Nguồn Gốc Thương Thuyền


Người đăng: KennyNguyen

Trên đoàn thuyền đi từ Bắc Đái đến Luy Lâu chỉ mấy một ngày mà thôi. Lúc này
đây Nguyên Quốc đang chăm chú vẽ lại bản đồ của vùng Đông Nam Á và cả vùng
Biển Ấn Độ Dương theo chiếc bản đồ được in màu đẹp đẽ của hắn được lưu lại
trong Ba lô khi xuyên đến đây. Phải nói rằng Nguyên Quốc rất may mắn ở một chỗ
đó là khi xuyên việt thì gần như mọi đồ dùng cần thiết của nhóm nghiên cứu đều
nằm trong tay hắn cả. Điều này liên quan trực tiếp đến việc cần mẫn chịu khó
của hắn. Trong khi họ Vương nghĩ mình là công tử ca nên không muốn lao động
nặng, Lan là con gái nên được ưu tiên, tên Hải không có sức nên chỉ mang một
số đồ nhẹ mà thôi. Tất cả đồ đạc đều đặt trên lưng Nguyên Quốc vậy nên giờ đây
mọi tài liệu đều thuộc về hắn. Đây là một trong những lợi thế không thể phủ
nhận của vị quân vương Đại Việt này. Việc coppy từ bản đồ giấy trong túi
thành bản đồ da dê được Nguyên Quốc tự tay làm rất cẩn thận với chi tiết về
Kinh độ và vĩ độ cực chuẩn. Còn một dụng cụ nữa của Nguyên Quốc chứa bản đồ
thế giới đó là chiếc Iphone 6 của hắn nhưng không đến mức cần thiết thì Nguyên
Quốc quyết không mở ra vì cần phải bảo đảm pin có thể hoạt động được trong
thời gian vài chục năm hắn còn sống, mà có khi đây còn là quốc bảo của Đại
Việt, chính vì vậy cả bộ pin sạc năng lượng mặt trời và chiếc điện thoại
Iphone đều được Nguyên Quốc sử dụng cực kì cẩn thận. Nhưng lần này đây Nguyên
Quốc đang manh nha trong đầu một kế hoạch táo bạo kinh người, chính vì vậy hắn
đã một lần nữa khởi động lại Iphone và sạc đầy pin.

Nhiều người nghĩ rằng đoàn thương nhân trung Á gồm Ấn Độ và Ba Tư câp bến Luy
Lâu sẽ mang lại cơ hội giàu có cho Nguyên Quốc . Thế nhưng suy nghĩ đó là
không thực tế, giờ đây Đại Việt đang trong tình trạng chiến tranh, những vật
dụng như giấy cói, hương liệu,vàng bạch cùng đồ thủy tinh của người Ba Tư và
người Ấn Độ không hề có một chút tác dụng nào với Nguyên Quốc và Đại Việt
cả. Nếu là thời bình thì Nguyên Quốc vỗ hai tay mà tán dương những mặt hàng
này, nhưng thời chiến thì nó chả có lợi ích gì đáng kể. Cái mà Nguyên Quốc
quan tâm đến đoàn thương nhân này là thứ khác kìa, một thứ mà có thể thay đổi
cả thế giới, thay đổi cả cán cân lực lượng của Đại Việt và Đông Ngô nói
riêng cũng như Tam Quốc người Hán nói chung.

Cuộc tiếp xúc giữa Nguyên Quốc và đoàn thương nhân được diễn ra ngay sai khi
vị quốc vương Đại Việt đặt chân đến Luy Lâu mà không có bất kì một sự nghỉ
ngơi nào. Đoàn thuyền buôn này hóa ra thuộc vào đế quốc Sassanid hay còn được
gọi là Tân Đế Ba Tư trong lịch sử với sự trị vì của hoàng đế Ardashir I và Đế
quốc này có tôn giáo chính thống là Hỏa Giáo. Lúc này đạo Hồi còn chưa được
phát triển một cách mạnh mẽ tại Trung Á. Lúc này đây Đế quốc Maurya chiếm cứa
toàn bộ tiểu lục Địa Ấn Độ đã tan vỡ thành rất nhiều quốc gia nhỏ khác nhau
như Đế Quốc Quý Sương (Đế quốc Kushan nằm ở Tây Bắc Ấn), Đế Quốc Satavahana
nằm tại Nam Ấn, với cực Nam lại là một loạt các nước chư hầu như Pandyan,
Cholas, Tamraparni ( Đảo Sri LanKa ngày nay). Và đoàn thương buôn này xuất
phát từ một thành phố MaZun của Tân Đế Ba Tư ( ngày nay MaZun là các Tiểu
Vương quốc Ả rập thống nhất) men theo rìa lục địa mà vượt Ấn Độ Dương sau đó
kết hợp cùng một nhóm buôn của Pandyan kindom tiến về eo biển Malacca rồi đi
về phía Trung Hoa lục địa nhằm tiến hành giao dịch thương mại. Chính vì lý do
này đoàn thuyền buôn gồm 12 chiếc này có hai thủ lãnh và cũng có hai loại
thuyền khá khác nhau.

Thủ lãnh người Hỏa giáo Ba Tư là Abdukrahman còn tên thủ lãnh nhóm buôn người
Ấn lại tên là Krishna, nhìn đội hình không giống ai giữa một kẻ theo Bái Hỏa
giáo và một kẻ theo đạo Ấn giáo Tì-thấp-nô có thể chung tay nhau cùng làm ăn
buôn bán. Điều này có thể chứng minh một chuyện hết sức thực tế, lợi ích, tiền
bạc có thể xóa nhòa mợi ranh giới ngay cả tôn giáo cũng vậy.

Abdukrahman có những đặc chưng của người tây Á với hàm râu quai nón ngước da
trắng cùng với xương trán hơi nhô cao, mắt sâu sống mũi rất cao cộng thêm
xương gò má nhô rõ. Còn tên Krishna thì không khác gì ông nhọ nồi với nước da
đen bong dể ria mép, tóc dài và tết búi cẩn thận. Cả hai tên đều rất to cao
với chiều cao lên đến trên 1m70 ( với thời nhày như vậy là rất cao nhé).
Nguyên Quốc thượng vị phía trên ngắm nhìn hai tên thương nhân đang hành lễ
trước mặt. Mộ tên thì giơ hai tay lên trời sau đó cong lưng cúi rạp xuống, đây
là lễ nghi tối cao của Bái Hỏa Giáo, còn một tên thì đang một tay ôm lên ngực
trái khom lưng cúi đầu mà quỳ một chân hành lễ, đây là lễ tiết theo Ấn giáo
Tì-thấp-nô của tên Krishna.

Nhìn hai tên này Nguyên Quốc lại nghĩ đến một đất nước Đại Việt với tôn giáo
chưa thực sự hoàn chỉnh, có lẽ sau này khi phổ cập toàn dân xóa mù chữ thì
Nguyên Quốc cũng sẽ dành thời gian mà biên ra một tôn giáo chính thức với một
bộ Thánh Điển cho dân tộc mình dựa trên các truyền thuyết các vị thần đang có
trong văn hóa dân gian của Âu Lạc. Nguyên Quốc không hề muốn bịa ra một tôn
giáo lung tung do chính hắn nghĩ ra mà chỉ góp nhặt tất cả các vị thần của Âu
Lạc các bộ tộc thành một hệ thống rồi biên ra các câu chuyện mang tính logic
cao cộng thêm tuyên truyền vào đó chủ nghĩa yêu nước và một số những bài học
khiến con người hương thiện. Đây là một điểm khá quan trọng vì nó sẽ khiến cho
cuộc sống tinh thần của người Việt trở nên sinh động hơn mà vẫn giữ được bản
sắc văn hóa của dân tộc mình. Tôn giáo không phải một cái gì đó xấu nếu nó
giúp con người hướng thiện và yêu quê hương tổ quốc. Đôi khi nó cũng chính là
biểu chưng sự phát triển của một hệ tư tưởng dân tộc. Chính vì thế tôn giáo và
những giáo điển còn mang tính chất triết học nhân sinh quan cùng với đó nó
biểu chưng cho cấp độ phát triển của một nền văn hóa nào đó. Âu Việt giờ đã có
một nền tảng cơ sở vững chắc vè tôn giáo, ít nhất là hung mạnh hơn người Hán
vì trong lịch sử họ phải vay mượn rất nhiều truyền thuyết của người Việt để
tiến hành hệ thống lại tạo thành tôn giáo của chính mình. Nhưng vấn đề tôn
giáo để nói sau, lúc này đây Nguyên Quốc đang nhìn về hai kẻ thương nhân này
với một con mắt hết sức cháy bỏng. Từ những kẻ này hắn đã tìm ra một hướng đi
vững chắc cho người Việt cổ. Một hướng đi đến hùng mạnh và tự do đích thực.

Còn về hai gã thương nhân lúc này cũng lo sợ không thôi, họ cũng không mấy tự
nguyện cập bến Luy Lâu cho cam, nhưng trước nhu cầu về lương thực, nước ngọt
cộng thêm sự áp chế bằng vũ lực của thủy quân Đại Việt thì họ không thể
không lê bước mà tiến vào Luy Lâu. Những thương thuyền đi xa như đội thuyền
này thường gặp phải những vấn đề về trộm cướp, vậy nên năng lực phòng thủ tác
chiến của những đội tàu này không hề kém. Cộng cả nô lệ trèo thuyền và thủy
thủ đoàn thì 12 thuyền buôn có đến gần 2500 người đấy. Đây là một lực lượng
chiến đấu rất đáng kể với trang bị đầy đủ như quân chính quy. Nhưng hạm đội
như vậy cũng thúc thủ bỏ tay trước một mũi tên lửa chứa dầu hỏa bay từ khoảng
cách 230m của lực lượng Thủy Quân Đại Việt. Sau một mũi tên lửa cảnh cáo làm
cả thuyền náo loạn cứu hỏa thì toàn bộ các thuyền buôn nặng nề đầy hàng hóa
này phải lặc lè bì vào Luy Lâu. Giờ đây đáy lòng Abdukrahman và Krishna đắng
ngắt, nếu là chế độ cũ của Sĩ Nhiếp thì họ đã qua lại nhiều lần, tiền lót tay
cũng là có một chút cũng có thể thong qua, ngoài ra thông qua buôn bán một số
mặt nàng cũng có thể giúp việc thông thương dễ dàng. Nhưng lúc này đây rõ ràng
là một chế độ mới hoàn toàn với một vị vua bản xứ lạ hoắc, một tên quốc gia
còn lạ hơn. Hai tên thương nhân này đang lo lắng sẽ bị bóc lột một mẻ, mà
trường hợp xấu nhất là có thể bị cướp sạch. Nếu gặp vị quân vương bản địa nào
đó đui mù không muốn phát triển kinh tế trong tương lai có khi họ chém sạch
cũng nên. Do vậy hai tên này đang khúm núm mà làm những lễ tiết mà chúng coi
là tôn kính nhất đối với người nắm quyền sinh sát với họ trong tay.


  • Chú thích bản đồ đế chế Tân Đế Ba Tư và cách quốc gia đang tồn tại tại Tiểu Lục Địa Ấn Độ: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=158459468298231&id;=100024025355502


Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương #151