Người đăng: KennyNguyen
Thì ra Lục y đã cho cả mười chiến thuyền còn lại của hắn quay trở về Đông Ngô
tìm cứu viện mới sau khi La Lễ trốn thoát được từ Kê Từ trở về… Đồng thời tên
này còn nhanh chân mà quay về Hợp Phố ngay lập tức. Quyết đoán đến thế này thì
đúng là không thể nào quân Đại Việt có thể đuổi kịp 8 ngàn quân của Đông
Ngô. Giờ đây Lục Y quyết định sẽ chiêu mộ thêm thổ binh tại Uất Lâm và Thương
Ngô để từ từ đối phó cùng quân Đại Việt . Tuy rằng nói thành Khúc Dương Cao
lớn vững trãi nhưng vấn đề đó là Hắn không đủ lương để nuôi gần một vạn quân
trong thời gian dài… Chiến thuyền của hắn đã gần như mất hết. Mà lương thực
thì mới chuyển một phần từ trên thuyền xuống Hợp Phố mà thôi. Chặng đường từ
Hợp Phố đến Khúc Dương gần 200 km đường biển và 300 km đường bộ do tuyền đường
cực kì rắc rồi. Lại có thêm Sông Ka Long ở giữa chặn lại, việc vận lương bằng
đường bộ coi như bỏ đi. Còn vận lương bằng đường thủy thì đừng nghĩ đến cho
thêm mệt mỏi. Quân bản địa có thể chiếm được 40 chiến hạm của hắn thì không
thể là dạng xoàng cho được, mười chiếc chiến thuyền còn lại nếu còn lởn vởn ở
vùng biển Giao châu thì khả năng làm mồi cho cá là cực lớn. Quan trọng nhất là
việc quân cứu viện có tới được hay không là cả vấn đề. Lần này mang đi một vạn
quân chính quy Đông Ngô và 64 chiến hạm là Đông Ngô vét cạn cả nhân lực vật
lực rồi đấy.
Tuy nói Đông Ngô có 30 vạn quân, nhưng không phải quân nào cũng là chính quy.
Nếu nói đến chính quy chỉ có 7 vạn quân thường trú tại Quảng Lăng, Tư Dương,
Lịch Dương, Giáp Thạch là những thành trì phía bắc để chống lại sự xâm lấn
liên tục không ngừng nghỉ của quân Tào. Nhất là từ khi Tôn Quyền xưng đế thì
càng làm cho Tào Duệ ngứa mắt mà tấn công liên tục. Nếu không có Khổng Minh
luôn lăm le ra Kỳ Sơn mà tấn công Tào Ngụy thì e rằng Đông Ngô phải tăng binh
những nơi này lên đến hơn 10 vạn mới chống lại được. Mà phía tây của Đông ngô
cũng đâu ổn định. Mang tiếng là kết minh cùng Thục Hán nhưng cái chết của Lưu
Bị tại Bạch Đế thành được quy hết cho Đông Ngô. Cả vùng Kinh Châu là nơi mà
Thục Hán thêm thuồng nhất… ngay cả kí hiệp nghị hòa bình rồi đấy nhưng hiệp
nghị sinh ra là để xé bỏ. Vậy nên Tinh binh Đông Ngô trú đóng nơi đây lên tới
6 vạn người phân ở các thành trì như Kinh Châu, Tương Dương, Di Lăng, Tuy
Lăng, Kiến Bình… Số 5 vạn tinh binh còn lại thì phân các thành trì khác nhằm
trấn giữ dân bản địa Bách Việt cứ mộ năm mấy lần làm loạn nhỏ, vài năm lại
khởi nghĩa lớn một lần. Số còn lại là các dân binh, lính mới, hoặc binh sĩ già
không có sức phân ra để giữ các thành trì. Nhóm này căn bản không thể đi công
thành chiếm đất cho được. Tính ra thì Đông Ngô chỉ dư ra vài vạn người có thể
viễn chinh tấn công Giao Châu mà thôi. Giờ đây cộng cả quân Lã Đại và quân Lục
Y thì đã có tới 2 vạn tinh binh Đông Ngô chôn chân nơi này rồi. Việc điều thêm
quân là một vấn đề khá nan giải và cần có sự bàn bạc của triều đình. Mà với cơ
cấu của triều đình thì Lục Y biết không có vài tháng thì đừng nghĩ đến chuyện
có viện quân. Căn bản Giao Châu không phải là mối quan tâm hàng đầu của Đông
Ngô nên họ sẽ không điều thêm tinh binh nữa cho cuộc chiến tại đây… mà chiến
thuyền đã tổn thất đến hơn 100 chiếc đó mới là vấn đề cần lo nghĩ.
Quân Đại Việt do Nguyên Quốc thống lãnh dẫn 24 chiến thuyền xông thẳng tới
sông Lục hải càn quét một vòng mà không tìm được bong dáng của 10 chiến thuyên
Đông Ngô. Đúng lúc này thám tử theo dõi Khúc Dương báo lại đó là họ đã để xổng
mất quân Đông Ngô rồi… Vậy mà Lục Y buổi tối bí mật theo cửa thành Đông trang
bị gọn nhẹ chuồng thẳng về sông Lục Hải rồi qua sông mà chạy về Hợp Phố. Lúc
này Nguyên Quốc có muốn đuổi theo cũng không kịp vì song Ka Long căn bản
thuyền lớn vào không nổi. Kể từ lúc này sau 4 tháng chiến đấu với bao nhiêu
vất vả thì Khúc Dương lăng không mà quay về tầm khống chế của quân Đại Việt
một cách không tưởng như vậy.
Tầm giữa tháng 5 năm 230, thành Khúc Dương lúc này cự kì nhộn nhịp với 10 ngàn
binh sĩ tụ tập. Nơi này có 9 ngàn người là tù binh do Lã Đại trả về và chứng
minh được nhân thân là người Bắc Việt nên được tim tưởng giao nhiệm vụ thủ
thành Khúc Dương cửa ngõ phía Bắc của Đại Việt . Một ngàn người lại là thuyên
chuyển lính chuyên nghiệp từ Long Uyên trở về. Giờ đây phòng thủ Long Uyên lại
không cần nhiều người như vậy nên 2000 lính chuyên nghiệp của Long Uyên được
điều đi hết, nơi đó chỉ còn lại dân quân mà thôi. Thành Khúc Dương được Nguyên
Quốc tin tưởng giao cho Bạch Công Ngưu Thiếu tướng Sư đoàn trưởng Sư đoàn bộ
binh Bắc Phạt, đây là một thành trì quân sự hóa hoàn toàn nên không có dân
sinh do đó không có Thứ Sử hay Thái Thú... Khúc Dương lúc này được coi là biên
thành của Đại Việt bởi vì với binh lực hiện nay Nguyên Quốc vẫn không dám tiến
lên chiếm Ninh Hải Hay hợp phố. Khúc Dương còn có com sông lớn Lục Hải để làm
tấm bình phong chống giặc Bắc. Nếu như chiếm đóng hai nơi kia thì quân đội Đại
Việt cần phải nâng cao rất nhiều cả về số lượng và chất lượng.
Thành Cổ Loa và Luy Lâu cũng đóng đến 1 vạn quâ thành phần cũng là 9 ngàn tù
binh Lã Đại trả lại và một ngàn binh từ Long Uyên chuyển về với Hà Tùng là
thiếu tướng Sư đoàn trưởng sư đoàn Bình Nam đóng tại nơi đây. Không khác Khúc
Dương là bao Cổ Loa và Luy Lâu cũng trở thành khu biên thùy của Đại Việt và
hai tòa thành này đều không có dân ở mà là khu quân sự hóa hoàn toàn.
Cả hai khu "biên thùy" này của Đại Việt đều có một đặc điểm đó chính là quân
sĩ ở đây cũng chính là lực lượng tham gia sản suất. Nguyên Quốc thực hiện
nguyên chế độ quân điền của nhà Tần vào hai khu vực này. Ngoài ra một sô nơi
khác cũng thành lập quân điền dạng nhỏ đó là Đồng Muối, Hòn Gai và Đồng Mỏ…
nhưng những nơi này thì quân điền có hơi khác một chút vì những binh sĩ tại
đây sẽ khai thác than, muối, và đồng. Ba nơi này trú đóng tới 6 ngàn binh sĩ…
hai ngàn là tù binh Lã Đại trao trả nhưng khó chứng minh được nhân thân lên
Nguyên Quốc cho họ đóng quân tại Đồng Mỏ được giám thị bởi Đồng muối, Kê từ và
Đồng Khe binh. Việc Bạch Công Ngưu bắt được 2ngàn tù binh người hán tại trận
du kích chiến đã giải phóng sức lao động chèo thuyền cho hai ngàn đàn ông đang
làm công việc đó vậy nên họ được điều đến Đồng Muối để vừa luyện tập vừa sản
xuất Muối. Còn lại 2 ngàn binh sĩ tại Đồng Khe thành thì là đan quân từ Long
Uyên chuyển đến… họ chính là những chiến bộ thuộc Long Uyên trước đây đã từng
tụ tàn sát nhau vì mưu kế ly gián của Nguyên Quốc nay lại trở thành đồng đội
cùng màu áo.
Thủy binh Đại Việt giờ đây có 64 chiến thuyền với biên chế 6400 lính chính
quy nhưng trong này có tới phân nửa với 3 ngàn người là nô lệ Thục Ngụy đầu
nhập Đại Việt trở thành con dân Đại Việt. Hơn một ngàn những lão binh thủy
quân thuộc các trung đoàn như Lục Hải và Cự Kình là những người gốc Việt thuộc
dân chúng Sông Cẩm và Sông Kinh Thầy. Còn lại là những binh sĩ mới chiêu mộ
tại Cổ Loa, Luy Lâu nhưng họ sẽ được đào tạo bài bản nhất để trở thành thủy
quân tinh nhuệ. Tính ra Đại Việt có tới 5 vạn dân thường và 2,5 vạn quân
lính. Nhưng chế độ quân điền tại một số nơi đã làm cho sản xuất không bị đình
đốn và ngưng trệ. Có lẽ đây là mô hình tốt nhất dành cho thời chiến vào khoảng
thời gian này….
Thủ Đô của Đại Việt vậy mà bất ngờ Nguyên Quốc đặt tại Bắc Đái thành… và hắn
cải tên thành Bắc Đô. Thật ra chọn nơi nào làm thủ Đô đều phải dựa vào tình
thế thực tế mà quyết định. Bắc Đái lúc này đúng là Trung tâm vùng đất mà Đại
Việt nắm được. Nếu theo Sông Đuống thì không tới một ngày có thể đến được Cổ
Loa, Luy Lâu… từ đây xuôi dòng sông Bạch Đằng có thể đi ra cửa biển Nam Triệu
mà dong thuyền đến Đồng muối hay Khúc Dương… Cũng từ nơi đây có thể ngược dòng
sông Lục Nam đi về Hữu Lũng, Long Uyên… Bắc Đái lúc này chính là Trung tâm
nhất của Đại Việt . Nơi đây và Kê từ Nguyên Quốc quyết định cho dân định cư
đến 15 ngàn người xung quanh lưu vực các con sông của Vạn Kiếp… Vì nơi đây rất
thuận tiện chạy nạn đi Hữu Lũng nên Nguyên Quốc không ngại để cho dân chúng
được sinh hoạt nơi này… đến cả thủ Đô của Đại Việt cũng không có một chút
dân nào thì quả thật khá khó coi rồi.