Tơ Lụa


Người đăng: KennyNguyen

Ngồi tại vị trí thượng vị Nguyên Quốc cho phép hai người họ đứng lên để nói
chuyện. Mở miệng ra để trao đổi cùng nhau không ngờ lại phải dùng tiếng Hán.
Quả thật Nguyên Quốc rất bất đắc dĩ, tiếng Hán trong khu vực độ phổ biến như
tiếng Anh trong tương lai, đó là một môn ngoại ngữ cần phải biết khi tiến hành
giao tiếp giữa các quốc gia có ngôn ngữ khác biệt. Mặc dù bi ai và khó chịu
nhưng Nguyên Quốc đành phải nén nhịn mà sử dụng tiếng Việt sau đó để thông
ngôn viên nói thành tiếng Hán với hai tên thương nhân. Không phải Nguyên Quốc
không biết tiếng Hán mà hắn quyết không hạ mình nói tiếng Hán trong các giao
tiếp ngoại bang này, sử dụng phiên dịch viên cũng được nhưng hắn sẽ không nói
tiếng Hán.

- Đây là mười mẫu tơ lụa và gấm vóc của chúng ta…. các ngươi định giá ra sao.
Cứ nói một cách thật thà ta không trách tội vì làm ăn buôn bán lâu dài cần
không bên nào chịu lỗ lã…

Nghe đến câu nói này thì hai tên thương nhân thở phào một hơi nhẹ nhõm đồng
thời hai mắt lóe sáng. Chúng thầm nghĩ hóa ra vị quốc Vương của "tiểu quốc"
này muốn giao dịch thường xuyên chứ không có ý định cướp bóc. Nói đến làm ăn
thì hai tên thương nhân thể hiện đúng bản chất của mình xoa tay liên hồi mà
kiểm tra hàng mẫu. Kiểm tra rồi chúng nhíu mày lại có vẻ khó xử, thật ra những
thước tơ lụa và gấm vóc của người Việt chất lượng không quá kém, nếu đem so
sánh thì cũng phải xếp vào hạng A chất lượng, nhưng nếu đem so sánh với mặt
hàng như tơ lụa của Quảng Lang ( Tô Châu ngày nay) và Hoài Nam, Thọ Xuân thì
không được tốt bằng. Nhưng điều khó khăn ở đây là nếu thực sự họ trả giá thấp
thì liệu vị quốc vương này có trở mặt mà lôi họ ra chém hay không thì chưa
biết được. Câu nói "không bên nào chịu lỗ lã" của quốc vương thì chớ tin vội,
làm bạn với vua là làm bạn cùng cọp, giao dịch cùng quân vương thì đâu khác
nào bảo hổ lột da. Nói chung là sự việc này cực kì khó xử vì họ vẫn chưa biết
thực sự thái độ của vị tân vương này.

Thấy hai tên thương nhân chần chừ khó liệu thì Nguyên Quốc bỗng nhiên từ từ
đứng dậy mà đi xuống phía dưới, hắn cầm lên một mảnh lụa mà vuốt ve. Sau đó
Nguyên Quốc quay qua hai người rất thân ái mà vỗ vai mỉm cười:

- Các ngươi không cần khó xử, ta là muốn hợp tác buôn bán chứ không có ý gì
khác, cứ nói giá cả ra rồi chúng ta thương lượng vậy không cần khó xử như vậy
chứ…..

Thái độ hòa ái trân thành muốn giao dịch của Nguyên Quốc khiến hai tên thương
nhân yên tâm hơn rất nhiều. Hai kẻ này rối rít tạ ơn Nguyên Quốc quốc rồi đưa
ra một cái giá khá hợp lý vì lúc này đây nguồn hàng của con đường tơ lụa trên
lục địa gần như bị cắt đứt hoàn toàn vì sự chính biến của nhà Hán vậy nên giá
tơ lụa tại Địa Trung Hải có vẻ tăng lên khá nhiều. Dù chịu thiệt một chút thì
chúng vẫn có thể kiếm lời to. Điểm quan trọng nhất là có thể đảm bảo được sự
an toàn của bản thân.

- Bẩm quốc vương Đại Việt tôn kính, tơ lụa cùng gấm của quốc gia ngài khá
tốt chúng tôi xin tính như sau được hay chăng, cân chỗ lụa này lên và nhân lên
gấp đôi sau đó quy thành lượng bạc có trọng lượng tương đương, nhưng chúng tôi
cũng không có đủ bạc và vàng liệu có thể dùng các vật khác để trao đổi.

Đây là một cái giá cực kỳ cao cho loại lụa không phải đỉnh cấp của Đại Việt
rồi. Nên nhớ một sấp lụa nặng đến nửa kg tính ra là 500 gram nếu nhân lên sẽ
là 1kg rồi. Mà mỗi lượng bạc tính ra là gần 40 gram do vậy một sấp lụa có giá
đến 25 lạng bạc, mà theo tỉ giá hối đoái hiện nay sẽ là 2,5 lượng vàng. Nếu
nói đến tiền tệ thì cũng phải nói đến cho rõ ràng . 1 lạng bạc (gần 40 gram)
được đổi lấy 1 quán ( nay đọc là quan) tiền đồng. Từ quán ban đầu có nghĩa là
sợi dây xâu tiền, sau trở thành đơn vị tiền tệ. 1 quán bằng 10 bách. Mỗi bách
gồm 100 viên tiền đồng. Vậy 1 quán, hay 1 lạng bạc, bằng 1000 viên tiền đồng.
Vậy tính ra một sấp lụa có giá đến 25 ngàn viên tiền đồng mà mỗi đồng tiền ngũ
thù tương đương 3,23 gram này là tiền chính thức lưu thông tại Trung Nguyên
lúc này. Vậy nên nếu xét theo giá của các vị thương nhân này thì một sấp lụa
có giá cả tương đương 80 kg đồng, 1kg bạc và 100 gram vàng. Quả thật lúc này
lụa còn đắt hơn cả mà túy nữa.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, thời kỳ đầu của con đường tơ lụa, những bậc
đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân
lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói
rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi.
Hiện nay thì giá của các loại tơ lụa tại Địa Trung Hải có vẻ giảm xuống với
mức cân nặng nhân 3-4 lần quy ra trọng lượng bạc cho tơ lụa hạng hai và tơ lụa
cân nặng nhân 5-6 lần quy ra trọng lượng bạc. Tức là giá cả đã giảm đi hơn một
nửa so với thời kì đầu, thế nhưng theo cách tính của hai tên gian thương
phương Tây thì chúng có thể lãi đến 200% nếu vận chuyển số hàng hóa này về đến
bản địa. Vì chất lượng lụa Đại Việt nằng giữa hạng 2 và hạng nhất nên khả
năng nhân bốn trọng lượng quy ra bạc là rất khả thi. Khi nói ra mức giá này
thì chúng cũng đang chờ đợi Nguyên Quốc sẽ tăng giá lên, mua bán mà bao giờ
cũng có màn trả giá này nọ chứ. Nhưng theo suy nghĩ của hai tên này nếu giá
tăng lên mức nhân 3 quy bạc thì chúng vẫn chấp nhận được đấy, nhất là còn màn
đổi hàng hóa rẻ bèo trên tàu của chúng ra bạc nữa thì lợi ích của mấy tên này
vẫn được đảm bảo lợi nhuận 300% là ít. Quả thật đi bên cạnh việc hành trình xa
xôi nguy hiểm thì lợi nhuận gấp mấy lần vốn này đủ để rất nhiều thương nhân
liều mạng.

Nghe đến giá này Nguyên Quốc cũng giật cả mình vì sự đắt đỏ của lụa, thì nghề
chăn tằm, ươm tơ đã có từ thời vua Hùng Vương thứ 6 do công chúa Thiều Hoa
khởi nghiệp. Nêu theo đó dân làng vốn giỏi nghề dệt lụa thờ Thiều Hoa làm
thành hoàng. Trong các tài liệu sử sách thì có ghi Lạc Việt biết trồng dâu
nuôi tằm và lại ghi rõ là "một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm". Nhưng thật sự
tơ lụa tại Giao Châu có một bước phát triển đột phá là vào thời cai quản của
Sĩ Nhiếp khi hắn nhận thấy tơ lụa là một mối lợi kếch sù nên tổ chức các làng
nghề, các bộ lạc trồng dâu nuôi tằm dệt lụa nhằm bóc lột sức lao động của Âu
Lạc dân. Chính sự tổ chức quy mô bóc lột sức lao động cùng việc du nhập một số
các công nghệ từ Hán tộc đã tạo nên bước đột phá của nền thủ công nghiệp dệt
lụa tại Giao Châu. Giờ đây trong tay Nguyên Quốc có đến 5000 sấp lụa là tài
sản mà hắn thu được từ tay lũ Đông Ngô tiến hành thu thập và cướp bóc của Đại
Việt trong thời gian chiếm đóng, đấy là chưa kể đến số lụa thuộc Cửu Chân và
Nhật Nam. Vớ gần 500 sấp lụa này nếu đổi trên giá thị trường cho lũ người buôn
từ phương tây thì ít nhất Nguyên Quốc có được 125 ngàn lượng bạc, đồng giá 12
ngàn lượng vàng… tất nhiên sẽ không có nhiều vàng bạc mà luân chuyển trực tiếp
như vậy mà dùng phương pháp vật đổi vật là chính. Nhưng đây cũng là một món
lợi kếch xù rồi. Nén xúc động Nguyên Quốc cười tươi với hai tên thương nhân mà
nói:

- Nào nào, lần đầu tiên các ngươi làm ăn cùng bổn quốc ta giảm giá 30% ,
chúng ta có đến 500 sấp lụa như vậy, liệu các ngươi mua được hết không….

Nghe đến giảm 30%, và nghe đến có tận 500 sấp lụa thì hai tên thương nhân như
bay lên tận chín tằng trời vì hạnh phúc bất ngờ ập đến quá nhanh. Tất nhiên là
chúng thề thốt sẽ ôm hết chỗ hàng này không từ một sấp nào. Tiếp theo tự nhiên
hai phe thân như người nhà mà tham gia yến tiệc. Tất cả đều không để ý đến một
tia hàn quang chợt ánh lên trong mắt Nguyên Quốc rồi biến mất. Liệu vị quốc
vương Đại Việt đã quyết định theo đuổi con đường Kiêu Hùng có tốt bụng đến
vậy không xin chờ chương sau sẽ rõ.


Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương #152