng thì người ấy được kiện. Hoặc người ta bắt cầm
ở tay một chiếc xích nung đỏ rồi đi bảy bước. Ai có tội thì bàn tay bị cháy
bỏng, người vô tội thì chẳng có việc gì. Cũng có khi người ta nhận những người
kiện xuống nước. Người có tội thì chìm hẳn dưới nước, người vô tội thì nổi
lên... Vậy nên Nguyên Quốc có thể chắc chắn rằng với kiểu luật pháp thế kia
thì họ không thể có một quốc gia mang tính tập trung cao cho được, và nền văn
minh của người Mon lúc này kém xa người Âu Lạc. Cũng vì lý do này hắn tự tin
đối với việc tiến hành xâm lấn một cách hòa binh quốc gia này để cướp dân là
chính…. Tất nhiên tất cả những gì viết lại trong sử sách không phải đều đúng,
để đánh giá tình hình cần trực tiếp cử xứ thần tiếp xúc cùng quốc gia này sau
đó mới tiến hành đối đãi ra sao.
- Hừm… các vị thông qua các ý kiến vừa qua ta xin tổng hợp lại mà đưa ra một
nhận xét chung, chúng ta từ khung sường này sẽ phát triển thêm cho kế hoạch…
Về mặt nêu ra sách lược chính xác thì chúng ta cần có thêm thông tin tình báo
mà đội buôn của Abdukrahman và Krishna sẽ là nòng cốt cho việc này. Về sách
lược nhất quán thì chúng ta sẽ tiến công trên cả hai mặt trận nhưng chỉ tham
chiên trực tiếp tại Hợp Phố… nhưng lần tấn công Hợp Phố này không mang tính
chất đánh chiếm mà chỉ mang tính đe dọa tạo áp lực cho quân Đông Ngô để giảm
bớt áp lực của họ lên phòng tuyến KaLong… Biến cuộc chiến tổng lực thành cuộc
chiến dằng co, quân Đông Ngô chính quy không quen thủy thổ rất dễ sinh bệnh
cộng thêm với việc tiếp tế lương thực khó khăn sẽ khiến cho tình hình của
chúng kệt quệ nhanh tróng…. Mục tiêu của chúng ta là tấn công vào dọc bờ biển
Hợp Phố khi Abdukrahman và Krishna đã nắm được tình báo của họ…. Mục tiêu
chính là đón dân Âu Lạc hai tộc cộng thêm mộ số dân Bách Việt về đất Đại
Việt. Hợp phố chúng ta sẽ tiến đánh và tái chiếm nhưng không phải lúc này….
Đây là chính sách tại phía bắc….
Ngưng lại một chút Nguyên Quốc liếc nhìn các đại biểu lãnh đào cao cấp của
Đại Việt đang tập trung hết sức lắng nghe như nuốt từng lời của quốc vương…
Quả thật lúc này Nguyên Quốc cũng thấy khá tự hào về thành quả của mình, lần
hội nghị sách lược quốc gia này hắn không hề lèo lái suy nghĩ của mọi người
như trước đây mà để họ động lập suy nghĩ tìm phương án. Ấy vậy mà sách lược
tổng hợp của bọn họ đưa ra còn hợp lý hơn nhiều suy tính của riêng Nguyên
Quốc. Đến lúc này Nguyên Quốc có thể yên tâm một chuyện, bộ máy chính quyền
cảu Đại Việt đã thành hình và có thể vận hành cho dù có hắn hay không. Trong
hoàn cảnh chiên tranh loạn lạc này sớm sống chiều chết là chuyện bình thường.
Hắn không sợ chết nhưng hắn sợ mình ngã xuống sẽ khiến công lao bấy lâu tan
vỡ… Tộc Việt lại tan giã và chịu Ngàn năm bắc thuộc… hắn không hề muốn điều
này một chút nào.
- Còn về chính sách Phía Nam thì thực hiện theo đúng những gì Abdukrahman và
Krishna nêu ra là được rồi, nhưng không phải như Abdukrahman nói qua, Phía nam
của chúng ta không phải chỉ có mỗi Sri Ksetra Kingdom nhỏ bé, có lẽ
Abdukrahman chie đi qua mà không tiếp xúc sâu. cả một dãy 3000km đường biển
phía nam thuộc về một cuốc gia tên Phù Nam do vị vua Phạm Chiên thống trị, mặc
dù quốc gia này lỏng lẻo về mặt kết cấu nhưng chúng ta không thể dùng sức mạnh
mà bắt dân cảu họ được… Chính sách nhất quán là dùng thương mại để mua nô lệ,
xúi dục họ tấn công các bộ lạc người Pyu và người Khmer trong lục địa bán cho
chúng ta… Vì thực hiện điều này thì Abdukrahman sẽ lãnh 12 thuyền buôn của
chính ngươi đi về Hợp Phố do thám còn Krishna với bản lãnh thương nhân đi khắp
các vùng lãnh thổ sẽ nhận trách nhiệm sứ thần theo hạm đội 20 chiến hạm đi đến
Lâm Ấp và Phù Nam thực hiện kế hoạch hỗ trợ Lâm Ấp, ép mua lừa bán với cả hai
quốc gia Lâm Ấp và Phù Nam…
- Về điều động binh lực thì 2 vạn bộ binh chia ra đóng tại hai chiến tuyến
Nam Bắc giữ nguyên. 10 ngàn thủy binh và lính thủy đánh bộ thì phân 7 ngàn tấn
công ven biển Hợp Phố. 3 ngàn quân theo Krishna tiến về Phù Nam và Lâm Ấp…
ngoài ra tiến hành chiêu mộ thêm binh từ 3 vạn người vừa tìm được trong 7
tháng qua, để bổ xung vào binh lính thủ các thành trì Bắc Đái, Kê Từ, Luy
Lâu…
- Về chính sách phía tây Bắc thì sẽ do Cao Thích chỉ huy hành động nơi này mà
tiến hành xâm thực hòa bình phần còn lại của Long Uyên và hướng đến là Tây Vụ.
Cao Thích ngươi phải nhớ một điều đó là trong mọi trường hợp tránh gây chiến
tại đây, dùng vật chất cũng như chính sách để thu hút các Jan cũng như Tróc
Nọi nơi đây sau đó ngươi tự xây dựng lực lượng tại Tây Bắc, đến khi nào cảm
thấy đủ sức mạnh thì mới tiến công bằng quân sự chiếm lĩnh hoàn toàn hai nơi
này…